Hộ trì Chánh pháp rất cần hàng cư sĩ trí thức
Cư sĩ trí thức cũng phải tự ý thức về vị trí nòng cốt của mình trong việc hộ trì Chánh pháp. Vì vậy, nắm vững và thực hành Chánh pháp để không bị lạc hướng giữa đời là việc rất nên làm.
Hiện nay, có Phật tử dù đi chùa lâu năm, nhưng vẫn lúng túng phân biệt được đâu là chánh tín, đâu là mê tín. Có lẽ, giới Phật tử ít nhiều cũng biết đến cư sĩ Cấp-cô-độc qua hình ảnh một đại tín chủ hỗ trợ đắc lực cho Tăng đoàn thời Phật tại thế, nhưng ít ai biết ông cũng là một cư sĩ thông suốt Chánh pháp. Bằng chứng là trong những cuộc nói chuyện với ngoại đạo, ông đều trả lời một cách sâu sắc về giáo lý Đức Phật. Chính Đức Phật đã từng tán thán ông trước hội chúng rằng: “Tỳ kheo nào, dù đã được đầy đủ 100 năm an cư mùa mưa trong Pháp và Luật này, vị ấy cần phải như vậy, thường thường bác bỏ các du sĩ ngoại đạo, với sự khéo léo bác bỏ nhờ Chánh pháp, như gia chủ Anāthapiṇdika đã khéo léo bác bỏ”.
Lan tỏa những giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo đến cộng đồng
Việt Nam từ khi Phật giáo du nhập đến nay, lúc nào cũng có bóng dáng của cư sĩ, Phật tử giữ gìn và làm rạng danh Phật pháp. Gần đây nhất có các vị cư sĩ trí thức như: Lê Đình Thám, Mai Thọ Truyền, Nguyễn Phúc Ưng Bàng, Đinh Văn Chấp, Trần Đăng Khoa, Tôn Thất Tùng, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm,… Do đó, việc hộ trì Chánh pháp rất cần đến những cư sĩ uyên thâm Phật pháp, chứ không chỉ đơn thuần cúng dường, làm phước, bố thí.
Một người đệ tử Phật nắm vững giáo lý sẽ hiểu được tầm quan trọng của Chánh pháp đối với cuộc đời để dốc lòng bảo vệ Phật pháp, sẵn sàng chống lại những sự xuyên tạc, bóp méo hình ảnh và lý tưởng Phật giáo. Đức Phật đã dạy: “Này các Tỳ kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn”, vì như vậy “sẽ có hại cho các ngươi”. Lòng ta đau vì cái hại ấy, cho dù chúng ta viện dẫn: “… các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: ‘Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khất thực trong làng Thénac
Xiển dương Đạo pháp 15:14 21/11/2024Thầy Trời Đức Định là người Pháp, xuất gia năm 2016 trong gia đình cây Mai Vàng. Hiện thầy đang sống và thực tập tại trung tâm Suối Tuệ, Paris. Bài viết được BBT Làng Mai chuyển ngữ từ tiếng Anh, Phatgiao.org.vn đăng lại.
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Xiển dương Đạo pháp 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Khi Chánh pháp biến mất...
Xiển dương Đạo pháp 21:08 14/11/2024“Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp
Một viễn ảnh không xa
Xiển dương Đạo pháp 10:15 05/11/2024Một viễn ảnh thế giới vị lai đầy hương hoa của chánh pháp sẽ không xa lắm khi con người tự biết cải thiện lấy mình bằng chánh pháp.
Xem thêm