Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tinh thần nghiên cứu của Phật giáo qua góc nhìn Khoa học

Phật giáo đối với mọi vấn đề đều tìm đến cái nguyên nhân, nghĩa là phải tìm cho ra lẽ “Tại sao?” của mọi sự vật. Đến như vấn đề nhân sinh, vũ trụ thì không phải chỉ đứng về phương diện vật chất mà có thể giải đáp được, phải nghiên cứu về cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần mới mong đạt đến kết quả mỹ mãn. Bởi thế tinh thần nghiên cứu của Phật giáo so với khoa học thật là vĩ đại.

Phật giáo dạy người ta tin, nhưng cũng dạy cho người ta sự hoài nghi. Trong kinh nói: “ Hoài nghi lớn thì sự giác ngộ lớn, hoài nghi nhỏ giác ngộ nhỏ, không hoài nghi thì sẽ không bao giờ có được giác ngộ. Nói “tin” là phải tin ở lời nói, câu văn mà nghĩa lý của nó rõ ràng minh bạch; còn “nghi” là phải hoài nghi những lời nói, câu văn mù mờ, không diễn đạt được ý nghĩa một cách sáng sủa. Trong Thiền tôn dạy người ta đưa ra một nghị án, rồi để hết tâm trí vào việc tìm hiểu, cho đến khi công phu, thành thục, thì tự nhiên sẽ có kết quả. Phạm vi nghiên cứu của Phật giáo rất rộng nên sự tìm hiểu cũng rất lớn. Thông thường, người ta cho các nhà Khoa học là những người hoài nghi và lúc nào cũng muốn tìm hiểu vấn đề là “Tại sao?” nhưng sự thực không phải thế.

Các nhà Khoa học phần nhiều chỉ hỏi: “Cái gi?” mà không dám hỏi: “Tại sao?”. Có lẽ chỉ có Phật giáo là dám hỏi: “Tại sao?” mà thôi. Thí dụ nhà diện học chỉ thuyết minh được rằng: Sắt được tôi luyện đúng phương pháp sẽ phát sinh từ lực (sức hút của từ thạch), nhưng lại không dám hỏi: Tại sao sắt phát sinh từ lực mà đồng được tôi luyện đúng phương pháp lại không phát ra từ lực? Lại như ai cũng biết rằng nước nóng tới 100 độ thì bốc thành hơi nóng, nhà khoa học chỉ nói thế thôi chứ không nói rõ tại sao nước phải có tiềm nhiệt mới biến thành hơi nóng, và tại sao tiềm nhiệt đó có thể tiềm tàng trong hơi nước. Đây một thí dụ nữa. Newton đã tìm ra hấp lực của trái đất lại nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai nói rõ tại sao trái đất có hấp lực? Bởi thế ta không nên tin tưởng một cách mù quáng rằng: Tất cả các vấn đề “tại sao?” trên thế giới này đều đã được khoa học giải đáp? Thật ra chỉ nói về phương diện vật chất thôi, cũng vẫn còn bao nhiêu là cái “tại sao?” mà xưa nay chưa ai giải đáp, cũng như xưa nay chưa ai dám đặt một câu hỏi: “Tại sao?” vậy.

Phật giáo đồ quả thật là những người can đảm và thông minh, họ giống như một con sư tử khi bị bắn không thèm nhìn đến mũi tên mà chỉ cần tìm xem mũi tên đó từ đâu mà đến. Phật giáo đối với  mọi vấn đề đều tìm đến cái nguyên nhân, nghĩa là phải tìm cho ra lẽ “Tại sao?” của mọi sự vật. Đến như vấn đề nhân sinh, vũ trụ thì không phải chỉ đứng về phương diện vật chất mà có thể giải đáp được, mà phải nghiên cứu về  cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần mới mong đạt đến kết quả mỹ mãn. Bởi thế tinh thần nghiên cứu của Phật giáo so với khoa học thật là vĩ đại.

A.- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phương pháp nghiên cứu của khoa học cũng không ngoài hai phương pháp quy nạp và diễn dịch trong Luận lý học. Quy nạp là theo cái công dụng biến hóa của sự vật để tìm ra một định luật chung ma noi theo; diễn dịch là cái công lý  đã biết hoặc quy luật đã được chứng thực để tìm ra lý luận chưa biết. Nhà khoa học sử dụng hai phương pháp đó một cách vô cùng thận trọng, nhưng đôi khi cái kết quả thâu lượm được chưa hẳn đã đáng tin cậy. Chẳng hạn trong công thức vạn hữu dẫn lực của Newton không ghi thêm tốc lực vận chuyển của vật thể, cũng như hai định luật: Vật chất không tiêu diệt, năng lực không tiêu diệt là sai lầm vậy. Nhưng nếu người ta theo phương pháp diễn dịch để thành lập một môn toán học thì không có mối tệ ấy, là vì họ đã căn cứ vào lý luận cơ bản, tuy lý luận đó chưa phải là cái tịnh trí hiện lượng trong Phật giáo, song không trái với hiện lượng thế gian, cho nên dưới mắt Phật giáo đồ có thể nhận là chân thực vậy.

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong Phật giáo so với phương pháp của các khoa học còn thận trọng hơn nhiều. Theo nội minh của Phật giáo, nếu muốn cho chân tướng của sự vật được biểu hiện rõ ràng thì cần phải tránh xa hai cái chướng ngại phiền phức và sở tri của Tịnh trí hiện lượng.

Muốn cho dễ hiểu ta không thể không lùi lại một bước để dẫn chứng hai môn hiện lượng và tỷ lượng trong Nhân minh học, vì hai môn đó rất phù hợp với lý trí khoa học và cũng đã được tất cả mọi người thừa nhận. Tam tri thức trong Nhân minh học và tam đoạn luận trong Luận lý học rất giống nhau, chỉ có thứ thự thì khác nhau. Theo Nhân minh học thì trước hết là “Tôn”, thứ đến “Nhân” và sau hết là “Dụ”; Luận lý học trước hết nêu lên “Đại tiền đề”, thứ đến “Tiểu tiền đề” là “Nhân” và “Đại tiền đề” là “Dụ”.

Tôi xin nêu ra sau đây:

I.- TAM ĐOẠN LUẬN TRONG LUẬN LÝ HỌC

1. Đại tiền đề:  Phàm vật kim thuộc đều có tính truyền điện.

2. Tiểu tiền đề: Nhôm là một vật kim thuộc.

3. Đoạn án: Bởi thế nhôm có tính truyền điện.

II.- TAM TRI THỨC TRONG NHÂN MINH HỌC

1. Tôn: Nhôm có tính truyền điện

2. Nhân: Vì nhân là một vật kim thuộc.

3. Dụ:

a) Đồng dụ: hiện thấy tất cả vật gì thuộc loại kim đều có tính truyền điện.

b) Dị dụ: hiện thấy những vật gì không có tính truyền điện thì không phải thuộc loại kim (như đồ sứ).

Hai phương pháp suy luận trên, trừ “Đại tiền đề” và “Dụ” có hơi khác, còn ngoài ra đều giống nhau. Chi thứ  ba “Dụ” trong Nhân minh chia ra “Đồng dụ” và “Dị dụ” so với “Đại tiền đề” có phần chu đáo hơn, vả lại trong chi “Dụ” không dùng chữ “Phàm” mà đặc biệt lại dùng hai chữ “HIện thấy” thì so với “Đại tiền đề” cũng có phần linh hoạt mà không sai. Chi “Dụ” trong Nhân minh là một phương pháp quy nạp rất thỏa đáng. “Đại tiền đề” dùng chữ “phàm” không khỏi có tính cách võ đoán, vì nhôm có tính truyền điện hay không còn phải chờ suy đoán mới biết, vậy tại sao trước khi chưa có sự đoán định rõ ràng, đã dám nói “phàm” vật gì thuộc kim đều có tính truyền điện. Cho nên khi biện luận, dùng “tam đoạn luận” không được mạnh và vững vàng bằng Nhân minh. Do đó ta thấy phương pháp nghiên cứu được sử dụng  trong Phật giáo rất nghiêm mật và có phần chắc chắn hơn phương pháp của khoa học khác.

B. CÔNG CỤ DÙNG ĐỂ NGHIÊN CỨU:

Khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu khoa học rất chú trọng đến việc sử dụng công cụ, họ biết rằng ba khí quan: mắt, tay và thân (còn mũi, lưỡi không cần thiết trong viêc nghiên cứu khoa học, nên ở đây xin miễn nói đến) không thể phân biệt một cách tinh tế về mực độ mờ, tỏ của ánh sáng; trầm, bổng của âm thanh; cao, thấp của sức nóng và cứng, mềm của sức rắn. Hơn nữa, sức phân biệt của mỗi người không giống nhau, không có tiêu chuẩn,cho nên người ta đã nghĩ ra rất nhiều máy móc, như: máy đo ánh sáng (trắc quang kế), máy đo âm hưởng (âm xoa), máy đo làn sóng động (ba động nghi), máy đo sức cứng (ngạnh độ kế), hàn thử biểu, nhiệt lượng biểu, v,v,,, rồi nhờ vào sức cảm thụ của các máy móc đó mà biểu thị số lượng để tránh sự lầm lẫn, chủ quan.

Tinh thần nghiên cứu của Phật giáo so với khoa học thật là vĩ đại.

Tinh thần nghiên cứu của Phật giáo so với khoa học thật là vĩ đại.

Ngoài ra còn có thiên văn kính để trắc lượng các vì tinh tú, hiển vi kính để quan sát các loài vi khuẩn cực kỳ nhỏ nhiệm. Lại như sức điện, sóng điện và sức hút của từ thạch và những cái mà quan năng con người không thể cảm giác được, cho nên phải có loại máy móc như điện kế và từ trường để mà trắc lượng. Lại còn có những máy đo giác độ của kinh tuyến, vĩ tuyến, máy đo độ đặc, lỏng và nặng, nhẹ của dịch thể, máy đo trọng lượng, máy tính thời gian v.v… đều là những máy móc cực kỳ tinh xảo. Nhờ những máy móc tinh vi ấy mà các nhà khoa học đã tìm được số lượng đơn vị của vật thể, do đó, dùng phương pháp diễn dịch của toán học mà tìm ra mối quan hệ giữa các số lượng đơn vị, rồi vẽ thành các đồ biểu để thuyết minh sự biến hóa của vật thể.

Các nhà khoa học cũng biết rằng mình có sự lầm lẫn nên mới nghĩ ra phương pháp sữa chữa. Nhà khoa học dùng máy móc để bổ khuyết cho sự thiếu sót của các khí quan, rồi lại dùng lý trí để sữa chữa sự sai lầm của máy móc, nhưng vạn nhất mà lý trí có chỗ lầm lẫn thì làm thế nào để sữa chữa? Xưa nay các nhà khoa học, chưa bao giờ hoài nghi đến điểm đó, và cũng không muốn hoặc cũng không dám nêu nó lên mà chỉ phó mặc cho các nhà triết học phỏng đoán hồ đồ và các nhà tôn giáo nói thần, nói quỷ. Phật giáo coi vấn đề đó là công cụ trọng yếu nhất trong các công cụ, là nghi khi tiêu chuẩn cho tất cả máy móc, là tấm gương phản chiếu hết thảy vật tượng, nếu công cụ chủ yếu đó mà mất hiệu lực thì tiêu chuẩn của máy móc mất tính chính xác, và tấm gương kia đã bị một lớp bụi phủ mờ, thì hết thảy đều không phải là chân tướng.

Phật giáo cho ta biết rằng bản thể của chúng sinh trong sáng như tấm gương cùng với tâm thể của Phật giáo không khác, nhưng chỉ vì tấm gương ấy đã bị bụi bậm phủ mờ, mất hết công dụng chiếu sáng, nên cần phải lau chùi mới mong làm cho bản thể đó sáng tỏ trở lại. Ba tạng kinh điển của Phật giáo tuy nhiều như rừng biển, song cũng không ngoài mục đích chỉ dạy cho chúng ta các phương pháp “tẩy sạch” bụi nhơ cho bản thể của tấm gương kia trở lại sáng suốt, khiến chúng ta thấu triệt được chân lý của nhân sinh vũ trụ. Nhưng cái công phu “tẩy sạch” ấy thực không phải đơn giản, nó cũng cần đến công cụ và phương pháp.

Hiện nay, trong các chùa cảnh đều có tượng Phật, chuông mỏ, phan phướng, hương hoa, đèn nến mà một số người ngộ nhận cho là mê tín, nhưng đó chính là những công cụ  để “tẩy sạch” vậy. Trong các chùa thuộc Mật Tôn, cách bài trí còn lạ lùng hơn nữa, khiến người ta có cảm tưởng như thần bí , nhưng kỳ thực trong Phật giáo không có cái gì gọi là thần bí cả, hết thảy mọi sự đều căn cứ trên lý trí, chỉ vì lý luận quá cao siêu, khiến một số người không thể hiểu được một cách dễ dàng. Lại xem như cách chuyên cần niệm Phật của Tịnh độ tôn, cách ngồi yên lặng để quán tưởng của Thiền tôn, cách khai trương truyền giới của Luật tôn v.v…, hết thẩy đều là công phu “tẩy sạch”, cho nên, ở đây, tác giả xin thành khẩn khuyên độc giả, đối với những điều kiện kể trên đừng cho là mê tín, chớ sinh lòng khinh miệt, cũng đừng tưởng là thần bí, mà nên hiểu rằng trong Phật giáo, nhất cử, nhất động, mọi sự mọi việc đều phát ra từ nơi đại giác tịnh trí. Phật pháp cũng ví như nước cam lồ: Giọt nào cũng ngọt ngào, như ngọc ma ni châu; mặt nào cũng tròn trặn, độc giả hay thử dùng một giọt, sẽ thấy lời nói đó là đúng.

C.- ĐỐI TƯỢNG CỦA SỰ NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu của nhà khoa học là sự cấu tạo của vật chất, sự vận chuyển, biến hóa của vật chất, sự giao biến giữa vật với vật và sự quan hệ giữa các số lượng phát sinh từ sự biến hóa. Nói theo danh từ trong Phật giáo thì đó mới chỉ là nghiên cứu đến các PHÁP “bất tương ưng” với nhau mà trong luận Bách Pháp Minh Môn gọi là sắc pháp, thời gian, phương hướng chuyển động và thứ lớp, chứ chưa hề đã động đến tâm vương, tâm sở của tâm pháp.

(Xin coi Duy thức luận sẽ thấy thế nào là tâm vương và tâm sở). So sánh sắc pháp với tâm pháp thì sắc pháp rất chậm chạp, không như tâm pháp sinh diệt, biến hóa linh hoạt một cách phi thường, không dễ dàng nắm bắt hoặc tìm tòi được nó như sắc pháp. Tuy sắc pháp đơn giản như thế mà các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu được một cách tổng quát và thỏa đáng. Như có sự biến động của hiện tượng thuộc loại A, chịu ảnh hưởng của một hay nhiều hiện tượng thuộc loại B, C,D chỉ cần đình chỉ động tác của hiện tượng C, D chỉ để một mình hiện tượng B hoạt động, rồi sau mới tìm ra nhân quả quan hệ giữa hai hiện tượng A, B. Thí dụ như cường độ dòng điện là chịu ảnh hưởng của sức điện động và điện trở, nếu muốn biết sự quan hệ giữa cường độ dòng điện và điện trở thì phải đình chỉ sự hoạt động của sức điện động. Bởi thế, đối tượng nghiên cứu của nhà khoa học chỉ là tìm phương pháp làm cho sự biến hóa của sự vật phức tạp trở nên đơn giản chứ không thể trong một lúc nghiên cứu cả sự biến hóa cho đến nơi đến chốn.

Phật giáo cũng áp dụng phương pháp đơn giản hóa đối tượng nghiên cứu đó. Đối tượng mà Phật giáo nghiên cứu không phải chỉ là sắc pháp mà là cái thể hỗn hợp của cả sắc pháp và tâm pháp, sự biến hóa của nó so với sự biến hóa của sắc pháp còn phức tạp và rối ren hơn nhiều, cho nên khhi nghiên cứu cũng cần phải đơn giản hóa đối tượng đó. Hiện nay Pháp môn thịnh hành nhất trong Phật giáo là pháp môn Niệm Phật, tức là làm cho sức chú ý tập trung vào sáu chữ: “Nam Mô A Di Đà Phật”, đừng để cho tán loạn. Lại như Thiền tôn dạy hành giả tìm hiểu câu: “Khi cha mẹ chưa sinh ra ta là ai?”, và vô số pháp môn tiền quán khác, cũng không ngàoi mục đích giữ cho tư tưởng tập trung vào một chỗ. Đến khi tác dụng của cái tâm đã từ nơi đơn giản ấy mà đến được chỗ chính định rồi, thì cũng như gió yên sóng lặng, mặt nước như gương, rồi dùng gương ấy chiếu vào hết thẩy vật tượng, tự nhiên thấy được chân tướng, cái tâm ấy hoàn toàn khác với cái tâm tán loạn rối bời của ta. Cái tâm tán loạn của ta ví như mặt nước bị gió thổi thành sóng, giao động chập chờn, lẽ dĩ nhiên là không thể phản chiếu được chân tướng của sự vật.

Phương pháp giản dị hóa của khoa học nói trên, áp dụng vào việc nghiên cứu các vật vô tình thì không sao, nhưng nếu áp dụng cho các vật hữu tình, như nghiên cứu các loại phản ứng về sinh lý hoặc tâm lý thì sẽ gặp phải sự khó khăn. Hiện nay khoa giải phẫu học tuy tiến bộ rất nhiều, đã hiểu rõ được các bộ phận cơ năng của thân thể con người, nhưng khoa học đó đã biến thành khoa nghiên cứu xác chết chứ không còn là khoa nghiên cứu hoạt thể nữa; vì trong thân thể con người không những chỉ gồm có những nhân tố vật chất vô cùng phức tạp, mà còn có không biết bao nhiêu nhân tố tinh thần cũng phức tạp không kém. Lúc thân thể còn sống, người nghiên cứu không có cách nào đình chỉ sự hoạt động của những nhân tố đó, cho nên khó có thể tìm ra được một sự quan hệ đơn giản nào. Nếu những nhân tố đó còn sống mà muốn tìm cho ra một động thái hoạt bát của Tâm va Sắc hỗn hợp,thì nhà khoa học cũng phải bó tay. Đối với vấn đề đó duy chỉ cách tu Định, Tuệ của Phật giáo mới có thể giải quyết được./.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao con muốn tu tập?

Phật pháp và cuộc sống 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Phật pháp và cuộc sống 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Sư Thái Lan học cao học tại Việt Nam

Phật pháp và cuộc sống 11:27 04/11/2024

Bắt đầu với những khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài, sư Sikruadong Phra Phalek tiếp tục chinh phục chương trình cử nhân và chuẩn bị hoàn thành chương trình cao học.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Phật pháp và cuộc sống 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Xem thêm