Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/12/2020, 10:46 AM

Tổ đình Giác Lâm – ngôi cổ tự giữa lòng Sài Gòn

Tổ đình Giác Lâm là một trong những ngôi cổ tự giữa Sài Gòn hoa lệ. Ngôi chùa đã tồn tại gần ba thế kỷ với những nét cổ kính, uy nghiêm.

Bối cảnh lịch sử hình thành chùa Giác Lâm

Vào thế kỷ thứ XV-XVI, vùng đất Gia Định đã có những lưu dân Việt Nam đến đây k hẩn hoang lập ấp, với sự nhập cư của người Việt, khu Gia Định-Tân Bình sớm hình thành một trung tâm thương mại, nơi giao dịch buôn bán hàng hóa, sự phát triển về kinh tế nơi này đã tạo nên tiền đề, cho sự phát triển văn hóa, kiến trúc, điêu khắc tại vùng đất Gia Định trong đó có cả tín ngưỡng. Nhiều ngôi chùa, hội quán, đình, miếu thờ thần của người Hoa cũng được mọc lên trên mảnh đất Gia Định này.

Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM.

Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM.

Trong những đoàn di cư vào phương Nam có hai trong số những vị thiền sư được cho là Tổ của Phật giáo Đàng Trong, đó là Thiền sư Bổn Quả và Thiền sư Nguyên Thiều thuộc dòng Lâm Tế. Về sau có rất nhiềuđệ tử của hai ngài về vùng đất mới Gia Định để hoằng hóa Phật giáo đưa giáo lý truyền đi khắp đất nước. Tại thành Gia Định đã hình thành nên các chùa như: Từ Ân, Khải Tường, Giác Lâm, Kim Chương… Bên cạnh đó cũng có nhiều dân tộc khác cũng chọn vùng đất Gia Định này làm quê hương thứ hai của mình, rồi sau đó họ kết hợp với người Việt để hình thành một cộng đồng mới nhằm khắc phục những khó khăn trong buổi ban đầu. Theo những nhu cầu cúng bái, cầu an, cầu siêu, ma chay,… đã đưa đến sự ra đời của các ngôi chùa ở vùng đất mới Gia Định. Những ngôi chùa ở đây phần lớn do người Minh Hương xây dựng và chùa Giác Lâm cũng là một trong những ngôi chùa được xây dựng vào thời đó.

Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Việt

Tồn tại gần ba thế kỷ, Tổ đình Giác Lâm vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm, là một thắng tích thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái, tìm hiểu lịch sử ở mảnh đất Sài Gòn.

Tồn tại gần ba thế kỷ, Tổ đình Giác Lâm vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm, là một thắng tích thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái, tìm hiểu lịch sử ở mảnh đất Sài Gòn.

Lịch sử hình thành và phát triển chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm còn có các tên khác như Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Từ khi thành lập cho đến năm 1742, chùa chỉ là một ngôi nhà tranh vách đất còn gọi là Niệm Phật đường. Mãi đến gần 30 năm sau thì Lý Thụy Long đến chùa Từ Ân (đây là ngôi chùa xuất hiện rất sớm ở Gia Định), thỉnh một vị Tăng sĩ về làm trụ trì chùa Cẩm Đệm. Hòa thượng Phật Ý đã cử một vị đệ tử của mình là Thiền sư Viên Quang về đó trông coi.

Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành trung tâm đào tạo Phật học đầu tiên ở Gia Định và cả Nam Bộ.

Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành trung tâm đào tạo Phật học đầu tiên ở Gia Định và cả Nam Bộ.

Từ năm 1774, khi trụ trì chùa Cẩm Đệm thì Thiền sư Viên Quang đã cho đổi tên thành chùa Giác Lâm. Kể từ đó chùa phát triển rất tốt về mọi mặt, trở thành trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật; số lượng tu sĩ tập trung về rất đông, năm thứ 18 (1819) chùa tổ chức Đại giới đàn đã được mở rộng cho đông đảo thiện nam tín nữ đến quy y… Vào năm 1798, sau nửa thế kỷ xây dựng, chùa được trùng tu lần thứ nhất, diện tích chùa được mở rộng và hoạt động rất mạnh, có hiệu quả..

Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau.

Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau.

Ngày 3 tháng Chạp năm Đinh Hợi (1827), Thiền sư Viên Quang tịch, Thiền sư Hải Tịnh kế vị. Đến năm1844, Thiền sư Hải Tịnh đã mở ra trường hương đầu tiên tại chùa Giác Lâm, đến năm 1849, lại mở trường kỳ cũng tại đó.

Đến giai đoạn trụ trì của Thiền sư Hoằng Ân Minh Khiêm (1873-1903), bên cạnh việc đào tạo giới luật và tổ chức học tập kinh điển cho Tăng sĩ, chùa Giác Lâm còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, cho khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số kinh sách Phật giáo… Ngoài ra, chùa còn tàng bản kinh Phật giáo. Đến năm 1909, Thiền sư Hồng Hưng Thạnh Đạo, thuộc đời thứ 40, đứng ra trùng tu lần thứ hai; lúc này ngôi chùa có thay đổi một số nét về kiên trúc như: xây vòng rào, lót gạch ở chánh điện, làm lại vách nhà Tổ, trang trí nền vành chùa bằng sứ… tất cả đều theo sự sáng tạo của ngài Hồng Hưng Thạnh Đạo, có nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong lĩnh vực kiến trúc và nghệ thuật.

Chùa Việt Nam – Những kỷ lục về di sản văn hóa

Chính điện Tổ đình Giác Lâm được xây với kiểu nhà dân gian truyền thống Nam Bộ, gồm một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ.

Chính điện Tổ đình Giác Lâm được xây với kiểu nhà dân gian truyền thống Nam Bộ, gồm một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ.

Thời gian từ năm 1939-1945, chùa được tiến hành trùng tu lần thứ ba. Đặc biệt vào giai đoạn này, nơi đây là nơi trú ẩn cho các thầy hoạt động cách mạng. Năm 1946, sau khi Hòa thượng Hồng Hưng viên tịch, Thiền sư Nhựt Dần giữ chức vụ trụ trì. Một số Tăng sĩ thuộc chùa đã lên đường kháng chiến chống thực dân Pháp.

Năm 1953, chùa Giác Lâm được tiếp nhận cây bồ-đề và viên ngọc xá-lợi Phật từ Sri Lanka được thỉnh về Việt Nam và làm lễ tại chùa Giác Lâm, rồi sau đó đưa về chùa Long Vân an trí. Trong thời gian chùa Giác Lâm trực thuộc Giáo hội, HT.Thiện Thuận đã cúng dường một mảnh đất trước chùa để xây dựng bảo tháp thờ xá-lợi Phật nhưng đến năm 1975 thì công trình ngưng trệ. Mãi cho đến năm 1993 thì mới được tiếp tục tái thiết, xây dựng và cung nghinh xá-lợi về tôn thờ. Sau khi Hòa thượng Thiện Thuận viên tịch thì Hòa thượng Huệ Sanh tiếp nối. Chùa được công nhận di tích lịch sử văn hóa ngày 16/11/1988.

 

Bên trong chánh điện khá rộng và sâu.

Bên trong chánh điện khá rộng và sâu.

Kiến trúc chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau (không kể các nhà phụ): chính điện, giảng đường và trai đường (còn gọi là nhà Ông Giám). Chùa trước đây không có cổng tam quan (cổng tam quan mới được xây dựng vào năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá (phía bên phải chùa - theo hướng nhìn từ trong ra).

Chính điện của chùa Giác Lâm được xây theo kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, với bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ, nhà giảng với kiến trúc ba gian hai chái

Chính điện Tổ đình Giác Lâm.

Chính điện Tổ đình Giác Lâm.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Mạn-đồ-la là một khu vực hình tròn hoặc hình vuông phân định theo pháp, dùng để thực hiện các pháp tu của Mật giáo nhằm tránh khỏi sự xâm nhập và nhiễu loạn của ác ma; hoặc là một đàn tràng bằng đất cát, trên đó vẽ các tôn tượng Phật và Bồ-tát, tu pháp xong thì xóa bỏ các hình tượng. Lại có thể là một tờ giấy hay tấm vải, trên đó có vẽ hình tượng các tôn vị. Theo Đại Nhật kinh sớ, Mạn-đồ-la theo nghĩa Luân viên cụ túc là các tôn vị vây quanh Đức Đại Nhật Như Lai để cùng giúp sức với Đại Nhật Như Lai đưa chúng sanh vào giác ngộ, giải thoát.

Phía sau chính điện là bàn thờ Tổ, thờ chư vị Tổ sư Hòa thượng tiền bối đã trụ trì tại chùa Giác Lâm.

Phía sau chính điện là bàn thờ Tổ, thờ chư vị Tổ sư Hòa thượng tiền bối đã trụ trì tại chùa Giác Lâm.

Chánh điện: Hai bên tả hữu là hồi lang bao bọc kiến trúc gian này gần như vuông, chia làm năm gian, kết cấu sườn mái kiểu tứ tượng,và tỏa ra thành tám phần mái dạng bát quái. Tác giả Trần Hồng Liên mô tả: Tác phẩm Chùa Giác Lâm của tác giả Trần Hồng Liên do Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản mô tả“. Trong chùa có 113 pho tượng cổ, chủ yếu là tượng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Có nhiều tượng có giá trị như: Tượng Phật A-di-đà, Phật Thích-ca, Di-lặc Bồ-tát; Thế Chí Bồ-tát, Quan Thế Âm Bồ-tát, Địa Tạng Vương Bồ-tát, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng), bộ tượng mười tám vị La-hán, tượng Thập điện Diêm vương, tượng Tổ sư Đạt-ma, tượng Long Vương, v.v… Hỗn dung trong tín ngưỡng, ngoài thờ Phật ra còn thờ các tín ngưỡng dân gian khác như thờ Mẫu, Thập điện Diêm vương… Lấy Phật làm hệ quy chiếu trung tâm, toàn bộ đều quy hướng về Phật.

Phía sau chính điện là bàn thờ Tổ, thờ chư vị Tổ sư Hòa thượng tiền bối đã trụ trì tại chùa Giác Lâm. Đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ: Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà, và sau cùng là bàn thờ Thập Điện Diêm Vương. Ở gian này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được dùng làm cơ sở hậu cần, nuôi chứa cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành.

Gian thờ Thập điện Diêm vương chùa Giác Lâm.

Gian thờ Thập điện Diêm vương chùa Giác Lâm.

Chùa Từ Đàm – nơi ghi dấu một trang sử dữ dội của Cố đô Huế

Hai bộ tượng Thập bát La-hán của chùa Giác Lâm được đặt tại hành lang, dọc hai bên chánh điện. Bộ lớn ở trên còn bộ nhỏ được đặt ngay phía dưới cũng cùng trên bàn thờ, mỗi bên chín vị lớn và nhỏ. Bộ nhỏ cao 50cm, ngang giữa hai gối 32cm, đặt trên bệ cao 7cm. được tạc vào giữa thế kỷ XVIII, từ khi lập chùa (1744). Bộ lớn cao 80cm, ngang giữa hai gối 45cm, bệ cao 15cm, tượng được tạc giai đoạn đầu thế kỷ XX, trong lần trùng tu thứ nhất của chùa. Cả bộ tượng được tạc từ gỗ mít nài, đặc biệt loại gỗ này thân rắn, ruột đặc, bảo quản được lâu, ít mối mọt, bên trong màu vàng thẫm. Tượng được ráp từng phần, bên ngoài được sơn son thiếp vàng. Hoa văn trang trí hình giọt sơn, tia sơn hay nhựa thông, các hoa văn trên đai sử dụng mảnh kiếng màu đắp vào sau đó thếp vàng.

Hai bộ tượng Thập bát La-hán của chùa Giác Lâm được đặt tại hành lang.

Hai bộ tượng Thập bát La-hán của chùa Giác Lâm được đặt tại hành lang.

Trước sân chính điện có đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây bồ đề.

Trước sân chính điện có đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây bồ đề.

Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật. Bên trái cùa chùa là khu vườn tháp của chư vị hòa thượng đã trụ trì ở đây như tháp Tổ Phật Ý-Linh Nhạc, tháp Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang. Ngoài ra, trước sân chùa có đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây bồ đề. Đây là cây bồ đề do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka (Tích Lan) sang trồng vào ngày 18 tháng 6 năm 1953.

Tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác.

Tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác.

Chùa kiến tạo xây dựng cách đây gần 300 năm, trải qua rất nhiều biến cố lịch sử, có hai lần trùng tu lớn vào những năm 1798-1804 và 1900-1090, từ đó diện tích của chùa cũng được mở rộng dần ra; trông ngôi chùa to lớn hơn cho nên có một số tượng cũ trong chùa không được cân xứng như: Thập bát La-hán, Thập điện Diêm vương đều cũ nhỏ; vì thế, chùa đã cho tạc lại những bức tượng khác to hơn, để phù hợp với không gian của chùa. Trong chùa hiện nay, trong số 118 pho tượng còn lưu giữ, có 113 pho tượng cổ, trong đó có bộ Thập bát La-hán, Thập điện và bộ “Phật và Tứ chúng” (Phật Thích-ca Mâu-ni, Phổ Hiền, Văn-thù-sư-lợi, Quán Thế Âm Bồ-tát, Đại Thế Chí Bồ-tát), mang lại sự chú ý cho du khách mỗi khi đến chiêm bái ngôi chùa.

Hình ảnh Bát tiên trên nóc chùa là dấu vết của Đạo giáo trong ngôi chùa Phật giáo.

Hình ảnh Bát tiên trên nóc chùa là dấu vết của Đạo giáo trong ngôi chùa Phật giáo.

Chùa Giác Lâm là một công trình kiến trúc vô cùng vĩ đại và cổ kính, đã đồng hành và hòa nhịp cùng dân tộc Việt Nam. Chùa Giác Lâm đã đóng góp vào kho tàng Phật giáo và kho tàng văn hóa dân tộc những di sản vô cùng giá trị. Đây là ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, với hệ thống tượng phong phú 118 tượng cổ, Kiến trúc độc đáo Mandala, giao lưu văn hóa giữa kiến trúc Phật giáo – Nho giáo – Đạo giáo có điểm đặc biệt là nóc mái, đôi rồng cùng chầu vào một vành tròn ở trung tâm, có dạng tia lửa bao quanh, có thể xem đây là dạng rồng chầu mặt trời, phía trên “mặt trời” này là bình tịnh thủy.

Hình ảnh Bát tiên trên nóc chùa là dấu vết của Đạo giáo trong ngôi chùa Phật giáo. Với một di sản kiến trúc vật thể thì mỗi bức ảnh chùa Việt là một câu chuyện kể về di sản đó. Thời gian sàng lọc tất cả: vẻ đẹp, độ bền bỉ, những giá trị… Chỉ những gì thực sự mãnh liệt mới trụ vững với thời gian. Và đó là ánh sáng thiền tịnh trong không gian chùa Giác Lâm, đã gieo vào tâm thức của con người những năng lượng Từ Bi Hỷ Xả ở miền Nam nói chung, với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì thế, trách nhiệm của thế hệ Tăng Ni hôm nay là phải hiểu rõ những giá trị lịch sử và khảo cổ, để bảo tồn và phát huy những gì mà các bậc tiền bối đã gầy dựng.

Từ năm 1988, ngôi chùa có tuổi đời ba thế kỷ này đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. (Bài có sử dụng tư liệu của tác giả Trí Bửu, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam).

Từ năm 1988, ngôi chùa có tuổi đời ba thế kỷ này đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. (Bài có sử dụng tư liệu của tác giả Trí Bửu, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam).

Ảnh: Kiến Thức

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm