Tâm thanh tịnh, quốc độ thanh tịnh
Nếu trong lòng xác định được mục tiêu, có điểm hướng đến thì ở vào bất kì hoàn cảnh nào họ đều có thể an định tâm được. Vì thế nói muốn cứu người trước tiên phải cứu lấy cái tâm. Muốn xã hội an định đúng nghĩa vẫn phải bắt đầu từ sự an định trong lòng người.
Do mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ tương tác lẫn nhau nên thái độ của xã hội hoặc thị hiếu của xã hội cũng sẽ khiến mỗi thành viên trong xã hội chuyển biến theo. Nhưng thị hiếu của xã hội do đâu mà có? Có khi do môi trường, hoàn cảnh lớn hơn tạo ra, ví dụ những gì phát sinh, lưu hành trong xã hội Nhật Bản, Mỹ, châu Âu thông thường rất nhanh chóng được du nhập vào Đài Loan thậm chí tạo thành trào lưu khó đẩy lùi, một số thị hiếu không tốt cũng được mang đến Đài Loan thông qua phương thức này.
Có lẽ có người cho rằng sức mạnh của quần chúng nhân dân không đủ mạnh, nhất định phải có một vĩ nhân đứng ra kêu gọi mới được. Trên thực tế, vĩ nhân có sức mạnh của vĩ nhân, những người bình thường có sự ảnh hưởng của người bình thường, sức mạnh của vĩ nhân dựa trên yêu cầu của người bình thường, tập hợp lại thành tiếng nói và sức mạnh của họ; hơn nữa, những gì vĩ nhân nắm bắt được cũng chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nhất định; nhưng sức mạnh quần chúng thường là sức mạnh to lớn đủ làm ảnh hưởng đến sức mạnh của toàn xã hội. Do đó, chỉ cần suy nghĩ hay một quan niệm nào đó của mỗi cá nhân thay đổi, xã hội sẽ nhận được những tác động khác nhau, nếu kết hợp với cả thực hành những hành vi tác động sẽ tạo ra sự ảnh hưởng càng to lớn hơn.
Tuy nói rằng “xã hội ảnh hưởng đến chúng ta, chúng ta bị ảnh hưởng từ xã hội”, nhưng đứng trên lập trường giáo dục của tôn giáo, con người có thể không nhận sự tác động của hoàn cảnh, môi trường mà biến thành xấu, ngược lại có thể trở nên tốt hơn nhờ ảnh hưởng của niềm tin, do đó ảnh hưởng đến xã hội. Người ta thường nói “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” đấy là cách nói tỏ rõ sự tuyệt vọng trước bản tính con người Nhưng tinh thần giáo dục của tôn giáo không làm cho bất kỳ ai thất vọng, cũng không tuyệt vọng trước bất kỳ hoàn cảnh nào.
Kinh Duy-ma-cật nói: “Sự thanh tịnh của quốc độ chư Phật phụ thuộc vào tâm chúng sinh”. Học thuyết Đại thừa nói “tâm sinh khởi để từ đó mọi pháp cũng sinh khởi theo” có nghĩa là: khi lòng người thanh tịnh, những gì xung quanh họ nhìn thấy cũng đều thanh tịnh, những gì trong lòng hướng về với tâm niệm trọn vẹn ắt sẽ thực hiện được, ví như “tâm tịnh thân thanh thản, nhẹ nhàng”, khi tâm an định, nhiệt độ cơ thể không thể tăng cao, sẽ chịu được sự oi bức.
Do đó, nếu nội tâm đủ thanh tịnh, thì sự cảm nhận về hoàn cảnh, môi trường, xã hội có thể rất khác biệt; nếu tâm không thanh tịnh, đầy bất bình, phẫn nộ, thù hận, đố kỵ và bất mãn, nhìn ai cũng cảm thấy là người xấu, chạm vào vật gì cũng cảm thấy đáng ghét, tất cả những điều này đều do tâm không thanh tịnh nên nhìn thấy bất kỳ hiện tượng nào cũng khiến bản thân buồn bực. Nếu tâm an định thì xã hội mà ta nhìn thấy cũng bình an hơn, khi đó ta cảm thấy tâm được an hơn.
Muốn tâm thanh tịnh thì hãy niệm Phật
Môi trường xã hội hiện đại đâu đâu cũng để lại dấu vết bất an cho lòng người. Nhiều người cho rằng muốn mưu cầu an định trong lòng người trước tiên phải bắt đầu từ cải thiện cuộc sống, vì vậy họ hy vọng dùng chính trị, kinh tế, pháp luật để cải tạo môi trường xã hội. Họ mong muốn người người đều có cơm ăn, áo mặc, có nơi ở, tiếp sau là mong muốn thiết lập được các chính sách chính trị, kinh tế hợp lý và hoàn thiện thể chế pháp luật để bảo đảm cuộc sống cho nhân dân. Thế nên xưa nay các nhà chính trị, nhà giáo dục, nhà tôn giáo, nhà kinh tế đều đứng trên các góc độ, lập trường của mình để đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng một xã hội an định.
Biết bao người đã, đang nỗ lực hết mình cho đất nước, dân tộc, xã hội; họ đều là những người đã tìm được nguồn năng lượng giúp mình an định thân tâm. Thế nhưng ý thức của con người hiện đại đối với đất nước, với dân tộc, với xã hội dần dần bị mờ nhạt, mơ hồ, vì vậy ngày nay rất nhiều người cảm thấy bản thân hình như đang sống cho qua ngày, sống lay lắt vô định. Họ không biết ngày ngày bản thân phải bận rộn vì điều gì, hoàn toàn mất đi mục tiêu của cuộc sống. Thực ra, nếu trong lòng xác định được mục tiêu, có điểm hướng đến thì ở vào bất kì hoàn cảnh nào họ đều có thể an định tâm được. Vì thế nói muốn cứu người trước tiên phải cứu lấy cái tâm. Muốn xã hội an định đúng nghĩa vẫn phải bắt đầu từ sự an định trong lòng người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những cảnh giới cao nhất
Sống an vui 13:15 22/11/2024Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?
Buông xả những nỗi lo âu
Sống an vui 11:00 22/11/2024Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.
Học chim làm tổ
Sống an vui 07:30 22/11/2024Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Sống an vui 15:00 21/11/2024Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Xem thêm