Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 04/04/2023, 10:29 AM

Tinh thần hộ trì chính pháp của cư sĩ Phật tử qua kinh Trường Bộ

Bậc cổ đức có dạy: “Phật pháp xương minh do Tăng-già hoằng hóa, thiền môn hưng thịnh bởi đàn việt phát tâm”. 

Đây là câu nói được lưu truyền qua các thế hệ, cũng là cách phân chia, xác chứng nhiệm vụ giữa tu sĩ và cư sĩ Phật tử, để cùng chung tay đóng góp cho ngôi nhà chung “chính pháp” được tồn tại lâu dài giữa thế gian.

Để chính pháp tồn tại lâu dài giữa thế gian là điều mong muốn tột cùng của người con Phật, nhưng làm thế nào để hộ trì chính pháp, vai trò và trách nhiệm của người con Phật đối với việc hộ trì chính pháp như thế nào, đây là điều cần thiết phải làm rõ.

Cư sĩ phật tử là một trong bốn chúng đệ tử của đức Phật, có vai trò rất lớn đối với sự tồn vong của chính pháp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, có rất nhiều cư sĩ phật tử vẫn còn thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí không hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc hộ trì chính pháp.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin mạo muội mạn đàm về Tinh thần hộ trì chính pháp của cư sĩ, phật tử qua kinh Trường bộ để cho hàng cư sĩ, phật tử thấy rõ được tinh thần hộ trì chính pháp, vai trò, trách nhiệm của mình đối với chính pháp mà đức Thế Tôn đã dày công thuyết giảng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Sự hình thành cư sĩ, Phật tử trong Phật giáo

Khi chưa thành lập Tăng đoàn, người Quy y Nhị Bảo đầu tiên là hai anh em lái buôn tên là Tappussa (Đề vi) và Bhallika (Ba lý)[1]. Hai vị này là những cư sĩ đầu tiên đã cúng dường vật thực đến đức Phật sau khi Ngài thành đạo. Hai anh em thường nghe Phật thuyết pháp. Sau này, anh chứng quả Dự Lưu, người em xuất gia và chứng quả A la hán.

Cận sự nam quy y Tam Bảo đầu tiên là thân phụ của Ngài Yasa [2], cận sự nữ đầu tiên là Sujātā (thân mẫu của Ngài Yasa) và con dâu của bà [3]. Khi nghe đức Phật tuần tự thuyết Pháp, cả ba cư sĩ phật tử Quy y Tam Bảo đầu tiên này đều chứng đắc Dự Lưu quả, có được lòng bất động vào Tam Bảo.

Kinh Trường bộ là nơi quy tập của rất nhiều cư sĩ phật tử, đủ mọi thành phần, thậm chí có cả chư Thiên và Dạ-xoa. Việc hộ trì chính pháp cũng vô cùng phong phú và đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau. Người viết đã khảo sát qua 34 bài kinh, chia ra thành hai nhóm: Cư sĩ, phật tử tiêu biểu trong kinh Trường bộ; những thiện nam tín nữ chưa xác định quy y Tam Bảo, nhưng có xuất hiện trong kinh cùng với những việc làm thiết thực để hộ trì chính pháp như nghe Pháp, cúng dường…

Qua thời gian nghiên cứu, với nhiều phương pháp khác nhau, người viết có tìm thấy một số cư sĩ Phật tử tiêu biểu trong kinh Trường bộ như sau:

Kinh số 2: Ajtasattu, Jìvaka Komàrabhacca.

Kinh số 3: Pokkharasti (Bà-la-môn).

Kinh số 4: Soṇadaṇḍa (Bà-la-môn).

Kinh số 5: Kūṭadanta (Bà-la-môn).

Kinh số 9: Poṭṭhapāda (du sĩ ngoại đạo).

Kinh số 10: Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta.

Kinh số 11: Cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha.

Kinh số 12: Lohicca (Bà-la-môn).

Kinh số 13: Vāsaṭṭha và Bharadvāja (Bà-la-môn).

Kinh số 16: Ajātasattu Vedehiputta; Các cư sĩ ở Pātaligāma; Dâm nữ Ambapāli; Pukkusa, dòng họ Mallà, đệ tử của ngài Alāra Kālāma.

Kinh số 18: Dạ-xoa Janavāsabh (hậu thân vua Bimbisāra), Thiên chủ Ðế thích (Sakka Inda), Phạm thiên Sanankumāra.

Kinh số 19: Thiên chủ Ðế thích (Sakka Inda), Phạm thiên Sanankumāra.

Kinh số 21: Thiên chủ Sakka.

Kinh số 23: Vua Pāyāsi.

Kinh số 25: Gia chủ Sandhāna (Tán-đà-na).

Kinh số 31: Sigālaka.

Kinh số 33: Thợ rèn Cunda.

Những cư sĩ, phật tử tiêu biểu trong kinh Trường bộ bao gồm những vị Bà-la-môn, du sĩ ngoại đạo, các vị vua, quan và các gia chủ, các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Bên cạnh đó, những đệ tử tại gia của đức Phật còn có các chư Thiên, Dạ-xoa, Càn-thát-bà.

Thiện nam tín nữ chưa xác định Quy y Tam Bảo

Những vị thiện nam tín nữ dưới đây chưa xác định quy y Tam Bảo hay chưa, nhưng có xuất hiện trong kinh Trường bộ. Mặc khác, những vị thiện nam tín nữ này có thiện cảm rất tốt với Tam Bảo, đã có những việc làm thiết thực, khác nhau để hộ trì chính pháp trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần.

Kinh số 1: Brahmadatta (Bà-la-môn).

Kinh số 6: Otthadda (Môi thỏ) người Licchavi, cùng với một số đông dân chúng Licchavi.

Kinh số 7: Hai du sĩ Mandissa và Jàliya.

Kinh số 12: Thiện nhân Bhesika.

Kinh số 16: Sunidha và Vassakāra, hai vị đại thần xứ Magadha; hàng ngàn thiên thần tụ họp tại các trú địa ở Pātaligāma; các người Licchavi ở Vesālī; chư Thiên và các người dân Mallà ở Kusinàrà; Những người Sakya ở Kapilavatthu; Những người Buli ở Allakappa; Những người Koli ở Rāmagāma; Bà-la-môn Vethadìpaka; Những người Mallà ở Pàvà; Những người Màllà ở Kusinàrà; Bà-la-môn Doṇa; Những người Moriyà ở Pipphalivana.

Kinh số 17: Mahà-Sudassana (Ðại Thiện Kiến).

Kinh số 18: Ðại vương Vessavana.

Kinh số 19: Càn-thát-bà Pañcasikha.

Kinh số 20: Bốn Tịnh cư thiên (Suddhāvāsa), sau đến danh sách một số chư Thiên, quỷ thần tụ hội.

Kinh số 21: Pañcasikha và Gopikā.

Kinh số 23: Thanh niên Uttra.

Kinh số 24: Du sĩ Bhaggava.

Kinh số 25. Du sĩ Nigrodha.

Kinh số 32: Bốn thiên vương và các vị Dạ-xoa.

Kinh số 33: Dân chúng Mallā tại Pàvà.

Ta có thể thấy, những thiện nam, tín nữ chưa xác định Quy y Tam Bảo này bao gồm những vị Bà là môn, du sĩ ngoại đạo, các vị vua, quan và các gia chủ, các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Bên cạnh đó còn có các chư Thiên, Dạ-xoa, Càn-thát-bà. Những vị thiện nam tín nữ này cùng với những cư sĩ, Phật tử tiêu biểu trong kinh Trường bộ, đã tạo nên một bức tranh sống động về tinh thần tu học, cũng như hộ trì chính pháp thời đức Phật còn tại thế.

(Còn tiếp)

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm