Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/06/2023, 14:10 PM

Tìm về ba ngôi báu để nương tựa

Việc bạn có là Phật tử hay không được nhìn nhận qua việc bạn có hoặc không quy y nương tựa ở Ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng - một cách thanh tịnh từ sâu thẳm trong trái tim bạn.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Chỉ đơn giản trì tụng những lời cầu nguyện Phật giáo, lần tràng hạt hoặc đi xung quanh chùa chiền không thể làm cho bạn trở thành Phật tử. Kể cả những chú khỉ cũng có thể được dạy để làm những điều đó. Pháp là vấn đề của tâm hay tinh thần, không phải là những hoạt động bên ngoài. Vì vậy, để là một Phật tử, bạn phải hiểu chính xác quy y nương tựa Ba Ngôi Tam Bảo là gì và chúng liên quan đến đời sống tâm linh của bạn như thế nào.

Về quy y nương tựa nơi Đức Phật, chúng ta nói về nương tựa nhân Phật - trong tất cả các đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, vị có liên hệ đến chúng ta nhiều nhất là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - và  nương tựa quả Phật - là nương tựa ở tiềm năng giác ngộ của chính chúng ta, đức Phật mà mỗi chúng ta sẽ trở thành.

Về nương tựa Pháp, có một Pháp được giảng dạy trong những bản kinh, và có một Pháp là sự chứng ngộ tâm linh của những gì được dạy. Cuối cùng là chúng ta quy y nương tựa vào Tăng đoàn, cả những vị tăng sĩ và ni sĩ bình thường, những người tượng trưng cho Tăng đoàn, và cả Tăng đoàn cao quý - những vị đã đạt được những kinh nghiệm thiền định về sự thật tối thượng. Vì vậy, chúng ta hay nói rằng Phật là Thầy, Pháp là con đường và Tăng là những người đồng hành tâm linh hữu ích.

Trong Ba Ngôi này, quan trọng nhất với mỗi cá nhân chúng ta là Pháp, vì  chỉ có chúng ta mới có thể giúp đỡ bản thân mình một cách rốt ráo - không ai khác có thể đạt giác ngộ cho chúng ta hoặc đưa nó cho chúng ta. Giác ngộ chỉ đến với người thực hành Pháp rốt ráo, với người đón nhận Pháp và áp dụng Pháp để trau dồi dòng tâm của chính người đó. Vì vậy trong Ba Ngôi Tam Bảo, Pháp là nơi nương tựa tối thượng. Bằng cách lắng nghe, suy ngẫm và thiền định về Pháp, cuộc sống của chúng ta sẽ hoà thành một với Pháp và giác ngộ là điều bất chợt xảy ra.

Trích từ “Những giáo lý từ Tây Tạng - Hướng dẫn của những Lạt Ma vĩ đại”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm