Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/06/2020, 08:12 AM

Tình hình dịch COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/6

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 151.560 trường hợp mắc COVID-19 và 5.248 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 9,3 triệu người. Đại dịch đang có xu hướng trở lại và lây lan trên diện rộng hơn, với tâm dịch mới chuyển về Mỹ Latinh.

Cuộc sống trong chùa mùa dịch Covid-19 

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Tính đến 6 giờ ngày 24/6, đã 69 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 6.318 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 107 ca; cách ly tập trung tại cơ sở khác 5.411 ca; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 800 ca.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 2 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với virus SARS-CoV-2 là 3 ca.

Liên quan đến sức khoẻ của bệnh nhân 91 là phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo; sức cơ hồi phục tốt, chỉ còn yếu nhẹ hai chân; phổi cải thiện gần 90%, đã ngưng ô xy, thở khí phòng. Bệnh nhân đã tự ăn uống trên giường bệnh.

Đến nay, bệnh nhân đã trải qua 97 ngày điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc ngày 4/3/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc ngày 4/3/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Virus Corona - Sự bất an và trầm tĩnh

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 24/6 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 9.334.135 ca, trong đó có 478.732 người thiệt mạng.

Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 5.012.171 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm xuống còn 57.925 và 3.843.232 ca đang điều trị tích cực.

Trong 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm Brazil (34.558 ca), Mỹ (34.492 ca) và Ấn Độ (15.612 ca); trong khi các nước Brazil (1.242 ca), Mỹ (853 ca), Mexico (759 ca) và Ấn Độ (468 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Diễn biến lo ngại bắt đầu xuất hiện trở lại ở châu Á, nhất là Iran và đặc biệt tại Ấn Độ nơi số ca mắc mới và tử vong đang tăng mạnh mỗi ngày.

Châu Âu tiếp tục xu thế "hạ nhiệt", tạo điều kiện để các quốc gia tại châu lục này nới lỏng các biện pháp phòng dịch và từng bước mở cửa biên giới, khôi phục hoạt động kinh tế.

Dù vậy, nhiều nước bắt đầu bước vào đợt dịch thứ 2 khi số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và tử vong tăng trở lại.

Trên bình diện khu vực, Mỹ Latinh đang là điểm nóng của đại dịch COVID-19 với số ca nhiễm chóng mặt trong những ngày gần đây tại Brazil, Mexico... Brazil là nước có số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao thứ hai thế giới.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN

Brazil trong 24 giờ qua chứng kiến một trong những ngày đại dịch bùng phát dữ dội nhất, khi các ca mắc COVID-19 mới và tử vong đều cao vợt.

Cụ thể, Brazil ghi nhận 34.558 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 1.242 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc và tử vong vì dịch COVID-19 tại quốc gia Nam Mỹ này lên lần lượt 1.145.906 và 52.649 trường hợp.

Mỹ có số ca mắc COVID-19 phát sinh nhiều thứ 2 thế giới trong vòng 1 ngày qua, với 34.492 trường hợp. Về tổng thể, Mỹ tới nay vẫn là quốc gia có số ca bệnh và tử vong vì đại dịch nhiều nhất thế giới, lần lượt là 2.422.645 và 123.463 ca.

Báo cáo của Chính phủ Venezuela ngày 23/6 xác định Zulia đang là tâm dịch mới với 590 ca mắc COVID-19, trong đó có 10 trường hợp tử vong, trong khi trên cả nước mới chỉ ghi nhận 4.048 ca bệnh, trong đó có 35 người tử vong.

Tại châu Âu, Bộ Y tế Anh ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 ở nước này tăng thêm 280 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Anh đã tăng lên 42.927 ca. Trong vòng 24 giờ tính đến sáng 24/6, Anh cũng ghi nhận thêm 921 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 306.210 ca.

Tại châu Á, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) Trung Quốc thông báo đã ghi nhận thêm 22 ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc đại lục trong ngày 23/6, gồm 9 ca nhập cảnh và 13 ca lây nhiễm trong nước, đều ở thủ đô Bắc Kinh.

Tính đến hết ngày 22/6, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 83.418 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.634 ca tử vong.

"Đột phá khoa học" dùng thuốc dexamethasone điều trị COVID-19

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc ngày 4/3/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc ngày 4/3/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Tại Hàn Quốc, giới chức y tế đã ghi nhận thêm 46 ca nhiễm mới (gồm 16 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 30 ca nhập cảnh), nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc lên 12.484 ca. Số ca tử vong do COVID-19 đến nay là 281 ca.

Trong nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm ngoại nhập, Hàn Quốc bắt đầu tạm đình chỉ việc cấp thị thực và các chuyến bay không theo lịch trình từ Pakistan và Bangladesh từ ngày 23/6. Hàn Quốc đã xác nhận đang trong làn sóng dịch bệnh thứ hai.

Ở Iran, Bộ Y tế đã ghi nhận 121 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại nước Cộng hòa Hồi giáo này lên 9.863 ca.

Đây là số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ ngày 11/4 vừa qua. Trong 24 giờ qua, Iran cũng ghi nhận thêm 2.445 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 209.970 ca.

Trong khi đó, Bộ Y tế Israel đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày là 304 ca - mức tăng cao nhất kể từ ngày 23/4. Đến nay, tại Israel có tổng cộng 21.082 ca mắc COVID-19 và 307 ca tử vong.

Tại Saudi Arabia, chính quyền thông báo sẽ cho phép khoảng 1.000 tín đồ đang ở vương quốc này thực hiện lễ hành hương trong năm nay, sau khi tuyên bố thu hẹp quy mô sự kiện do dịch COVID-19.

Tại Uzbekistan, chính phủ thông báo phát hiện hàng chục khu vực báo động đỏ của dịch COVID-19 tại thủ đô Tashkent và hiện khu vực này đã được cách ly hoàn toàn.

>Xem thêm video: "Mạn đàm về pháp tu lạy Phật"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

'Việc thiếu nước là một vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ'

Môi trường 20:52 12/04/2024

Phỏng vấn nhanh Đại đức Thích Chiếu Pháp, uỷ viên Ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang, người đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng thực hiện các 'chuyến xe không màu' đưa nước ngọt cung ứng cho đại chúng ở Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Xem thêm