Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/05/2022, 15:27 PM

Tịnh tâm (Phần 2)

Ngôn từ Phật học gọi bằng nhiều danh xưng như Tịnh tâm, Tâm thanh tịnh, Tâm vô nhiễm, Tâm không, Tâm không dính mắc, Tâm tịch diệt, Chân tâm, Phật tâm, Phật tánh...

Câu trả lời có tính chân thật là tiếng nói vô tướng, hiển lộ ở thái độ lặng yên của thiên nhiên, ở sự tịch diệt trong chư Pháp giới. Đó cũng là tiếng nói lặng yên trong chân tâm giữ nguyên bản thể thanh tịnh nguyên sơ, không lệ thuộc vào không gian và thời gian, không ô nhiễm vọng động bởi Tam độc tham, sân, si. Ngôn từ Phật học gọi bằng nhiều danh xưng như Tịnh tâm, Tâm thanh tịnh, Tâm vô nhiễm, Tâm không, Tâm không dính mắc, Tâm tịch diệt, Chân tâm, Phật tâm, Phật tánh...

Tất cả các pháp môn Tịnh độ như niệm Phật, niệm chú, tụng kinh cũng như thiền quán đều nhằm mục tiêu thanh tịnh hóa tâm thức, nghĩa là tịnh tâm nghiệp: Thân không làm điều ác, Khẩu không nói điều bậy, Ý không nghĩ điều tà. Tịnh được tâm là tịnh quốc độ, là chứng ngộ nghe thấy tiếng nói lặng yên trong chân tâm của tự thân mình.

Sự kiện nhận thức ra tiếng nói lặng yên vang lên trong ngoại cảnh thiên nhiên, Phật học gọi là trần cảnh. Đó là sự duyên hợp của Tâm giữ nguyên Bản thể thanh tịnh có tự tánh Không với sự thanh tịnh trong không gian vắng lặng và Thời gian vô thủy vô chung trong thiên nhiên. Trường hợp nhị nguyên tâm và cảnh còn phân biệt, tâm chưa chứng nhập cõi Tịnh độ, chưa là Tịnh Tâm: Nếu cảnh dẫn tâm thời vô minh, nếu tâm dẫn cảnh thời giác thức.

Tâm thanh tịnh, quốc độ thanh tịnh

Đến khi trước cảnh thiên nhiên vắng lặng xúc cảm sanh tình nên ngẩu cảm thành thi tứ. Đây là chứng cớ tâm thanh tịnh là báu vật ai cũng có sẵn, không phải đi tìm cầu ở đâu xa.

Đến khi trước cảnh thiên nhiên vắng lặng xúc cảm sanh tình nên ngẩu cảm thành thi tứ. Đây là chứng cớ tâm thanh tịnh là báu vật ai cũng có sẵn, không phải đi tìm cầu ở đâu xa.

Chỉ khi tâm và cảnh hội nhập vào nhau mới là tịnh tâm, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Ngay câu thứ nhất đoạn đầu có thuật ngữ lòng ta, suốt đoạn thứ hai, cái ta không được nhắc lại nữa, lời thơ toàn là những câu phiếm định khách quan. Thuật ngữ không gian, thời gian có nội dung vừa là không gian, thời gian của ngoại cảnh thiên nhiên vừa là không gian, thời gian trong tâm thức của tác giả.

Tâm và Cảnh hội nhập thành Một, hành giả mới chợt tỉnh thấy mình đang thọ nghiệp thế gian: Thân vẫn ra vào chốn thị trường chợ búa, ổn ào nhộn nhịp kẻ bán người mua nhưng tâm lúc nào cũng giữ được an vui thanh tịnh.

Tâm thanh tịnh không hẳn phải đi tìm cầu ở nơi cách biệt thế gian, tu khổ hạnh trong hang động núi rừng vắng lặng. Một khi đã thấy thì ở ngay giữa chợ nơi tụ họp đông người vẫn thấy. Trường hợp khi chánh nhân đã chín, phụ duyên đã hội thì bất cứ ở đâu và lúc nào trong ngoại cảnh thế gian, tâm thanh tịnh cũng hiển lộ như ánh quang minh của mặt trời tỏa chiếu khắp Không gian.

Về tựa đề bài thơ, khi mới có đoạn đầu tựa đề là Ngẩu cảm ghi lại những vọng động trong Tâm lúc thiếu thời: Tâm thanh tịnh ai cũng có sẵn từ khi đầu thai trong bụng mẹ thành người thọ nghiệp thế gian, Chúng sanh vô minh không tự biết. Đến khi trước cảnh thiên nhiên vắng lặng xúc cảm sanh tình nên ngẩu cảm thành thi tứ. Đây là chứng cớ tâm thanh tịnh là báu vật ai cũng có sẵn, không phải đi tìm cầu ở đâu xa.

Thứ đến tu tâm chỉ là lau sạch tấm gương vốn trong sáng bị bụi bặm làm hoen mờ, không phải là mua một tấm gương khác trong sáng để thay thế cho tấm gương cũ bị hoen mờ. Pháp duyên hạnh ngộ, khởi tín tâm rối phát nguyện hành trì chánh pháp là giây phút chợt nhận thấy lớp bụi phủ trên mặt gương rồi nhất tâm lau chùi, giữ gìn miên mật cho lúc nào cũng trong sáng. Đây là sự hành trì chánh pháp để tiến tới minh tâm kiến tánh, chứng ngộ được đạo pháp viên dung, thọ hưởng sự thường lạc ở thế gian.

Đoạn thứ hai sáng tác sau gần sáu mươi năm khi nội quán hồi chiếu lại dĩ vãng, chợt tỉnh thức phản văn văn tự tánh. Do đó có một tựa đề chung cho toàn bài gồm cả hai đoạn là tịnh tâm, đánh dấu một chặng đường thọ nghiệp thế gian dần dần dứt hết nghi tình.

Tóm lại: Nhận ra mình vốn có tấm gương trong sáng bị bụi phủ hoen mờ, không phải chỉ cần lau chùi cho sạch một lần rồi thôi, cần phải lau chùi thường xuyên không gián đoạn. Có như vậy hành giả mới hội đủ điều kiện hưởng được thường lạc trong sinh hoạt hàng ngày dù xuất thế gian hay nhập thế gian như hai câu thơ chót:

Thế gian vạn nẻo ra vào

Tâm không dính mắc lối nào cũng vui !

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm