Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/10/2020, 09:03 AM

Nữ tôn giả Kiều Đàm Di và chuyện 500 thích nữ cùng nhập diệt

Hỏi: Xin Thầy cho biết lược sử của nữ Tôn giả Kiều Đàm Di? Chúng con có nghe chuyện 500 Thích nữ theo Kiều Đàm Di xuất gia cùng viên tịch một lần, điều đó có đúng không, làm thế nào để thực hiện điều ấy?

Tôn giả Xá Lợi Phật - trí tuệ đệ nhất, hiếu thảo vẹn toàn

Đáp: Nữ Tôn giả Kiều Đàm Di là vị Tỳ kheo ni đầu tiên, bậc thượng thủ, lãnh đạo Ni đoàn thời Phật tại thế. Kiều Đàm Di hay Cù Đàm Di là tên tộc phiên âm của Gotami, tên đầy đủ theo Pàli ngữ Mahàpajàpati-Gotami, Hán ngữ phiên âm Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Hán dịch Đại Ái Đạo, Đại Sinh Chủ hoặc Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di là di mẫu của thái tử Tất Đạt Đa.

Nữ Tôn giả Kiều Đàm Di sinh trưởng tại Devadaha, nước Câu Ly (Koly), một nước nhỏ đối diện với Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), con của vua Thiện Giác (Suppa Buddha), em gái của hoàng hậu Ma Da (Mahà Mayà), cả hai chị em đều là vợ của vua Tịnh Phạn (Suddhodana). Sau khi hạ sanh thái tử Tất Đạt Đa được 7 ngày, hoàng hậu Ma Da từ trần, Kiều Đàm Di trở thành di mẫu, trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng thái tử khôn lớn.

Đến tuổi trưởng thành, thái tử xuất gia, thành Phật và trong thời gian ấy Kiều Đàm Di vẫn ở hoàng cung Ca Tỳ La Vệ với vua Tịnh Phạn. Sau khi thành đạo khoảng 3 năm, lần đầu tiên Thế Tôn quyết định trở về hoằng hoá tại cố hương đồng thời thăm viếng phụ thân và hoàng tộc. Trong lần này, Kiều Đàm Di được Thế Tôn giáo hoá, sau khi nghe thuyết pháp, chứng đắc Sơ quả Tu Đà Hoàn (Thích Chơn Thiện, Tăng Già Thời Đức Phật, Nxb Tôn Giáo, 2000, tr 288).

Di mẫu Kiều Đàm Di thỉnh cầu Phật cho xuất gia.

Di mẫu Kiều Đàm Di thỉnh cầu Phật cho xuất gia.

Lần thứ hai, 5 năm sau ngày thành đạo, Thế Tôn trở về Ca Tỳ La Vệ để độ cho vua cha đang hấp hối. An táng vua cha xong, Thế Tôn ở lại quê nhà một thời gian ngắn rồi tiếp bước du phương hoá độ. Chính trong thời điểm này, tại vườn Nigrodha, Kiều Đàm Đi đã xin phép Phật cho người được thế phát xuất gia làm nữ Sa môn. Qua ba lần thưa thỉnh nhưng Thế Tôn không chấp nhận. Sau đó, Thế Tôn cùng Tăng chúng rời Kapilavatthu tiếp tục bộ hành đến Vesàli. Liền đó, Kiều Đàm Di cùng với năm trăm Thích nữ tự xuống tóc, đắp cà sa, đi chân trần cũng theo chân Phật bộ hành đến Vesàli. Tại Đại Lâm, ở những ngôi nhà có nóc nhọn, nơi Thế Tôn đang trú ngụ, Kiều Đàm Di và các Thích nữ đi đến, chân bị sưng, mình mẩy lấm lem bụi bặm, nước mắt đầy mặt, sầu muộn khóc than, đứng ngoài cửa chính. Nhờ Tôn giả Ananda can thiệp, Phật bằng lòng cho họ được xuất gia với điều kiện bắt buộc phải thọ trì Bát kỉnh pháp đến suốt đời (Tăng Chi Bộ III, phẩm Gotami; Trung A Hàm II, kinh Cù Đàm Di).

Thế là từ đây, giáo đoàn Tỳ kheo Ni được thành lập, do Kiều Đàm Di đứng đầu, tuân theo sự lãnh đạo của Thế Tôn cùng với sự trợ duyên của chư Tăng. Sau khi được xuất gia, Kiều Đàm Di đến yết kiến Phật, nghe Phật thuyết pháp rồi tinh cần tinh tấn tu tập chứng đắc quả vị A la hán với trí tuệ trực giác và phân tích. 500 Tỳ kheo Ni sau khi nghe Tôn giả Nandaka giáo giới, chứng được sáu thắng trí, hoàn toàn tự tại giải thoát. Nhờ tài tổ chức, huấn luyện khéo léo của Kiều Đàm Di, Ni đoàn phát triển nhanh chóng và thực sự lớn mạnh. Nhiều Tỳ kheo Ni chứng đắc quả vị A la hán, có uy tín trong quần chúng, được cư sỹ và dân chúng ca ngợi, ngưỡng mộ. Lúc bậc Đạo sư ở tinh xá Kỳ Viên (Jetavana), Thế Tôn xác nhận Kiều Đàm Di là nữ Tôn giả Kinh nghiệm đệ nhất, sống hưởng thọ hạnh phúc giải thoát, Niết bàn (Tiểu Bộ Kinh III, Trưởng Lão Ni Kệ).

Bồ tát Quán Thế Âm - Cảm ứng nhiệm màu của người mẹ hiền

Nữ Tôn giả Kiều Đàm Di là vị nữ đầu tiên xuất gia hành Thánh đạo.

Nữ Tôn giả Kiều Đàm Di là vị nữ đầu tiên xuất gia hành Thánh đạo.

Đến khi Thế Tôn ở Tỳ Xá Ly (Vesàli) tuyên bố không quá ba tháng sau sẽ nhập Niết bàn tại Ta La song thọ, xứ Câu Thi Na (Kusinara), Kiều Đàm Di nghĩ rằng: “Ta không kham nhẫn nhìn thấy Như Lai diệt độ, ta nên diệt độ trước”. Nữ Tôn giả đã đến xin phép Phật nhập diệt trước và được chấp nhận. Sau khi Kiều Đàm Di công bố với Ni đoàn về quyết định nhập diệt của mình thì 500 vị Tỳ kheo ni cũng phát nguyện nhập diệt theo. Đích thân Thế Tôn một tay đưa nhục thân Kiều Đàm Di đến chỗ hoả thiêu, lấy gỗ chiên đàn chất lên trên thân di mẫu, chủ trì lễ trà tỳ. Đồng thời sai người đem xá lợi cuả Kiều Đàm Di cùng 500 vị Tỳ kheo ni xây tháp phụng thờ (Tăng Nhất A Hàm III, phẩm Đại Ai Đạo nhập Niết bàn).

Đối với các vị Thánh A la hán thì chuyện sống hay chết đối với họ hoàn toàn tự chủ và tự tại. Vì thế, việc 500 vị nữ Thánh A la hán cùng phát nguyện nhập diệt một lần là chuyện bình thường.

Ni trưởng Trí Hải – Một đóa sen ngát hương

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm