Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/03/2024, 10:30 AM

Tìm hiểu về giới “chung thủy”

Hỏi: Trong 5 giới của người Phật tử thì giới thứ ba Không tà dâm là tôi không hiểu rõ lắm? Hiện tại tôi và bạn gái đã có quan hệ trước hôn nhân nhưng chúng tôi thương nhau thật lòng và đã xác định sẽ lấy nhau, như vậy có phạm tội tà dâm không?

Hỏi:

Tôi năm nay 23 tuổi, là sinh viên, tôi có duyên gặp được Phật pháp và rất muốn quy y Tam bảo. Trong 5 giới của người Phật tử thì giới thứ ba Không tà dâm là tôi không hiểu rõ lắm? Hiện tại tôi và bạn gái đã có quan hệ trước hôn nhân nhưng chúng tôi thương nhau thật lòng và đã xác định sẽ lấy nhau, như vậy có phạm tội tà dâm không? Hôn nhau có phải là tà dâm hay không?

Tôi hiểu giới luật mà Đức Phật chế định là hợp tình, hợp lý, cần thiết cho sự tu dưỡng đạo đức của người Phật tử nhưng trong cuộc sống hiện đại rất khó giữ giới thứ ba này. Nếu quy y Tam bảo và thọ các giới kia mà không giữ giới thứ ba có được không? Mong được giải thật rõ vấn đề này để cho những bạn trẻ như chúng tôi hiểu rõ mà đến với Phật pháp.

29261090_1614301605292328_2264719892034311479_n

Đáp: 

Trong năm giới của người Phật tử, giới thứ ba Không tà dâm, nghĩa là tuyệt đối chung thủy với người bạn đời của mình. Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo, được khuyến khích phát nguyện thọ trì năm giới, trong đó có giới thứ ba, nguyện trọn đời thủy chung với vợ hoặc chồng của mình, không hai lòng hay lang chạ.

Có thể nói, giới thứ ba là một trong những nguyên tắc đạo đức căn bản của người Phật tử để giữ gìn hạnh phúc hôn nhân gia đình. Sự thủy chung, yêu thương và tin tưởng là những chất liệu căn bản cho việc thiết lập hạnh phúc, cần thiết cho mọi người trong mọi thời đại.

Hiện tại bạn chưa quy y và thọ giới nên việc bạn có quan hệ với bạn gái trước hôn nhân cho đến việc các bạn thường âu yếm nhau trong mỗi lần gặp gỡ cũng vậy, đều không liên hệ đến giới thứ ba. Giới thứ ba được xem là vi phạm khi bạn đã quy y, đã phát nguyện thọ giới này trước Tam bảo rồi mà vẫn không giữ giới, không thủy chung với bạn đời, cụ thể là bạn có quan hệ tình dục với một người khác ngoài vợ (hoặc chồng) của mình.

Bạn đã đúng khi hiểu “giới luật mà Đức Phật chế định là hợp tình, hợp lý, cần thiết cho sự tu dưỡng đạo đức của người Phật tử” nhưng rất sai khi cho rằng “trong cuộc sống hiện đại rất khó giữ giới thứ ba này”. Khó giữ hay dễ giữ là do mình có chế ngự được lòng tham và thói trăng hoa, phóng đãng của chính mình hay không. Không đỗ lỗi cho hoàn cảnh, vì cuộc sống hiện đại hay lạc hậu cổ xưa thì lòng tham dục của con người vẫn như vậy, nên phải tu sửa từ nơi chính mình.

Sau khi quy y Tam bảo, chính thức trở thành Phật tử, bạn có thể chưa phát tâm thọ giới, hoặc chỉ thọ một, hai, ba, bốn giới mà thôi, lý tưởng nhất là phát nguyện thọ trì cả năm giới. Dù không bắt buộc nhưng Đức Phật luôn khuyến khích các Phật tử phát nguyện thọ trì hết cả năm giới. Vì giới là những nguyên tắc đạo đức nhằm bảo hộ và thiết lập hạnh phúc cho con người.

Thiếu hoặc khiếm khuyết bất cứ nguyên tắc đạo đức nào (phạm vào giết hại, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu) đều có thể gây ra đổ vỡ, bất hạnh và khổ đau cho bản thân và cộng đồng. Nên phát nguyện giữ giới là một quyết định sáng suốt, lợi ích, an lạc lâu dài cho cá nhân và xã hội.

Sau khi quy y, nếu chưa phát tâm thọ hết năm giới thì phải nỗ lực hơn nữa. Đến khi nào cảm thấy mình cần thọ hết các giới còn lại để kiện toàn nhân cách người con Phật thì bạn hãy tham dự một lễ quy y khác, đến phần nhận giới thì bạn đối trước Tam bảo phát nguyện thọ nhận.

Do vậy, nếu bạn muốn người bạn đời yêu thương, kính trọng và hạnh phúc hôn nhân bền vững thì cần phát tâm thọ trì giới thứ ba này cũng như thọ hết năm giới của người Phật tử để thực sự trở thành người tốt.

Theo Giác Ngộ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?

Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024

Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?

Hiểu đúng về tội trộm cắp của thường trụ

Hỏi - Đáp 17:00 09/11/2024

Lúc còn nhỏ, vì dại dột không hiểu biết nên tôi đã lên chùa tạo các lỗi sau: Vì rất mê hoa sen nên tôi đã lấy cắp hoa sen dâng cúng trên bàn Phật. Lúc khác, nhân thấy hạt sen trong hồ sen của chùa đã khô, tôi liền khởi tâm lấy cắp mấy hạt sen này mang về nhà trồng...

Thực hành như thế nào để có được năng lượng tốt và an lành trong tâm?

Hỏi - Đáp 09:30 07/11/2024

Có một thiền sinh, sau khi mãn khóa thiền căn bản, trước lúc ra về anh ta đến xin vài lời khuyên. Cô có thể cho tôi xin lời khuyên, dù chỉ là một chữ, để tôi ghi nhớ trong lòng lúc về nhà thực hành sao cho có được năng lượng tốt và an lành trong tâm.

Chuyển hóa ác tâm hủy báng đức Phật

Hỏi - Đáp 10:46 05/11/2024

Hỏi: Tôi đang tìm hiểu đạo Phật để tạo một định hướng sống cho mình. Có điều là gần đây ác tâm trong người tôi hay trỗi dậy, đôi lúc có ý nghĩ hủy báng Đức Phật. Thực lòng thì tôi muốn tin vào Phật pháp, vậy tôi phải làm sao?

Xem thêm