Tình huynh đệ đẹp giữa Sư ông Làng Mai và Sư ông Trúc Lâm
Trong chuyến đi ngày 9/6/2008 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng tăng thân Làng Mai, và tăng thân tu viện Bát Nhã viếng thăm Thiền sư Thích Thanh Từ tại thiền viện Trúc Lâm (Lâm Đồng), Thiền sư Thích Nhất Hạnh có kể:
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Trước khi rời Phương Bối Am để đi ra nước ngoài vận động chấm dứt chiến tranh Việt Nam vào năm 1962, Sư ông đã làm bài thơ "Đề Thiền Duyệt Thất" để tặng Sư ông Trúc Lâm, lúc đó đang cư trú và tu tập tại Thiền Duyệt Thất thuộc Phương Bối Am.
Sư ông Làng Mai nhắn nhủ Sư ông Trúc Lâm tiếp tục công trình khôi phục lại thiền tập trong truyền thống tu học của Phật giáo Việt Nam và hứa là mình sẽ truyền bá thiền tập Việt Nam tại hải ngoại và nói là những nỗ lực đó của Sư ông Trúc Lâm tại Việt Nam, như là hơi ấm trong bếp lửa hồng, có khả năng nuôi dưỡng sư ông Làng Mai tại hải ngoại, "Chút lửa hồng bếp cũ, Ấm áp bóng chiều sa."
Tiếp lời sư ông Làng Mai, sư ông Trúc Lâm cũng kể là trong hai năm ở Thiền Diệt Thất, nhị vị Thiền sư rất tâm đắc với nhau về việc khôi phục thiền tập trong Phật giáo Việt Nam, và sau nhiều năm nghiên cứu, sư ông Trúc Lâm đã quyết định khôi phục lại dòng thiền Trúc Lâm, một truyền thồng thiền hoàn toàn Việt Nam, do sơ tổ là ngài Điều Ngự Giác Hoàng (vua Trần Nhân Tông) sáng lập.
Sư ông Làng Mai cũng chúc mừng Sư ông Trúc Lâm đã có những đệ tử truyền thừa đầy khả năng để tiếp tục dòng thiền của mình. Sư ông Làng Mai cũng chia sẻ là nếu sau này có điều kiện xây dựng lại Phương Bối Am, thế nào cũng xây lại Thiền Duyệt Thất và ngôi nhà Thượng, để ghi lại dấu ấn một thời cùng nhau tu học của nhị vị Thiền sư.
Dưới đây là bài thơ "Đề Thiền Duyệt Thất" của sư ông Làng Mai và Mộng của Sư ông Trúc Lâm.
Đề Thiền Duyệt Thất
Gối nhẹ mây đầu núi
Nghe gió thoảng hương trà
Thiền Duyệt tâm bất động
Rừng cây dâng hương hoa
Một sáng ta thức dậy
Sương lam phủ mái nhà
Hồn nhiên cười tiễn biệt
Chim chóc vang lời ca
Đời đi về muôn lối
Quan san mộng hải hà
Chút lửa hồng bếp cũ
Ấm áp bóng chiều sa
Đời vô thường vô ngã
Người khẩu Phật tâm xà
Niềm tin còn gửi gắm
Ta vui lòng đi xa
Thế sự như mộng huyễn
Quên tuế nguyệt ta đà
Tan biến dòng sinh tử:
Duy còn Ngươi với Ta
1962, Thiền Sư Nhất Hạnh
-----------
Mộng
Gá thân mộng, Dạo cảnh mộng.
Mộng tan rồi, Cười vỡ mộng.
Ghi lời mộng, Nhắn khách mộng.
Biết được mộng, Tỉnh cơn mộng.
07.1980 , Thiền sư Thích Thanh Từ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm