Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 06/05/2019, 13:24 PM

Một góc nhìn về tính không

"Tính không" là một khái niệm quan trọng mà mỗi người hiểu một kiểu. Tuỳ vào căn cơ, mức độ giác ngộ hay trí tuệ và hiểu biết.

>>Những giáo lý Phật giáo đáng suy ngẫm 

"Tính không" là một khái niệm quan trọng mà mỗi người hiểu một kiểu, Tuỳ vào căn cơ, mức độ giác ngộ hay trí tuệ và hiểu biết. Tính không hiểu theo đơn giản nhất là trục hoành có hai cực, cực âm và cực dương, vậy nên dù có đi xa đến đâu thì cộng lại vẫn là không. Ảnh minh họa

Tính không hiểu theo đơn giản nhất là trục hoành có hai cực, cực âm và cực dương, vậy nên dù có đi xa đến đâu thì cộng lại vẫn là không. Trong không gian hai chiều cộng có thêm trục tung cũng như vậy, rồi trong không gian ba chiều thêm một trục nữa thì trục này cũng như vậy. "Tính không" có thể hiểu là cục nước đá nặng thế, nhìn được, cầm được trong tay một lúc cũng tan thành vũng nước rồi dưới ánh nắng mặt trời bốc hơi hết rồi cũng chẳng thấy gì cả, thành không khí.

Rồi tính không cao cả hơn một đế chế với bao nhiêu vàng son chói lọi sau vài nghìn năm thì cũng còn vài hòn đá hòn gạch, miếng gỗ cần các nhà khoa học xác định niên đại rồi suy ra nền văn minh.

"Tính không" theo quan điểm nhà Phật thì vi diệu hơn dưới ánh sáng của đấng toàn giác, là cái chúng ta nhìn thấy là cái không tồn tại mà nó tồn tại do tâm chúng ta, tâm chúng ta thế nào thì nó ra thế ấy. Ví dụ như tấm toan trắng, chẳng có gì trên đất rồi ông họa sỹ có một sự tưởng nào đó trong tâm và vẽ ra một nét, hai nét, rồi thành bức tranh. Trong khi mọi người đang chú ý vào bức tranh thì ông bán toan bảo chẳng là gì nếu như ông ấy không bán toan cho ông họa sỹ, rồi bà mẹ ông bán toan bảo sao có con nếu mẹ không lấy ba con, rồi ba ông ấy cũng nhận được suy nghĩ như vậy khi hỏi mẹ ông ấy, rồi vô kiếp hỏi nhau đến vô cùng đến khi không nghe được nữa, không nhìn được nữa, không sờ được nữa, nói chung là đi ra khỏi giác quan của con người thì nó không là cái gì.

Đức Phật còn rốt ráo hơn, bảo con đang cầm hòn đá lạnh thế bên tay trái, là có, nhưng con thử cầm sang hòn đá nóng rực bên tay phải đến bỏng tay thì cảm nhận lúc này chỉ tập vào vết bỏng mà quên mất tay trái hòn đá đã tan vào hư không từ lâu làm mình không có ý niệm gì đến nó nữa.

Bài liên quan

Nhưng giác ngộ cao hơn nữa thì cái quần áo bạn mặc trên người cũng là hư không !? Quần áo có từ đâu, có từ vải, vải có từ đâu? Từ con tằm, con tằm có từ đâu? Từ mẹ con tằm, mà mẹ mình như trên truy ra cũng từ hư không thì mẹ con tằm cũng theo quy luật này thôi. Tư duy chiều khác, là chiều tương lai, quần áo này mặc sẽ cũ, cũ sẽ rách, rách sẽ thành dẻ lau, sẽ mục nát, sẽ phân huỷ sẽ chẳng là quần áo cái mình đang tâm niệm thứ mình mặc trên người này nữa. Quần áo đây cũng chẳng là quần áo nữa, cái ý niệm khư khư mà mình đang giữ đây sẽ không còn nữa, không là gì nữa nếu xét trong một chiều không gian rộng hơn, thời gian dài hơn. Tóm lại là cứ chỉ một sự vật, hiện tượng thì thấy tính có là nhất thời, còn mãi mãi thì nó là tính không, hay còn gọi không gì là mãi mãi.

Cư sĩ Hà Huy Thanh tặng tranh sen Phật cho Học viện Phật giáo Việt Nam

Cư sĩ Hà Huy Thanh tặng tranh sen Phật cho Học viện Phật giáo Việt Nam

Vậy hiểu về tính không để làm gì, để chúng ta biết tính có là nhất thời, để ta không đắm chìm trong nó, không tham lam nó, không ái ố vì nó, không ham muốn nó để khổ vì nó. Tại sao nó tồn tại, vì cái nghiệp sinh ra nó, tại sao ta thấy nó vì cái tâm ta nghĩ về nó.

Tính không để ta thấy vai trò của tâm, muốn hiểu rõ tính không thì làm trong cái tâm, vì cái tâm không trong, ta sẽ tạo tác ra nhiều tính có, rồi nhiều quá ùn cả lên, che hết mắt ta, ta thấy thế gian chỉ là nó, chỉ là tính có, để rồi tham đắm mê say gieo nghiệp xấu. Thế mới có câu “ Nhẫn một lúc sóng yên biển lặng; Lùi một bước trời rộng mênh mông”.

Bài liên quan

Vậy Đức Phật là có hay không mà ông ấy nói về "Tính không"? Ông ấy tất nhiên là không, nhưng là không vi diệu chứ không phải không vô tri, ông ấy có vì cái tâm chúng ta nghĩ về ông ấy, cần ông ấy giúp ta ngộ tính không, để chúng ta không tham sân si, không ái dục để rồi vô minh rồi luật quẩn trong vòng luân hồi đau khổ.

Vậy mới có câu “ Phật tại tâm”. Tâm ta càng trong ta càng thấy Phật, khi ta thành Phật rồi thì Phật không còn là Phật nữa, khi đó Phật hay ta đều là tính không. Hư không của Phật giáo là hư không vi diệu chứ không phải hư không vô tri.

Khi viết những dòng này thì bản thân tôi cũng đang trong hành trình hiểu về tính không.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm