Thứ tư, 10/01/2024, 11:46 AM

Công đức của việc giữ giới không tà dâm

Dưới đây có sáu phần được trích dẫn từ Kinh Điển. Hai phần đầu tiên nêu những phước lành hội tụ đến với người giữ giới không tà dâm. Các phần thứ ba và thứ tư nói đến việc xuất ly sinh tử nhờ giữ giới không dâm dục. Hai phần cuối cùng nêu rõ thêm phương pháp giữ giới.

Kinh Thất Phật diệt tội nói rằng: Người thọ trì giới không tà dâm có năm vị thiện thần đi theo bảo vệ. Các vị ấy có tên là Trinh Khiết, Vô Dục, Tịnh Khiết, Vô Nhiễm và Đãng Địch.

Kinh Phật Bát Nê Hoàn chép:

Phật dạy người nữ: Người không tà dâm có năm điều phước lành tăng trưởng.

Một là được nhiều người khen ngợi.

Hai là không sợ quan quyền.

Ba là được sống yên ổn.

Bốn là sau khi chết được sinh lên Cõi Trời.

Năm là tu tập theo đạo thanh tịnh, chứng đắc Niết Bàn.

Công đức của việc giữ giới không tà dâm 1

Ảnh minh họa.

Kinh Giới Đức Hương dạy rằng: Người không tà dâm, không xâm phạm đến vợ người khác, dù sinh ra ở đâu cũng được hóa sinh từ hoa sen.

Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng: Nếu chúng sinh trong sáu đường luân hồi giữ tâm không tham dâm, ắt không bị lôi cuốn mãi trong tướng trạng sinh tử. Tỳ Kheo các ông tu tập pháp tam muội, vốn là để thoát ra khỏi chốn trần lao, nhưng nếu không trừ tâm dâm dục thì không thể thoát ra được.

Ví như hiện tại có được nhiều trí tuệ thiền định, nhưng nếu không trừ dứt tâm dâm dục ắt sẽ bị lạc vào ma đạo. Nếu như cả thân và tâm đều dứt sạch động cơ hành dâm, cho đến dứt cả ý niệm về sự đoạn trừ, may ra mới có khả năng chứng đắc quả Phật Bồ Đề.

Kinh Đề Vị dạy rằng: Mỗi năm vào ba tháng ăn chay, mỗi tháng vào sáu ngày ăn chay, hoặc dưới ánh sáng của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao, cùng với các ngày bát vương, đều phải giữ gìn kiêng kỵ không được hành dâm.

Kinh Thiền Yếu Ha Dục dạy rằng: Người tu tập cầu đạo giải thoát, trì giới tu định, phải trừ dứt sự ham muốn:

Một là ham muốn ngoại hình xinh đẹp.

Hai là ham muốn dung mạo xinh đẹp.

Ba là ham muốn dáng vẻ xinh đẹp.

Bốn là ham muốn âm thanh tiếng nói dịu ngọt.

Năm là ham muốn sự xúc chạm mềm mại êm ái, sáu là ham muốn cử chỉ hành vi dịu dàng.

Nếu rơi vào những sự ham muốn như thế, nên quán tưởng sự bất tịnh, ô uế của đối tượng.

Hành vi tà dâm chiêu cảm ác báo đời này và kéo dài đến nhiều kiếp về sau

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ

Kiến thức 07:07 07/03/2025

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo