Chủ nhật, 23/12/2018, 12:37 PM

Tôn giả Kiều Đàm Di - ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo, tức di mẫu Kiều Đàm Di, trụ thế hơn chín mươi tuổi mới nhập Niết-bàn, là ni trưởng đầu tiên trong liccjh sử Phật giáo, thời Đức Phật còn tại thế.

Bài liên quan

Sau khi xuất gia, thọ giới Tỳ kheo ni, bà Kiều Đàm Di có pháp danh là Ma-ha Ba-xa-ba-đề (Mahaprajapati), dịch nghĩa sang Hán ngữ là Đại Ái Đạo. Bà hết sức kính cẩn thực hành theo lời Phật dạy. Đối với mọi người, bà không còn nghĩ rằng mình là hoàng hậu của nước Ca-tỳ-la-vệ, và cũng không ỷ thế là di mẫu của đức Phật. Bà luôn khiêm cung, tinh tấn, nhiệt tình với mọi việc.

Sau khi xuất gia, bà được giao trách nhiệm lãnh đạo Ni chúng. Các vị đại trưởng lão trong Tăng đoàn cũng rất kính trọng bà.

Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo vừa góp phần giáo hóa ni chúng, vừa làm công tác từ thiện với dân nghèo. Với người bệnh hoặc các nạn nhân bị thiên tai lũ lụt, bà vui vẻ đến thăm hỏi, cứu trợ. Bà lại hay khuyên nhủ thanh thiếu niên thường xuyên đi tham dự các pháp hội để học Phật pháp. Ngoài ra bà còn động viên mọi người nên quy y để nương theo Tam bảo mà làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhờ sự khuyên dạy của bà mà nhiều gia đình biết quay về nương tựa nơi Tam bảo, có được cuộc sống hạnh phúc.

Tôn giả Kiều Đàm Di và Đức Phật

Tôn giả Kiều Đàm Di và Đức Phật

Dù được Thế Tôn giao lãnh đạo ni đoàn, bà cũng không có tâm kiêu ngạo, khinh mạn. Đối với những vị mới xuất gia, bà đều đưa đến các vị hòa thượng để xin thọ giới pháp.

Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo lãnh đạo ni đoàn, nhưng bà và ni chúng cũng không tùy tiện thâu nhận đồ chúng, không tùy tiện đi khất thực. Y phục của họ thống nhất một màu, một loại, khi đi đâu họ không đi một mình, đi xa trên tay không mang theo dãy đầy đồ đạc, không liên hệ qua lại với cư sĩ hay ở nhà thế tục... Mọi việc trên, ni chúng đều tuân thủ theo giới luật, thực hành thật nghiêm chỉnh.

Đại Ái Đạo xứng đáng là một vị Tỳ kheo ni đầu tiên, xứng đáng là người lãnh đạo ni đoàn. Chấp nhận cho người nữ xuất gia, Đức Thế Tôn hy vọng ni giới có thể học theo hạnh của Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo mà làm cho giáo pháp của Đức Phật không bị mai một.         

Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo trụ thế hơn chín mươi tuổi mới nhập Niết-bàn. Lúc ấy, Đức Phật đứng trước hội chúng thán bà:      

- Này chư Tỳ kheo! Các ông đừng nên xem thường Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo là người nữ. Tuy là thân nữ nhưng lại có đức tính trượng phu, là người có đức hạnh cao cả, xứng đáng làm gương cho Tăng đoàn mai sau.

Đức Phật đối trước hội chúng tán thán đức hạnh của Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo mà tu học, nhất là tấm gương về Bát kỉnh pháp.   

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm