Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/12/2022, 08:03 AM

Tôn giáo phục vụ cho hạnh phúc

Trên địa cầu có hơn 5 tỷ người, và theo tôi, có thể phân biệt thành ba loại: một phần ba có tín ngưỡng tôn giáo, một phần ba bác bỏ hoặc khinh bỉ và xem tôn giáo như một thứ độc được hủy hoại tâm hồn, một phần ba còn lại thì dửng dưng, không tin tưởng cũng không miệt thị…

Mọi người trong cả ba loại đều ước muốn thoát khỏi khổ đau và được hạnh phúc như nhau. Ở điểm này, họ chẳng khác nhau tí nào: mọi người cố hết sức tìm cách để được mãn nguyện, sung sướng và tránh đau khổ.

Chúng ta hãy so sánh những kẻ có một tôn giáo, tin tưởng vào con đường tâm linh với những kẻ khăng khăng bác bỏ nó. Người ta có thể tự hỏi ai mãn nguyện, sung sướng, bằng lòng hơn; người có tôn giáo hay người bài bác nó? Sự khác nhau xuất hiện khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn: người không có đời sống tâm linh thì dễ nổi giận và đâm ra rối loạn, không biết nương tựa vào đâu để khắc phục khó khăn. Ngược lại, những kẻ có đức tin làm chỗ dựa, thì vững niềm tin nên có thể đương đầu với nhiều vấn đề một cách thanh thản, dễ dàng hơn.

Nếu so sánh người giàu và người nghèo, thông thường những kẻ không có gì hình như thực sự là những kẻ ít lo âu nhất. Còn những kẻ giàu có, thì chỉ một số biết sử dụng của cải một cách thông minh, nhưng số khác lại không, và ta có thể thấy họ triền miên lo lắng, khổ sở đến chừng nào giữa hy vọng và hoài nghi, cho dù bên ngoài, họ có vẻ thành công tốt đẹp. Chắc chắn rằng, một con đường tâm linh, một tôn giáo rất tốt, rất hữu ích khi chúng ta gặp khó khăn. Tôi thường nói với bạn bè rằng, nếu những kẻ bài bác mọi truyền thống tâm linh được sung sướng hoàn toàn thì chúng ta chắc phải bỏ đạo luôn, bởi vì tu hành là chính để tìm hạnh phúc và mãn nguyện.

Trên địa cầu có hơn 5 tỷ người, và theo tôi, có thể phân biệt thành ba loại: một phần ba có tín ngưỡng tôn giáo, một phần ba bác bỏ hoặc khinh bỉ và xem tôn giáo như một thứ độc được hủy hoại tâm hồn, một phần ba còn lại thì dửng dưng, không tin tưởng cũng không miệt thị…

Trên địa cầu có hơn 5 tỷ người, và theo tôi, có thể phân biệt thành ba loại: một phần ba có tín ngưỡng tôn giáo, một phần ba bác bỏ hoặc khinh bỉ và xem tôn giáo như một thứ độc được hủy hoại tâm hồn, một phần ba còn lại thì dửng dưng, không tin tưởng cũng không miệt thị…

Trong những tôn giáo lớn trên thế giới có thể chia thành hai loại chính. Một số tôn giáo quan niệm có Đấng tạo hóa, và tôn giáo kia chú ý đến sự chuyển hóa của tâm thức. Nếu có thể chuyển hóa và chế ngự tâm thức, thì đó gọi là Niết-bàn. Nếu ngược lại, chúng ta không thể chế ngự tâm mình, phải nô lệ cho nó, ấy chính là đau khổ sinh tử. Theo tôi, mọi người đều có những ước muốn khác nhau, vì vậy sự dị biệt giữa các tôn giáo như là điều rất hợp lý.

Phật giáo, Kỳ-na là một trong những truyền thống không nhìn nhận có Đấng Sáng tạo. Đường lối sống bất bạo hành, nghĩa là không làm hại kẻ khác, và lý Duyên sinh là hai khía cạnh chính tiêu biểu cho bản chất của Phật giáo.

Chúng ta định nghĩa bất bạo hành như thế nào? Trong trường hợp lý tưởng nhất, nó không những là không hung bạo, mà còn mang hạnh phúc đến cho kẻ khác. Nếu không, ít ra cũng tuyệt đối tránh làm hại họ.

Làm sao có thể thực hiện đường hướng bất bạo hành này, và làm sao có thể đạt đến hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều tìm kiếm? Muốn đạt được mục tiêu này, cần nhiều nhân (nguyên do) và duyên (điều kiện), mà chính yếu là khả năng chế ngự, rèn luyện và biến đổi tâm tính để được hạnh phúc và mãn nguyện. Nếu không làm được sự biến đổi này, thì ta càng thêm đau khổ. Vậy nên phải hành động cách nào để kết quả không đi ngược lại với những nguyện vọng mà ai cũng có là được hạnh phúc và tránh đau khổ. Lẽ dĩ nhiên ta phải sử dụng tất cả những gì có thể làm điểm tựa để đạt đến mục đích ấy.

Dĩ nhiên, cần phải biết những chặng đường khác nhau để tiến dần trên con đường tu luyện tâm linh, nhưng cũng cần phải biết cách xử sự như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Các bậc thầy phái Kadampa đã nói rằng một số người có vẻ là tu hành khi họ no bụng, và được tắm nắng thoải mái, nhưng lại mất hết cả phong cách ấy, khi họ nổi giận và cãi vã, vì bị những hoàn cảnh khó khăn làm nhiễu loạn. Đó là điều chúng ta cần phải tránh. Vậy nên điều vô cùng quan trọng là phải thực hành Pháp trong cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta phải vun trồng những đức tính căn bản nào trong việc tu tập hàng ngày? Trước hết, đó chính là lòng từ bi. Có thiện tâm, kham nhẫn, khoan dung, và giản dị. Mọi tôn giáo đều nói như vậy.

Về phần đạo Phật, phải làm gì để được hạnh phúc và mãn nguyện? Ở đây, phải nghĩ đến luật nhân quả, nghiệp, sự khổ sinh tử, đổi hạnh phúc mình lấy khổ đau của người. Ghét và ác tâm thường gây rối nhất cho sự an bình và hạnh phúc của ta. Muốn tránh đừng để sinh khởi tâm ghét, giận, trước hết phải tránh sự bất mãn, vì nó là cội nguồn của ghét và giận. Muốn vậy phải rèn luyện tâm hồn thanh thản, và cởi mở.

Một khi mà ghét đã biểu lộ với tất cả sức mạnh và quyền năng của nó, thì rất khó chữa trị. Nên trước hết, cần phải ngăn ngừa cái gì có thể sinh ra ghét. Ác tâm, tính ưa gây hấn và ganh ghét, thường do bất mãn mà sinh ra, mà muốn tránh cho sự bất mãn này khỏi xâm chiếm tâm hồn ta thì phải luôn luôn giữ được thoải mái, thanh thản, cởi mở và phóng khoáng. Thật vậy, nếu tâm hồn ta hẹp hòi, khép kín thì chuyện nhỏ hết sức cũng làm ta tức giận, không bằng lòng, dễ sinh bất mãn, và như vậy dễ dàng đưa đến giận dỗi và thù hận.

Điều rất quan trọng là tâm hồn mình phải luôn luôn thật thăng bằng cởi mở và thanh thoát. Hạnh phúc chúng ta gắn liền với hạnh phúc của kẻ khác. Nó nhất thiết tùy thuộc vào hết thảy mọi người chung quanh. Phải luôn luôn ý thức điều đó và nếu tự mình thấy hạnh phúc, mãn nguyện, phải biết tri ân đối với lòng tốt của mọi người.

Trong cuộc sống, có thể chúng ta sẽ gặp những kẻ thù, những kẻ muốn ta khổ hay những kẻ làm hại ta. Nhưng tinh túy của đạo Phật, nhất là Phật giáo Đại thừa, là tâm từ bi và tâm Bồ-đề. Nếu lỡ giận và ghét nảy sinh thì sức mạnh của từ bi và tâm Bồ-đề phải dập tắt được. Vậy nên, điều tối cần là phải biết kiên nhẫn. Nhưng làm cách nào để rèn luyện và phát huy lòng kiên nhẫn?

Thật ra không phải Đức Phật, thầy hay bạn giúp chúng ta tu tập tính kiên nhẫn, mà chính nhờ những kẻ muốn làm hại mình, những kẻ gọi là “kẻ thù”, mà chúng ta có thể giúp vun trồng và phát huy thật sự đức kiên nhẫn, và như vậy phát huy hết thảy những đức tính Bồ-tát. Thay vì xem kẻ thù ấy là bất hảo, đáng ghét; ngược lại phải kính nể họ, tri ân họ, vì nhờ họ mà ta có được cơ hội hiếm hoi hành đạo Bồ-tát. Trưởng dưỡng tâm từ bi, thương yêu đồng loại sẽ cho ta, trong mức độ tương xứng, sự can đảm và tự tin; đời ta sẽ ngày một trở nên thanh thản và mãn nguyện. Cá nhân tôi, mặc dù không có kinh nghiệm gì lớn lao lắm, tôi vẫn cố gắng hướng dẫn đời sống mình theo cách đó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm