Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/07/2013, 15:17 PM

Tp.HCM: Khai mạc kỳ họp thứ Nhất Ban Thường trực HĐTS GHPGVN Khóa VII

Vào lúc 8 giờ ngày 1/7/2013, tại trụ sở Văn phòng 2 TW GHPGVN, trọng thể khai mạc Hội nghị kỳ I Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Khóa VII, nhiệm kỳ VII 2012 – 2017

Hội nghị dưới sự chủ trì của HT.Thích Chơn Thiện, HT.Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS và sự tham dự của các thành viên Ban Thường trực.

Hội nghị hân hạnh đón tiếp ông Phạm Dũng – Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ.


Theo chương trình, Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2013, chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2013; dự thảo Quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Khóa VII, quy chế hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện; thông qua dự thảo Nội quy và thành phần nhân sự dự kiến của các Ban, Viện trung ương.


HT.Thích Chơn Thiện – Phó Chủ tịch thường trực thay mặt Hòa thượng Chủ tịch HĐTS phát biểu khai mạc: "Kể từ sau Đại hội VII GHPGVN, tập thể thành viên Ban Thường trực và HĐTS, sự đồng tình ủng hộ của các hệ phái, tăng ni, phật tử, rất nhiều Phật sự của chương trình hoạt động của nhiệm kỳ VII cơ bản được hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2013. Tôi tin tưởng rằng với truyền thống đoàn kết hòa hợp, quyết tâm của tập thể thành viên Ban Thường trực, các công tác Phật sự của 6 tháng cuối năm 2013, nhất định sẽ thành tựu viên mãn. Tôi tin tưởng với trí huệ của tập thể, các vấn đề trong chương trình nghị sự của Hội nghị sẽ được thảo luận và thông qua”.



HT.Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS giới thiệu dự thảo Báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2013:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Kể từ ngày Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII thành công tốt đẹp đến nay, y cứ nghị quyết và chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 – 2017) của Giáo hội đã được thông qua tại Đại hội, trong 6 tháng đầu năm 2013, Ban Thường Trực Hội đồng Trị sự đã triển khai nhiều công tác Phật sự và đạt được nhiều thành quả, như triển khai Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ V; tổ chức hội nghị sinh hoạt Hành chánh Giáo hội; thông tư tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư Kiết hạ PL. 2557; tham dự Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc tại Thái Lan; tham dự Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ 13 tại Ấn Độ; tổ chức Lễ tưởng niệm lần thứ 50 Bồ tát Quảng Đức và chư Thánh Tử đạo; đón tiếp các tổ chức Phật giáo nước ngoài thăm hữu nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều Phật sự quan trọng khác.

Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và tinh thần trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng Trị sự, 13 Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các cấp cùng Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước tích cực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã đạt được những thành quả tốt đẹp trong chương trình hoạt động Phật sự 6 tháng đầu năm 2013 – năm thứ nhất nhiệm kỳ VII của Giáo hội từ phạm vi xây dựng, củng cố cơ sở Trung ương, địa phương cho đến hoạt động chuyên ngành của Giáo hội, đã khẳng định vị thế của GHPGVN đối với dân tộc, tạo được uy tín, niềm tin đối với Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cộng đồng Phật giáo thế giới trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động Phật sự vẫn còn những khó khăn, hạn chế và tồn đọng, nhất là trong những tháng đầu nhiệm kỳ mới của Giáo hội.




II. CÁC PHẬT SỰ VÀ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA GHPGVN:

A. VỀ MẶT TỔ CHỨC:

1. Phổ biến các văn kiện của Đại hội:

Văn phòng Trung ương Giáo hội đã có văn bản hướng dẫn triển khai các văn kiện Đại hội VII, chương trình hoạt động nhiệm kỳ 2012 - 2017 Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã ký Quyết định số 016 ngày 30/01/2013, ban hành Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ V.

Do nắm bắt được chủ trương, đường lối của Giáo hội nên các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các cấp đã từng bước triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và Hiến chương Giáo hội tu chỉnh lần thứ V. 

2. Cơ cấu nhân sự và tu chỉnh Nội qui:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội và chương trình hoạt động Phật sự 5 năm nhiệm kỳ VII GHPGVN, căn cứ Hiến chương GHPGVN, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã tiến hành tu chỉnh Quy chế Ban Thường trực HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện; ban hành thông tư số 553 ngày 20/12/2012 hướng dẫn Ban, Viện Trung ương tu chỉnh Nội quy và cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ 2012 – 2017, nhất là xây dựng nội quy hoạt động của 03 Ban mới gồm Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát và Ban Thông tin Truyền thông được thành lập tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII.

3. Công tác xây dựng và củng cố cơ sở Giáo hội tại địa phương:

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành đã hoàn tất công tác tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo và Trung ương Giáo hội đã ban hành Quyết định chuẩn y nhân sự Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh nhiệm kỳ 2012 – 2017; Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh đã bổ nhiệm nhân sự các Ban chuyên môn tương ứng với các Ban của Trung ương, bổ nhiệm Ban Trị sự GHPGVN các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.



Để nắm tình hình hoạt động Phật sự tại địa phương và có hướng chỉ đạo cụ thể theo từng trường hợp, Trung ương Giáo hội đã cử nhiều phái đoàn về thăm và làm việc với các Tỉnh, Thành hội Phật giáo; chứng minh lễ trao giáo chỉ tấn phong Giáo phẩm, tham dự hội nghị báo cáo kết quả và triển khai Nghị quyết Đại hội VII; tham dự hội thảo, tọa đàm về Tăng sự, Hoằng Pháp, Văn hóa, Hướng dẫn Phật tử v.v.v…

4. Tổ chức Hội nghị sinh hoạt Hành chính Giáo hội:

Để công tác Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được triển khai, thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã có thông tư số 068/TT.HĐTS ngày 13/3/2013 tổ chức đợt Hội nghị sinh hoạt Hành chánh Giáo hội tại 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội.

- Ngày 01/4/2013: Tại Văn phòng 1 Trung ương GHPGVN - Chùa Quán Sứ, Hà Nội, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã tổ chức Hội nghị Sinh hoạt Hành chánh Giáo hội. Hội nghị quy tụ đại biểu thuộc 25 Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phía Bắc. 

- Ngày 11/5/2013: Tại văn phòng 2 Trung ương GHPGVN – Thiền viện Quảng Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội và Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức Hội nghị Sinh hoạt Hành chánh Giáo hội, với sự tham dự của chư Tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện của 34 tỉnh, thành hội phía Nam tham dự. Hội nghị quy tụ trên 500 đại biểu. Đại diện Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ đã đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị. 

Chương trình sinh hoạt Hành chánh Giáo hội gồm: Báo cáo kết quả Đại hội VII GHPGVN, triển khai Nghị quyết Đại hội VII, giới thiệu Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ V, giới thiệu dự thảo Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện và một số văn bản, công tác trọng tâm của nhiệm kỳ VII (2012 - 2017). 


Căn cứ Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị, về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và kế hoạch số 317 ngày 02/01/2013 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, để phát huy quyền làm chủ, trí huệ, tâm huyết của Tăng Ni, Phật tử - công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện ý chí, nguyện vọng của thành viên GHPGVN đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã có thông báo số 005/TT.HĐTS ngày 08/01/2013 hướng dẫn việc tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã tích cực tổ chức phiên họp lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp của Tăng Ni, Phật tử tại địa phương. Đồng thời, Trung ương Giáo hội đã cử đoàn đại biểu thành viên GHPGVN tham dự Hội nghị góp ý sửa đổi Hiến pháp do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.
6. Cơ sở Văn phòng Trung ương Giáo hội và cấp cơ sở:



- Khu nhà Tổ Chùa Quán Sứ - Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do Cty thiết kế An Viên và cty HAAI thiết kế, Công ty Xây dựng Delta thực hiện thi công, với sự công đức của Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng Vietinbank. Công trình gồm tầng hầm, hội trường, Tổ đường, phòng họp Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Phật học Việt Nam, sau gần một năm thi công đã hoàn tất mỹ mãn. Ban Trùng tu đã tổ chức Lễ hoàn công, tạ ân Tam bảo, trì chú, sái tịnh, chẩn tế, điền long mạch v.v… 

- Cơ sở Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN đã được xây dựng hoàn tất và đưa vào sử dụng. Phòng họp Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN trang bị đầy đủ thiết bị hệ thống âm thanh, phục vụ cho hội nghị. 

Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố, về cơ sở vật chất hầu hết đều được trùng tu khang trang, trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng tương đối đầy đủ, tiện nghi đã giúp cho các hoạt động tại văn phòng Ban Trị sự được nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu công tác tại địa phương. 

7. Thăm Trường Sa:

Nhân dịp kỷ niệm 30/4 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (BNG), kiều bào các nước về thăm Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Tư lệnh Hải Quân, Biên phòng, đại diện các Tôn giáo đang sinh hoạt tại Việt Nam, tổ chức đoàn thăm chiến sĩ, đồng bào ở đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa từ ngày 01 – 13/5/2013. Đoàn do, ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm UBNN về Người Việt Nam ở nước ngoài, ông Bùi Thanh Hà - Phó ban Tôn giáo Chính phủ dẫn đoàn. Trung ương Giáo hội đã cử 06 thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia đoàn đại biểu Ban Tôn giáo Chính phủ, ban Tôn giáo các tỉnh, thành, chức sắc tôn giáo và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Tại đây, đoàn thăm Quần đảo Trường Sa, Nhà giàn ĐK1, cử hành các nghi lễ tôn giáo. Đoàn khởi hành và cập bến tại cảng Cát Lái, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh. 

B. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH:

1. Tăng sự:
1.1. Tăng Ni, Tự viện: 

Qua báo cáo của Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương đã tổng hợp tình hình Tăng Ni, Tự viện với số lượng tương đối cụ thể như sau:

- Tổng số Tăng Ni: 47.237
+ Tăng Ni Bắc tông: 36.062 (Tăng 17.546, Ni 18.516)
+ Nam tông Khmer: 7.032, Nam tông Kinh: 805 (455 Tăng, 350 tu nữ)
+ Khất sĩ: 3.258 (1.395 Tăng, 1.863 Ni) 
+ Phật giáo Người Hoa: 80 (Tăng Ni)
- Tín đồ (Cư sĩ, Phật tử): 13.751.513

- Tự Viện (cơ sở thờ tự, sinh hoạt tín ngưỡng của GHPGVN): 17.287 ngôi, gồm 14.691 Tự viện Bắc Tông; 454 chùa Nam Tông Khmer; 73 chùa Nam tông Kinh; 550 Tịnh xá, 467 Tịnh Thất, 998 NPĐ; 54 Tự viện Phật giáo Người Hoa.

1.2. Cấp giấy Chứng nhận Tăng Ni:

Theo đề nghị của các Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp 613 giấy chứng nhận Tăng Ni; 04 Giấy Chứng nhận Tu sĩ Nam tông Khmer; đổi giấy 20 giấy Chứng nhận Tăng Ni. 

1.3. Công tác tổ chức giới đàn, cấp giấy Chứng điệp thọ giới:

Đại giới đàn được xem là một "trường tuyển Phật” để các vị xuất gia thọ giới Tỳ kheo, Sa di, Thức xoa. Sự kiện này được người tu học xem là cột mốc quan trọng, đánh dấu một bước ngoặc lớn lao trên con đường tu học của mỗi người. Để tăng trưởng giới thân huệ mạng, trang nghiêm ngôi Tam Bảo, tạo điều kiện cho Tăng Ni thọ giới tu học, hành đạo, Ban Tăng sự Trung ương đã hướng dẫn và cho phép Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Định tổ chức Đại giới đàn để truyền giới cho các Giới tử đủ tiêu chuẩn thọ giới trong năm 2013.

Đã có 06 Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố tổ chức thành công đại Giới đàn, gồm: Tp. Hà Nội, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An. Có 4.686 giới tử thọ giới. 

Giới đàn Từ Mãn, do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng tổ chức ngày 29 – 31/01/2013. Có 619 giới tử thọ giới. 

Giới đàn Tp. Hà Nội: Tổ chức ngày 31/3/2013, có 172 giới tử. Trong đó có 20 giới tử thụ giới Tỷ khiêu; 11 giới tử thụ giới Tỷ khiêu ni; 57 giới tử thụ giới Thức xoa ma na ni; 24 giới tử thụ giới Sa di và 60 giới tử thụ giới Sa di ni.

Giới đàn Minh Tịnh, do Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức từ ngày 29 – 31/3/2013 tại chùa Hội Khánh, Trụ sở Văn phòng BTS đã truyền giới cho 527 Tăng Ni giới tử.

Giới đàn Vĩnh Tràng, do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp tổ chức từ ngày 18 – 21/4/2013, có 760 giới tử thọ giới. 

Giới đàn Thiện Nhu, do Ban trị sự GHPGVN tỉnh Long An tổ chức từ ngày 21 – 24/4/2013 tại Chùa Thiên Châu, Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự. Có 880 giới tử chính thức và 30 giới tử xin thính giới. 

Giới đàn Minh Vật Nhất Tri, do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai tổ chức tử ngày 27 – 29/5/2013, tại Trụ sở mới của Ban Trị sự, xã Hiệp Hòa, Tp. Biên Hòa. Có trên 1.700 giới tử đủ điều kiện thọ giới. 

Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp 2.005 Chứng điệp thọ giới cho Tăng Ni giới tử đã thọ giới, gồm 402 Tỳ kheo, 245 Tỳ kheo Ni, 411 Thức xoa, 586 Sa di, 532 Sa di Ni; đang tiếp tục duyệt xét cấp chứng điệp cho các giới tử đã chính thức thọ giới tại các giới đàn. 

1.4. An cư Kiết hạ:

Theo luật Phật định kỳ và truyền thống An cư kiết hạ hằng năm, Ban Tăng sự Trung ương đã có Thông bạch số 047/TB/HĐTS ngày 06/03/2013, hướng dẫn các Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức An cư Kiết hạ PL. 2557.

Để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, giữ gìn quy củ tòng lâm, phát triển Tam vô Lậu học, lợi lạc quần sanh, Ban Giảng huấn các Trường hạ đã trích giảng một số nội dung Kinh, Luật, Luận và giảng chuyên đề, đồng thời, hành giả an cư tại các Trường hạ còn được Học tập Nghị quyết của Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, chương trình hoạt động nhiệm kỳ VII của GHPGVN, Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ V; đại diện Ban Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc, Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố trình bày một số vấn đề liên quan đến tín ngưỡng Tôn giáo, tình hình thời sự trong và ngoài nước để Tăng Ni được am tường, nhằm thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm nay, cả nước có 50 đơn vị Ban Trị sự GHPGVN tổ chức An cư Kiết hạ cho 25.280 Tăng Ni an cư. Trong đó: 19.978 Tăng Ni an cư tập trung (nội thiền) và 5.302 Tăng Ni an cư tại chỗ.

Để làm cơ sở tu hành, chứng minh hạ lạp cho Tăng Ni, Ban Tăng sự Trung ương đã tiếp tục cấp 212 Chứng điệp Kiết hạ cho Tăng Ni các đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo an cư năm 2012 – PL. 2556. 

Năm 2013 – PL. 2557, Ban Tăng sự Trung ương đang duyệt cấp Chứng điệp an cư theo đề nghị của Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố. 

1.5. Bổ nhiệm trụ trì :

Để công tác điều hành quản lý cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng tại các Tự viện trong toàn quốc được đều khắp, thông qua ý kiến của Ban Tăng sự Trung ương và Ban Tăng sự các tỉnh, thành hội, sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng liên hệ, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã bổ nhiệm trụ trì 135 cơ sở; hợp thức hóa trụ trì 19 cơ sở; bổ nhiệm 07 Ban Quản trị và Ban Hộ tự; công nhận 13 cơ sở mới thành lập và chính thức gia nhập sinh hoạt Giáo hội

Ngoài ra, tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã giới thiệu 25 Tăng Ni chuyển vùng sinh hoạt tu học, hành đạo về các tỉnh phía Bắc; 13 Tăng Ni thuộc các tỉnh phía Nam theo đề nghị của địa phương.

1.6. Bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì, công tác quản lý hành chánh:

Nhân mùa An cư Kiết hạ PL. 2557, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An, Bình Dương, Bình Phước, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Nai đã tổ chức khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ Trụ trì và hành chánh cho 2.272 Tăng Ni đang trụ trì các cơ sở Tự viện của Giáo hội, gồm :

- Tỉnh Long An: 340 Tăng Ni.
- Tỉnh Bình Dương: 553 Tăng Ni.
- Tỉnh Bình Phước: 250 Tăng Ni
- Tỉnh Kiên Giang: 250 Tăng Ni.
- Tỉnh Sóc Trăng: 269 Tăng Ni.
- Tỉnh Đồng Nai: 400 Tăng Ni.

- Tỉnh Nam Định: 210 chức sắc Phật giáo tỉnh tham dự Hội thảo Bồi dưỡng về Pháp luật tôn giáo, do Ban tôn giáo tỉnh kết hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định tổ chức. 

1.7. Trao Giáo chỉ tấn phong Giáo phẩm: 

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, Ban Tăng sự Trung ương đã hoàn tất công tác ban hành và trao Giáo chỉ Tấn phong cho 1.347 Tăng Ni được tấn phong Giáo phẩm, gồm: 332 Hòa thượng; 322 Thượng tọa; 223 Ni trưởng; 470 Ni sư, theo Quyết định số 001/QĐ/HĐCM ngày 27/12/2012 do Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn ký. Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã tổ chức Lễ đón nhận và trao giáo chỉ tấn phong giáo phẩm cho Tăng Ni được tấn phong giáo phẩm tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII.

1.7. Quyết định Truy phong Giáo phẩm: 

Theo đề nghị của Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương đã ký Quyết định Truy phong TT. Thích Trí Hiếu (Bà Rịa – Vũng Tàu), TT. Thích Huệ Hiền – UV. HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai; TT. Thích Tâm Tấn (Ninh Thuận), TT. Thích Từ Thiện và TT. Thích Huệ Viên (Tp. Hồ Chí Minh) lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng; NS. Thích nữ Như Ánh (Tp. Hồ Chí Minh) lên hàng Giáo phẩm Ni trưởng. 

1.8. Phân ban đặc trách Tăng sự Phật giáo Nam tông Khmer :

Để các hoạt động Tăng sự của Phật giáo Nam tông Khner được thuận lợi, nhất là trong công tác cấp giấy chứng nhận Tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer, tại Quyết định số 013/QĐ.HĐTS ngày 12/01/2011, Hòa thượng Thích Từ Nhơn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tăng sự Trung ương đã ký Quyết định công nhận thành phần nhân sự Phân ban Tăng sự Phật giáo Nam tông Khmer, gồm 19 thành viên, do HT. Thạch Sok Xane làm Trưởng Phân ban.

1.9. Phân ban đặc trách Ni giới:

Đã có 36 Ban Trị sự thành lập Phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố hoạt động ổn định với nhiều kết quả tốt đẹp. 

Phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương đã tổ chức nhiều phiên họp tại Văn phòng Phân ban - chùa Từ Nghiêm, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, để dự kiến nhân sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) và tu chỉnh Nội quy Phân ban đặc trách Ni giới Trung ương, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN chuẩn y. 

Nhân mùa an cư kiết hạ PL. 2557, Thường trực Phân ban đặc trách Ni giới Trung ương đã lập kế hoạch tổ chức các đoàn đi thăm và cúng dường các Trường hạ tại các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây và các Trường hạ tại Tp. Hồ Chí Minh.

Được sự chấp thuận của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Tôn giáo Chính phủ, Phân ban đặc trách Ni giới Trung ương đang xin phép Cục Báo chí – Bộ Thông tin Truyền thông xuất bản Nội san Hoa Đàm (tiếng nói của Nữ giới Phật giáo Việt Nam), do Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nguyện làm Tổng Biên tập.

1.10 Xuất gia:

Trong 6 tháng đầu năm, Ban Tăng sự các tỉnh, thành đã ký xác nhận cho 780 nam nữ Phật tử xuất gia tu học tại các tự viện.

- Hà Nội: 17 vị - Tp. Hồ Chí Minh: 355 vị
- An Giang: 27 vị - Bình Dương: 51 vị
- Thanh Hóa: 06 vị - Đồng Tháp: 118 vị
- Tp. Cần Thơ: 06 vị - Bà Rịa – Vũng Tàu: 34 vị
- Khánh Hòa: 60 vị - Tiền Giang: 58 vị
- Bắc Giang: 04 vị - Bình Phước: 08 vị
- Bình Thuận: 36 vị

2. Hoạt động của Ban giáo dục Tăng Ni:

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Ban giáo dục Tăng Ni Trung ương đã thực hiện một số công tác như sau:

- Củng cố nhân sự và thông qua kế hoạch chương trình hoạt động của Ban.
- Tham dự Lễ Tốt nghiệp Trường Trung cấp Phật học Bình Thuận, Bến Tre.
- Viếng lễ tang HT. Thích Tịnh Nhãn – Nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Định ; TT. Thích Thanh Chương – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Sóc Trăng.
- HT. Thích Đức Thanh – Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Huế nhận bằng Tiến sĩ danh dự tại Thái Lan, do Trường Đại học Maha- chulalongkornrajavidyalaya (MCU), tỉnh Ayutthaya - Thái Lan trao tặng. 

2.1. Học viện Phật giáo Việt Nam: Đang đào tạo 1.042 TNS ; 656 TNS chuẩn bị tốt nghiệp Cử nhân Phật học, gồm :

- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội: Có 304 Tăng Ni sinh theo học năm thứ 3 Khóa VI (2010 - 2014).
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế: tổ chức cho 122 Tăng Ni sinh thi tốt nghiệp, và 28 Tăng Ni sinh Viết Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Phật học Khóa V (2009 - 2013); khóa VI (2011 - 2015) có 61 Tăng, Ni sinh; chiêu sinh Khóa VII (2013 - 2017)
- Học viện Phật giáo tại Tp. Hồ Chí Minh: 506 TNS khóa VIII (2009 - 2013); 647 TNS khóa IX (2011 - 2015); chiêu sinh Khóa X (2013 - 2017). 
- Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ: Khóa II (2011 - 2015) có 30 Tăng sinh.

2.2. Lớp Cao đẳng Phật học: 438 TNS tốt nghiệp, đang đào tạo 724 TNS Cao đẳng Phật học, gồm:

- Tp. Hà Nội: 64 Tăng Ni sinh (gồm 28 Tăng sinh, 36 Ni sinh) tham dự kỳ thi tốt nghiệp khóa III (2010 - 2013) vào ngày 02, 03/5/2013.
- Tp. Hồ Chí Minh: 356 Tăng Ni sinh tốt nghiệp khóa V; Khóa VI có 407 TNS.
- Thừa Thiên Huế: 68 Tăng Ni sinh. 
- Quảng Nam: 18 TNS tốt nghiệp Khóa II (2010 - 2013); chuẩn bị chiêu sinh Khóa III (2013 - 2016).
- Lâm Đồng: 37 Tăng Ni sinh.
- Bà Rịa - Vũng Tàu: 88 TNS Khóa V (2011 - 2014) 
- Bạc Liêu : Khóa III (2011 – 2014), có 34 Tăng Ni sinh.
- Đồng Nai: Khóa I (2010 - 2013), có 90 Tăng Ni sinh.

2.3 Trường Trung cấp Phật học: 31 Trường, 877 TNS tốt nghiệp, đang đào tạo 3.751 TNS. 

- Tp. Hà Nội: 175 Tăng Ni sinh theo học năm thứ IV khóa VI (2010 - 2014). 
- Tp. Hồ Chí Minh: 421 TNS tốt nghiệp khóa VII; 484 TNS Khóa VIII (2011 - 2015); 488 TNS Khóa IX (2013 - 2017)
- Thừa Thiên Huế: 264 TNS khóa V (2009 - 2013); 135 TNS Khoá VI (2011-2015). 
- Tp. Đà Nẵng: 182 TNS đang học Khóa VI (2012 – 2016).
- Tp. Hải Phòng: 68 Tăng Ni theo học Khóa VI Trường Trung Cao đẳng Phật học Duyên hải Bắc Bộ.
- Tp. Cần Thơ: 100 TNS học Khóa I (2012 - 2016).
- An Giang: 78 Tăng Ni sinh theo học Khóa II (2012 - 2016).
- Bạc Liêu: 75 TNS Khóa 
- Bến Tre: 53 TN tốt nghiệp Khóa I (2009 - 2013); 60 TNS học Khóa II (2013 - 2017)
- Bình Dương: 194 TNS thi tốt nghiệp Khóa II (2010 - 2013); chiêu sinh khóa III (2013 - 2016).
- Bình Định: 178 Tăng Ni sinh học khóa VI (2011 - 2014).
- Bình Thuận: 97 TNS Khóa VII
- Bắc Ninh: 56 Tăng Ni sinh học khóa III
- Bà Rịa - Vũng Tàu: 161 TNS Khóa VII 2009 - 2014)
- Đồng Nai: 220 TNS học Khóa VI (2009 - 2014).
- Đồng Tháp: 75 Tăng Ni sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp khóa VI (2009 - 2013); chiêu sinh khóa VII. 
- Gia Lai: 70 TNS đang học Khóa I (2012 - 2015) 
- Hải Dương: 82 TNS theo học khóa VI (2010 - 2014)
- Kiên Giang: 42 TNS học Khóa IV (2011 - 2015)
- Khánh Hòa: 139 TNS học Khóa VI (2011 – 2014)
- Long An: 135 TNS theo học Khóa V (2011 - 2015)
- Lâm Đồng: 50 TNS học Khóa VII (2010-2014) 
- Ninh Thuận: 42 TNS theo học Khóa VI (2013 - 2016)
- Nam Định: 187 TNS học khóa V (2010 – 2014)
- Phú Yên: 28 TNS học Khóa IV (2011 - 2015)
- Quảng Nam: 68 TNS học Khóa VI (2010 - 2014)
- Quảng Ngãi: 50 Tăng Ni sinh Khóa II (2010 - 2014)
- Sóc Trăng: 70 TNS học Khóa VI (2012 - 2016)
- Tiền Giang: 134 TNS chuẩn bị thi tốt nghiệp khóa V (2009 – 2013)
- Trà Vinh: 45 TNS Khóa IV (2011 - 2015)
- Vĩnh Long: 130 TNS Khóa VI (2011 - 2015)

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tây Ninh đang lập thủ tục xin phép thành lập Trường Trung cấp Phật học.

2.4 Sơ cấp Phật học:

Nhằm mục đích cung cấp kiến thức Phật pháp căn bản cho các Tăng Ni trẻ mới xuất gia, Ban Chủ nhiệm các lớp Sơ cấp Phật học thực hiện việc giảng dạy theo chương trình do Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương biên soạn. Có khoảng trên 1.500 Tăng Ni sinh theo học các lớp Sơ cấp Phật học tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Hải Duơng, Nam Định, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đồng Nai, An Giang, Long An, Tiền Giang, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau…

2.5 Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer:

Do tính đặc thù của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer các Tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nên chương trình giáo dục đào tạo dành cho Hệ phái đều có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương Giáo hội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Dân tộc Trung ương và địa phương, Ủy ban Mặt trận các cấp, đã thành lập Trường Trung cấp Pali Nam bộ tại tỉnh Sóc Trăng, mở đầy đủ các lớp Vini, Pali Trung cấp, Sơ cấp, Khmer ngữ và bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3; mở lớp dạy Anh văn, tin học cho Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer tại các đơn vị có Phật giáo Nam tông Khmer. 

- Sóc Trăng: Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ có 170 vị sư sãi theo học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư.
- An Giang: 03 điểm học Sơ cấp Pali của Phật giáo Nam tông Khmer, có 60 Tăng sinh theo học, gồm Chùa Kol Bô Phức (27 Tăng sinh), Chùa Sà Lôn (11 Tăng sinh), chùa Thommít (22 Tăng sinh.

- Trà Vinh: 
+ Tiểu học ngữ văn Khmer (lớp 1 - 5): 911 lớp, 20.750 chư Tăng và thanh niên sinh theo học.
+ Lớp Sơ cấp Phật học: 97 lớp, 2.416 chư Tăng và thanh niên theo học. 
+ Lớp Trung cấp Phật học: 13 lớp, 367 chư Tăng và thanh niên theo học.

- Kiên Giang: 
+ Hội ĐKSSYN tổ chức thi tốt nghiệp Tiểu học Pali và Kinh Luận Giới Trây, Tô, Ek, lớp 5 Khmer ngữ năm 2013 tại Hội đồng thi chùa Rạch Sỏi, Tp. Rạch Giá. Có 247 thí sinh dự thi.
+ Tổ chức 08 lớp dạy thiền cho chư Tăng, tu nữ và Phật tử. Có 485 thiền sinh tham dự tại các điểm: chùa Sóc Xoài, chùa Rạch Sỏi, chùa Khlang Mương, chùa Tà Bết, chùa Thiên Trúc. 

- Bạc Liêu: 81 chư Tăng theo học các lớp Pali, Vini tại 03 điểm Trường. 
- Vĩnh Long: Có 65 Tăng sinh theo học Lớp 03 Sơ cấp Phật học.
- Cà Mau: Có 3 Lớp Sơ cấp Phật học Pali, với 55 Sư sãi theo học.

Ngoài ra, còn có nhiều Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer theo học các Trường Đại học, Cao đẳng tại Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh với các chuyên ngành như: Luật, công nghệ thông tin, kế toán, du lịch, Anh văn, trường Chính trị, điêu khắc gỗ và 75 chư Tăng đang du học tại các nước như Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ. 

2.6 Tăng Ni sinh du học:

Giáo hội đã cho phép và giới thiệu 250 Tăng Ni du học tại Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar. 

Có trên 50 Tăng Ni hoàn tất chương trình Tiến sĩ, Thạc sỹ Phật học Ấn Độ, Trung Quốc và đã về nước, hiện đang công tác tại các cấp Giáo hội, Ban Viện Trung ương, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo và các cơ sở giáo dục Phật giáo.

Trong 6 tháng đầu năm, Tăng Ni sinh du học Trung Quốc, có 01 Ni sinh vừa tốt nghiệp Tiến sĩ, 10 tốt nghiệp Thạc sĩ.

1. Hoạt động của Ban Hoằng pháp: 

3.1 Nhân sự:

Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, HT. Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự được tái suy cử chức vụ Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương nhiệm kỳ VII (2012 - 2017). 

Thực hiện Thông tư của Giáo hội về việc cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ mới, Ban Hoằng pháp đã thiết lập danh sách nhân sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) và dự thảo Tu chỉnh Nội quy Ban Hoằng pháp Trung ương, đệ trình Ban thường trực Hội đồng Trị sự thông qua.

3.2 Đào tạo Giảng sư: 

Để đào tạo nhân sự cho ngành Hoằng pháp, Ban Hoằng pháp Trung ương tiếp tục chương trình đào tạo Giảng sư tại cơ sở chùa Hòa Khánh, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. 

+ Khóa VI (2012 - 2015): Cao cấp Giảng sư, có 60 Tăng Ni; Trung cấp Giảng sư, có 45 Tăng Ni.
+ Khóa VII (2013 - 2016): Cao cấp Giảng sư, có 75 Tăng Ni; Trung cấp Giảng sư, có 69 Tăng Ni.

3.3 Công tác thăm viếng và thuyết giảng:

Nhân mùa An cư Kiết hạ PL. 2557, chư Tôn đức Ban Hoằng pháp Trung ương đã tham gia công tác thuyết giảng tại các khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang tổ chức; Tổ chức đoàn thăm viếng, cúng dường và thuyết giảng tại trường hạ tại các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, miền Đông, miền Tây và Trường hạ các tỉnh, thành phía Bắc.

Chương trình thuyết giảng Phật pháp tại các giảng đường, các đạo tràng, các khóa tu tập như Một ngày an lạc, Tìm lại Chính mình, Bát Quan trai, Niệm Phật, Trì chú, tụng kinh Pháp Hoa, hành thiền, giảng dạy các lớp giáo lý luôn được Ban Hoằng pháp Trung ương và địa phương thực hiện liên tục, đồng bộ từ hình thức đến nội dung như chương trình thuyết giảng . Chương trình giảng dạy giáo lý được phát triển đến các đơn vị Tự viện, vùng sâu vùng xa như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Đak Lak, Gia Lai, Đak Nông, Quảng Trị, … mỗi điểm giảng trung bình có từ 300 đến trên 1000 Phật tử thính pháp. 

3.4 Hội thi giáo lý:

Hướng đến Đại lễ Phật đản PL. 2557 và kỷ niệm 50 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân, hiệp kỵ chư Thánh tử Đạo đã hy sinh cho Đạo pháp trường tồn và Dân tộc độc lập, thống nhất đất nước, Ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại một số tỉnh, thành đã tổ chức Hội thi giáo lý như: Tiền Giang, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu v.v…. 
Nhìn chung, công tác Hoằng pháp hoạt động đều đặn, nhiều chương trình thuyết giảng, khóa tu phong phú thu hút được đông đảo đồng bào Phật tử tham gia. Đặc biệt là sự kết hợp giữa hoằng pháp, từ thiện xã hội và hướng dẫn Phật tử nên công tác hoằng pháp ngày càng đạt nhiều hiệu quả. 

4. Hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử:

4.1 Tổ chức nhân sự:

Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã tổ 03 phiên họp để dự kiến danh sách nhân sự của Ban và các Phân ban nhiệm kỳ VII (2012 - 2017); tu chỉnh Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN chuẩn y. 

4.2 Hoạt động Thanh thiếu nhi phật tử: 

+ Tiếp sức mùa thi:

Tiếp sức mùa thi là một trong những hoạt động của Tiểu ban Thanh thiếu nhi Phật tử. Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Tiểu ban Thanh thiếu nhi Phật tử kết hợp báo Giác Ngộ tổ chức Chương trình Tiếp sức mùa thi 2013, đang diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Cần Thơ và Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng). Dự kiến sẽ đón nhận và hỗ trợ các suất ăn chay, chỗ ở, phương tiện di chuyển cho khoảng 10.000 thí sinh các nơi về 03 thành phố nêu trên dự thi Đại học, trong thời gian từ ngày 28/6 đến ngày 11/7/2013.

Tại Hà Nội, Ban Trị sự GHPGVN, Ban Hướng dẫn, Ban Hoằng pháp Tp. Hà Nội tổ chức Lễ cầu nguyện và tư vấn mùa thi năm 2013 cho học sinh, sinh viên con em Phật tử chuẩn bị thi tốt nghiệp lớp 9, lớp 12 và thi vào các trường Cao đẳng, Đại học, tại chùa Bằng A, quận Hoàng Mai và chùa Sùng Phúc, quận Long Biên, Tp. Hà Nội. 

Ngoài ra, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Tp. Đà Nẵng đã có những phiên họp cụ thể trong công tác tiếp sức mùa thi năm 2013, như phục vụ cơm chay, chỗ ở miễn phí cho thí sinh và người nhà thí sinh, đưa đón thí sinh đến trường thi v.v… 

+ Trại hè, khóa tu mùa hè:

Để tạo một sân chơi lành mạnh cho con em gia đình Phật tử, sinh viên học sinh, trong 6 tháng đầu năm, một số đơn vị đã tổ chức thành công các hội trại, có hàng ngàn thanh thiếu niên Phật tử, đoàn sinh, huynh trưởng tham dự hội trại, như: 

 Sóc Trăng: Tổ chức "Lửa Trại Mừng Xuân Di Lặc năm Quý Tỵ” và chương trình "Bếp lửa mùa xuân”.

 Kiên Giang: 160 trại sinh tham dự Trại Lục Hòa lần thứ VII ngành Thiếu tổ chức tại chùa Tam Bảo, Hà Tiên.

 Đồng Tháp: 1.000 thanh thiếu niên Phật tử tham dự trại hè Hiểu và Thương.

 Vĩnh Phúc: 700 thanh thiếu niên tham dự khóa tu dịp hè tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

 Tp. Đà Nẵng: Tổ chức Trại Dũng cho Đoàn sinh Thiếu Nam GĐPT tại chùa Pháp Hoa Sơn, huyện Hòa Vang.

 Bến Tre: Khóa tu mùa hè "Ươm mẫm tương lai” tổ chức tại chùa Kim Long, huyện Chợ Lách, có 394 em tham dự.

 Các tỉnh Ninh Thuận, Gia Lai, Phú Thọ, Nam Định, Lào Cai, Thanh Hóa … tổ chức Trại hè và khóa tu mùa hè cho thanh thiếu niên Phật tử. 

 Nghệ An: Thành lập Câu lạc bộ Gia đình Vườn Tuệ.

Đặc biệt, chương trình Hội trại "Tuổi trẻ - Phật giáo” nhằm mục đích tạo điều kiện cho các em học sinh, sinh viên, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được sinh hoạt, vui chơi lành mạnh sau những ngày tháng miệt mài làm việc và học tập, do Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương kết hợp với Báo Giác Ngộ tổ chức hằng năm, năm 2013 hội trại với chủ đề "Khơi nguồn an lạc” sẽ tổ chức vào ngày 27, 28 tháng 7 năm 2013, tại Khu du lịch Paradise, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Dự kiến 1.000 học sinh, sinh viên, thanh niên (tuổi từ 14 đến 30) tham dự. 

4.3. Sinh hoạt Phân ban Cư sĩ phật tử:

Thông qua thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử các cấp, chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì và quý vị giảng sư, công tác tổ chức quản lý, hướng dẫn sinh hoạt tu học của hàng Phật tử tại gia khá tốt; các đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý… ngày càng phát triển về chất lượng cũng như số lượng Phật tử tham dự. Có 483.079 Phật tử tham gia sinh hoạt tu học định kỳ tại các đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý và thính pháp tại các giảng đường, như:

- Đạo tràng Bát Quan trai: 960 đơn vị, có 174.883 Phật tử tham dự.
- Đạo tràng Tu thiền: 27 đơn vị, có 8.725 Phật tử tham dự. 
- Đạo tràng niệm Phật, Phật thất: 362 đơn vị, có 38.868 Phật tử tham dự.
- Đạo tràng Pháp hoa: 226 đơn vị, có 39.722 Phật tử tham dự.
- Khóa tu một ngày An lạc: 59 đơn vị, có 7.550 Phật tử tham dự.
- Hội quy (Hội này dành cho những Phật tử đã quy y Tam bảo, sinh hoạt tu học ở chùa các tỉnh thành phía Bắc) và các mô hình tu học khác như: Mật tông, Đại Bi, Địa Tạng, Lương Hoàng Sám,...: 1163 đơn vị, có 174.374 Phật tử tham dự.
- Câu lạc bộ Thanh Thiếu nhi Phật tử: có 49 đơn vị, có 7.405 Phật tử tham dự.
- Lớp giáo lý : 118 lớp, 12.522 Phật tử tham dự.
- Về giảng đường thuyết pháp: 92 đơn vị, có 19.030 Phật tử tham dự.

4.4 Sinh hoạt Phân ban Gia đình phật tử:

a. công tác thống kê:
+ Số lượng đơn vị GĐPT : 1.002 Đơn vị .
+ Số lượng Huynh trưởng các cấp : 8.846 Huynh trưởng
+ Số lượng Đoàn sinh các ngành : 62.046 Đoàn sinh
+ Tiêu biểu:
o Tp. HCM: 24 đơn vị GĐPT, 246 Huynh trưởng, 1.160 đoàn sinh.
o Bình Dương: 09 đơn vị Gia đình Phật tử. 437 đoàn sinh. 
o Tây Ninh: 03 đơn vị GĐPT
o Quảng Trị: 165 GĐPT
o Gia Lai: 33 đơn vị GĐPT, 206 Huynh trưởng, 1868 đoàn sinh.
o Kiên Giang: 08 đơn vị GĐPT, 62 Huynh trưởng, 541 đoàn sinh.
o Bạc Liêu: 04 đơn vị GĐPT, 130 đoàn sinh.
o Bà Rịa – Vũng Tàu: 26 đơn vị GĐPT, 216 Huynh trưởng, 1.147 ĐS.
b. Các hoạt động, sinh hoạt, tu học:

Dưới sự hướng dẫn chung của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Tp. Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Khánh Hòa đã Khai khóa huấn luyện, tu học cho Kiên, Trì, Định, Lực cho các Huynh trưởng; tổ chức các trại huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, Đội, Chúng trưởng và Đầu thứ đàn.

Tổ chức thăm viếng Phân ban Gia đình Phật tử các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tp. Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…

4.5 Cấp thẻ chứng nhận phật tử :

Tiếp tục thực hiện công tác cấp thẻ chứng nhận tín đồ Phật tử, trong 6 tháng đầu năm, Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Nam Định đã cấp 2.500 thẻ chứng nhận Phật tử. 

4.6 các công tác khác:

Bên cạnh việc chăm lo phát triển công tác của Ban, các thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử, Phân ban Cư sĩ Phật tử, Gia đình Phật tử Trung ương đã thăm hỏi, chia sẻ, tặng quà cho đồng bào nghèo, hiến máu nhân đạo, hỗ trợ sinh viên, học sinh nghèo hiếu học, vượt khó; tham gia công tác tổ chức Đại lễ Phật đản, Lễ kỷ niệm 50 Bồ tát Thích Quảng Đức và chư Thánh Tử đạo vị Pháp thiêu thân; Lễ tưởng niệm chư Tôn đức Giáo phẩm, Tăng Ni viên tịch; Lễ húy kỵ các Huynh trưởng đã tạ thế, thăm viếng và hỗ trợ các Huynh trưởng, đoàn sinh có hoàn cảnh khó khăn v.v…

Nhìn chung, hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử với các Phân ban Gia đình Phật tử, Phân ban Cư sĩ Phật tử tất cả đều nỗ lực hoạt động theo Hiến chương Giáo hội, Nội quy của Ban và cố gắng thực hiện có kết quả chương trình hoạt động của Ban đã đề ra. Tuy nhiên, do nhiều đặc điểm khác nhau của các địa phương, các hệ phái, lễ nghi truyền thống và sinh hoạt nên việc triển khai các hoạt động còn một vài trở ngại. 

5. Hoạt động của Ban Nghi lễ: 

5.1 Nhân sự:

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Ban, thực hiện thông báo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Nghi lễ Trung ương do HT. Thích Trí Tâm làm Trưởng ban đã tổ chức nhiều phiên họp tu chỉnh Nội quy hoạt động của Ban và dự kiến nhân sự Ban Nghi lễ Trung ương nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y.
5.2 Đại Lễ Phật Đản PL. 2557:

Theo tinh thần thông bạch số 048/TB.HĐTS ngày 06/03/2013 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, V/v tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2557, Ban Nghi lễ Trung ương và Ban Nghi lễ Giáo hội các tỉnh thành đã tích cực đóng góp trong công tác tổ chức Đại lễ Phật đản tại Trung ương và địa phương, với các hoạt động như: 

- Cử hành Nghi thức đón mừng Phật đản sanh tại Lễ đài tập trung của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự các tỉnh, thành phố và quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 

- Tham gia công tác tổ chức tuần lễ Phật đản do Ban Trị sự các tỉnh, thành phố tổ chức từ ngày mùng 8 đến ngày Rằm tháng tư âm lịch với các chương trình hoạt động như thuyết giảng ý nghĩa Phật đản, Văn nghệ chào mừng Phật đản sanh; triển lãm hình ảnh, tranh tượng, pháp khí Phật giáo; Lễ hội hoa đăng, ẩm thực chay, diễu hành xe hoa, rước kiệu hoa, phóng sanh đăng v.v… 

Nhìn chung, Đại Lễ Phật đản được Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức trang nghiêm trọng thể, mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam; đồng thời, tại các Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường đều tổ chức Đại Lễ Phật đản một cách trang nghiêm, thể hiện lòng tôn kính đối với Đức Phật. 

5.3 An cư Kiết hạ:

Thực hiện tinh thần Thông bạch số 047/TB.HĐTS ngày 06/03/2013 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, hướng dẫn việc tổ chức An cư kiết hạ PL. 2557. Theo Phật giáo Bắc truyền Tăng Ni an cư kiết hạ vào ngày 16/04 âl đến 16/07 âl; chư Tăng Phật giáo Nam tông An cư kiết hạ từ ngày 16/6 âl đến ngày 16/09 âl. 

Ban Nghi lễ Trung ương, Ban Nghi lễ GHPGVN các tỉnh, thành đã tham gia công tác tổ chức nghi lễ khai hạ tại các Trường hạ; cử chư Tôn đức thành viên Ban Nghi lễ Trung ương và các tỉnh, thành tham gia ban giảng huấn tại các trường hạ, thuyết giảng và hướng dẫn về một số nghi lễ Phật giáo áp dụng cho các buổi lễ. Ngoài ra, các thành viên Ban Nghi lễ còn tham gia Ban Giảng huấn khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì do Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành tổ chức qua phần trình bày về Nghi lễ Phật giáo. Đồng thời, tại một số Tự viện, tùy trú xứ của các thành viên trong Ban Nghi lễ tổ chức các lớp Đào tạo kiến thức cơ bản về Nghi lễ như chùa Định Thành, chùa Viên Giác … Tp. Hồ Chí Minh. 

5.4 Giới đàn:

Để duy trì mạng mạch của Như Lai với tinh thần "Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, Ban Nghi lễ Trung ương, Ban Nghi lễ GHPGVN các tỉnh, thành đã tham gia công tác Khai Đại giới đàn do Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An tổ chức, góp phần cho các Đại giới đàn thành tựu viên mãn, giới tử giới thể châu viên. Ban Nghi lễ sẽ tiếp tục hỗ trợ phần nghi lễ cho Đại giới đàn do Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, Bình Định tổ chức trong thời gian tới.

5.5 Lễ Quy y và các ngày Lễ vía trong Phật giáo:

Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Phật tử, Ban Nghi lễ Trung ương, Ban Nghi lễ GHPGVN các tỉnh, thành, các cơ sở Tự viện đã tổ chức lễ cầu an đầu xuân tết Nguyên đán, lễ cúng Rằm tháng Giêng, tháng Mười, lễ Vu lan Báo hiếu ngày rằm tháng 7 – ngày xá tội vong nhân, ngày đền ơn đáp nghĩa, Lễ Phật xuất gia, Thành đạo, nhập Niết bàn, Lễ vía Đức Phật A Di Đà, Lễ vía Bồ tát Quán Âm v.v… tạo được niềm tin Phật giáo cho đồng bào Phật tử tại địa phương. 

Trong 6 tháng đầu năm, tại các địa phương, Ban Nghi lễ đã phối hợp với Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử tổ chức Lễ Quy y cho 6.899 Phật tử Quy y Tam bảo, gồm:

- Lào Cai: 2.000 Phật tử Quy y (Chùa Tân Bảo 900, chùa Liên Hoa 300, chùa Thiên Trúc 320, khu vực Bảo Yên 185, khu vực huyện Bắc Hà 120, khu vực huyện Bát Xát 135, chùa Cam Lộ 120 Phật tử).
- Lạng Sơn: 320 Phật tử Quy y
- Quảng Bình: 500 Phật tử Quy y
- Thanh Hóa: 2.145 Phật tử Quy y (Chùa Vĩnh Thái 620, chùa Thanh Hà 470, chùa Linh Cảnh 300, chùa Khánh Quang 125, chùa Hòa Long 500, chùa Lễ Động 130)
- Hòa Bình: 1.000 Phật tử Quy y.
- Yên Bái: 934 Phật tử Quy y.

Đặc biệt, hằng năm vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch, tại chùa Thành, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn và Đạo tràng chùa Thành tổ chức Lễ chúc thọ cho Phật tử tuổi chẵn như 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 và từ 100 tuổi trở lên. Lễ chúc thọ tập thể này đã thực sự trở thành ngày hội không những đối với các Phật tử mà còn là ngày hội của những người con, người cháu của các Cụ. Vì đây là dịp để con cháu các Cụ bày tỏ lòng hiếu kính đối với cha mẹ, ông bà của mình. Năm nay, có 300 Phật tử cụ ông, cụ bà được làm lễ chúc thọ trong không khí trang nghiêm, ấm áp nghĩa tình, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khi thực hiện lời Phật dạy: "Phụ mẫu tại đường, như Phật tại thế”.

5.6 Lễ Tưởng niệm, Tang lễ:

+ Lễ tưởng niệm Bồ tát Quảng Đức và chư Thánh Tử đạo:

Để tưởng niệm công đức hy sinh to lớn của Bồ tát Thích Quảng Đức, đã vì Pháp thiêu thân cúng dường Tam bảo, cầu nguyện Đạo pháp trường tồn, nước nhà độc lập, thống nhất, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc; nhất là Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay kế thừa sự nghiệp Phật giáo Việt Nam được tồn tại và không ngừng phát triển, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã có thông tư số 095/TT.HĐTS ngày 28/3/2013, hướng dẫn việc tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm bồ tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân (1963 - 2013).

Thực hiện thông báo đặc biệt này, tại Trụ sở Văn phòng 1 Trung ương Giáo hội – Chùa Quán Sứ, Hà Nội; Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội – Thiền viện Quảng Đức, Tp. Hồ Chí Minh đã trọng thể tổ chức Lễ Kỷ niệm Bồ tát Thích Quảng Đức và chư Thánh Tử đạo vị Pháp thiêu thân. 

Tại công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, quận 3, Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tưởng niệm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân và tưởng niệm chư Thánh Tử đạo, có rất đông Tăng Ni, Phật tử và lãnh đạo chánh quyền thành phố, quận 3 tham dự, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm.

Đồng thời, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kiên Giang, Gia Lai, Thanh Hóa, Quảng Trị, Lào Cai, Bắc Kạn, Bình Thuận… đã trọng thể tổ chức Lễ Kỷ niệm Bồ tát Quảng Đức và chư Thánh tử đạo trang nghiêm, trọng thể. 
Đặc biệt, nhân kỷ niệm 50 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963 - 2013), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm tại chùa Long Sơn, Tp. Nha Trang trong 03 ngày 19 – 21/4/âm lịch, với các chương trình như: Khai mạc Đại lễ, Triển lãm chủ đề "Ngọn lửa và Trái tim”, lễ tưởng niệm, giao lưu với chủ đề "Nhân chứng và thời đại”, hành hương về nơi Bồ tát đản sanh, thuyết trình với chủ đề "Từ Áo Lam tử Đạo đến Ngọn lửa Quảng Đức”, sinh hoạt tuổi trẻ với chủ đề "Uống nước nhớ nguồn”, thuyết pháp với chủ đề "tinh thần Tri ân, Báo ân qua sự kiện tưởng niệm 50 năm Pháp nạn Phật giáo” và đêm văn nghệ cúng dường trong lễ Bế mạc. Có hơn 15.000 lượt người đã hành hương, tham gia các hoạt động trong 3 ngày diễn ra Đại lễ. 

Được sự cho phép của Trung ương Giáo hội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Học viện Phật giáo Việt Nam phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đồng tổ chức Hội thảo khoa học "Năm mươi năm phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam (1963 - 2013)”, tại Khu Du lịch Phương Nam, số 15/12 Khu phố Trung, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương vào ngày 11/6/2013, với sự tham dự của các học giả, nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ, Tăng Ni sinh và Phật tử. 

+ Lễ Tưởng niệm chư Tôn đức giáo phẩm viên tịch: 

Tại Văn phòng 1, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và các tự viện đã trọng thể tổ chức Lễ tưởng niệm Trưởng lão HT. Thích Tâm Tịch, HT. Thích Trí Thủ, HT. Kim Cương Tử, HT. Thích Tâm Thông, HT. Thích Huệ Thành, NT. Huỳnh Liên v.v… trang nghiêm long trọng, thể hiện trọn vẹn tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật. 

+ Lễ tang: 

Ban Nghi lễ Trung ương kết hợp với Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hải Phòng, Đak Lak, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Nam, Vĩnh Long, Bến Tre tổ chức tang lễ:

- Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích – Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN, chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội, Viện chủ Tổ đình Hội Xá, viên tịch ngày 23/3/2013. Trụ thế 101 năm, Hạ lạp 76 năm.

- Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Mẫn - Thành viên Hội đồng chứng minh, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hải Phòng, nguyên Trưởng ban Từ thiện Xã hội Trung ương, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại Hà Nội, nguyên Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hải Phòng, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học thành phố Hải Phòng, Trụ trì Tổ Đình Nam Hải, Thiên Phúc (Trà Phương), Vĩnh Phúc, phường Quán Trữ, quận Kiến An, Tp. Hải Phòng, viên tịch ngày ngày 29/4/2013 (nhằm ngày 20 tháng 3 năm Quý Tỵ). Trụ thế 91 năm, Hạ lạp 65 năm.

- Đại lão Hòa thượng Thích Chơn Ngộ - Thành Viên Hội Đồng Chứng Minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Nam, Nguyên Trưởng Ban Tăng Sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam, Viện chủ Tổ đình Tịnh Độ, phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ. Viên tịch ngày 02 tháng 3 năm 2013 (nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Quý Tỵ). Trụ thế 101 năm, Hạ lạp 67 năm.

- Đại lão Hòa thượng Thích Từ Nhơn – Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nguyên Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự THPG Tp. Hồ Chí Minh, Trụ trì Việt Nam Quốc Tự, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, Viện chủ chùa Phước Thạnh, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, viên tịch ngày 25/4/2013 (nhằm ngày 16 tháng 3 năm Quý Tỵ). Trụ thế 88 năm, Hạ lạp 68 năm.

- Hòa thượng Thích Giác Đức - Thành Viên Hội Đồng Chứng Minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre, Cố vấn chùa Tiên Đài, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, viên tịch ngày 05/6/2013 (nhằm ngày 27 tháng 4 năm Quý Tỵ), Trụ thế 86 năm, Hạ lạp 62 năm.

- Hòa thượng Thích Giác Dũng – Thành Viên Ban Thường trực Hội Đồng Chứng Minh, Nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đak Lak, Nguyên Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đak Lak, Trưởng Giáo đoàn III Hệ phái Khất sĩ, Viện chủ Tịnh xá Ngọc Quang, Tp. Ban Ma Thuột, viên tịch ngày 05/4/2013 (nhằm ngày 25 tháng 02 năm Quý Tỵ. Trụ thế 84 năm, Hạ lạp 44 năm.

- Đại lão Hòa thượng Thích Từ Hiệp - Thành Viên Hội Đồng Chứng Minh, Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh, Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quận 4, Viện chủ chùa Long Bửu, chùa Phước Duyên, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh. Viên tịch vào lúc 08giờ50 ngày 18 tháng 5 năm 2013 (nhằm ngày 09 tháng 4 năm Quý Tỵ). Trụ thế 94 năm, Hạ lạp 70 năm.

- Hòa thượng Thích Đắc Pháp - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN Vĩnh Long, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Vĩnh Long, Viện chủ Thiền viện Sơn Thắng, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, viên tịch ngày 18/01/2013 (nhằm ngày 07 tháng 12 năm Nhâm Thìn) Trụ thế 76 năm, Hạ lạp 51 năm.

- Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh; Ủy viên Hội đồng Trị sự; Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định; Viện chủ Tổ đình Thiên Đức, huyện Tuy Phước. Viên tịch, ngày 20 tháng 4 năm 2013 (nhằm ngày 11 tháng 3 năm Quý Tỵ). Trụ thế 83 năm, Hạ lạp 63 năm.

- Hòa thượng Thích Huệ Hiền – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ nhiệm Lớp Cao đẳng Phật học tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Tổ đình Long Thiền, Trụ trì chùa Thanh Long, Tp. Biên Hòa. Viên tịch ngày 09/3/2013 nhằm ngày 28 tháng Giêng năm Quý Tỵ Trụ thế 60 năm, Hạ lạp 40 năm.

- Hòa thượng Thích Chơn Thành - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Thuận, Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni Tỉnh Bình Thuận, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Thuận, Trụ trì chùa Tỉnh Hội Phật Ân, Tp. Phan Thiết. Viên tịch ngày 11/3/2013 nhằm ngày 30 tháng Giêng năm Quý Tỵ. Trụ thế 74 năm, Hạ lạp 46 năm.
Tang lễ chư Tôn đức Giáo phẩm được tổ chức trang nghiêm trọng thể, có hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử, chính quyền các cấp tham dự.

Ban Nghi lễ Trung ương và Môn đồ Pháp quyến trọng thể tổ chức Tang lễ Hòa thượng Thích Hoằng Đức - Phó ban Nghi lễ Trung ương; viếng lễ tang HT. Thích Giác Thức – Ủy viên Ban Nghi lễ Trung ương, Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Bến Tre; HT. Thích Thanh Khánh – Nguyên Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội và chư Tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ tại địa phương viên tịch. 

6. Hoạt động của Ban Văn hóa:

6.1 Tổ chức, nhân sự: 

Tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VII tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào trung tuần tháng 11/2012, HT. Thích Trung Hậu đã được Đại hội tái suy cử đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Văn hóa Trung ương nhiệm kỳ 2012 – 2017; đã dự kiến nhân sự nhiệm kỳ VII và tu chỉnh Nội quy của Ban, trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thông qua. 

6.2. Tạp chí, báo viết và báo điện tử, Nội san: 

- Tạp chí Văn hóa Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay đã xuất bản được 179 số, mỗi số 10.000 quyển. Mỗi tháng xuất bản 02 số. 
- Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân Viện NCPH xuất bản được 120 số. 
- Tạp chí Nghiên cứu Phật học Khuông Việt.
- Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, đến nay đã xuất bản 30 số. Mỗi tháng xuất bản một số.
- Ấn phẩm Văn hóa Phật giáo Việt Nam của Ban Văn hóa Trung ương, 3 tháng 01 số. Đến nay đã xuất bản 12 số. 
- Tuần báo Giác ngộ xuất bản đến số 698, mỗi số 12.000 quyển; Nguyệt san xuất bản đến số 207, mỗi số 7000 quyển. Các số báo đặc biệt như báo Xuân, báo Phật đản, Vu Lan, Thành đạo được đọc giả đánh giá cao về mặt nội dung và hình thức. 
- Báo điện tử: Trang báo điện tử của Trung ương GHPGVN, Giác ngộ online, Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban Thông tin Truyền thông, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Tạp chí Ánh Đạo Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đak Lak, Đak Nông, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nam Định, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Nam tông Khmer, Đạo Phật Ngày nay, Phật tử Việt Nam, Phân ban đặc trách Ni giới Trung ương… đăng tải những tin tức, hoạt động Phật sự của Giáo hội và địa phương đến đọc giả một cách nhanh nhất, số lượt người truy cập trang web ngày càng tăng. 

- Tờ Nội san Phật học của các Tỉnh, Thành như Nội san Hoằng pháp (Ban Hoằng pháp GHPGVN Tp. Hà Nội), Nội san Hoa từ (Ninh Thuận), Nội san Hoa Từ (Tp. Đà Nẵng), Hương sen (Bình Dương), Hương Từ Bi (Đak Nông), Hương Từ Bi (Kiên Giang) Nội san Vô Ưu (Đak Lak), Nội san Quảng Đức (Khánh Hòa), Đuốc sen (Tịnh xá Trung Tâm, quận Bình Thạnh), Nội san chùa Hòa Khánh (Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh), Nội san Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Tập san Đạo Phật ngày nay, Du lịch Tâm linh v.v… thông thường mỗi năm 3 số vào dịp Lễ Phật đản, Vu lan và Phật Thành đạo đã đăng tải những nội dung giáo lý Phật giáo và tình hình sinh hoạt Phật sự tại địa phương.

6.3 Biên soạn, sáng tác, dịch thuật, in ấn: 

- Trong 6 tháng đầu năm, Ban Văn hóa đã tiếp tục xuất bản Tập san Văn hóa Phật giáo Việt Nam phục vụ mùa Phật đản PL. 2557 và kỷ niệm 50 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân; tiếp tục phiên dịch tập 32 (tập cuối) của Luận Tạng Việt Nam. 
- Tổ in ấn và phát hành Kinh sách thuộc Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện 30/72 đầu sách, với tổng số là 214.500 bản.

6.4 Sinh hoạt văn hóa, triển lãm, văn nghệ:

Như thông lệ, hàng năm vào dịp Đại lễ Phật Đản, Kỷ niệm ngày Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân và các Lễ hội Phật giáo… Ban Văn hóa Trung ương và Ban văn hóa Giáo hội các tỉnh, thành phối hợp với Phân ban GĐPT tổ chức Văn nghệ cúng dường và phục vụ đồng bào Phật tử, tạo nên không khí hân hoan, sinh động.

Tuần lễ Văn hóa Phật đản gồm các hoạt động như thuyết giảng, văn nghệ, ẩm thực chay, triển lãm, hội thi giáo lý, tọa đàm, diễu hành xe hoa, thuyền hoa, hoa đăng, hội trại v.v… được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp tổ chức trang nghiêm và trọng thể. Tại mỗi lễ đài tập trung có hàng ngàn Tăng Ni, đại diện chính quyền các cấp và đồng bào Phật tử tham dự.

6.5 Trùng tu, Tôn tạo chùa chiền:

Được sự giúp đỡ của Quý Cơ quan chức năng các cấp, một số cơ sở tự viện tại các Tỉnh, Thành đã được trùng tu, tôn tạo như:

- Tp. Hà Nội: Lễ lạc thành công trình xây dựng Tổ đường Quán Sứ…
- Tp. Hồ Chí Minh: Phòng Trưng bày Nhà Truyền thống Văn hóa Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh (chùa Phổ Quang, quận Tân Bình) tiếp tục sưu tập, trưng bày tư liệu, pháp khí, hình ảnh… 
- Nam Định: Tiếp tục thi công công trình Trung tâm Trúc Lâm Thiên Trường, với diện tích 34.000m2 ; đã hoàn thành công trình Pho tượng Đức Phật Thích Ca thuyết pháp nặng 150 tấn đồng, trị giá gần 80 tỷ, do Tập đoàn Nam Cường hỷ cúng. Đây là Pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất khu vực Đông Nam Á. 
- Quảng Bình: Xây dựng Trụ sở GHPGVN tỉnh. 
- Gia Lai: Xây dựng hoàn tất Văn phòng Trường Trung cấp Phật học Gia Lai; Ban Trị sự lập 02 đề án xây dựng các công trình tâm linh tại Núi Một xã Chư Jôr, và núi Chư Pao huyện Chư Păh trình UBND tỉnh xét cấp đất. 
- Bạc Liêu: Lễ lạc thành công trình trùng tu Di tích lịch sử văn hóa chùa Giác Hoa. Công trình được thực hiện trong thời gian 02 năm, gồm 13 hạng mục với tổng kinh phí 21 tỉ 500 triệu đồng.
- Thừa Thiên Huế: Tổ chức Lễ đặt đá trùng tu và đúc Đại hồng chung Tổ đình Tường Vân. 
- Hòa Bình: Thi công chùa Hòa Bình Phật Quang, đền Mẫu và một số hạng mục công trình trong khu vực văn hóa tâm linh tại đồi Ba Vành, Tp. Hòa Bình.
- Vĩnh Phúc: Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đặt đá xây móng tượng Phật 49 mét và khánh thành phần đầu tượng Phật cao 16 mét bằng thạch cao để chuyển sang giai đoạn tạc bằng đá hoa cương. Ước tính trị giá pho tượng khoảng 300 tỷ đồng. 
- Hà Tĩnh: Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh – chùa Cảm Sơn khởi công xây dựng ngôi Tam bảo và nhà thờ Tổ (bằng gỗ), dự kiến khoảng 15 tỷ đồng.
- Thái Nguyên: Chùa Phù Liễn – Trụ sở Ban Trị sự tạc tượng Phật Ngọc Di Lặc.
- Lào Cai : Ban Trị sự đã lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh quan tâm và tạo điều kiện mở rộng và hình thành Quần thể Tâm linh Tân Bảo (nơi có trụ sở Ban Trị sự). 
- Cao Bằng : Động thổ khởi công xây dựng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc,xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, nơi biên giới của Tổ quốc. 
- Kon Tum, Yên Bái: Xây dựng lại Trụ sở Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh. 
- Lạng Sơn: Đã lập đề án đề nghị UBND tỉnh cấp đất xây dựng Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự. 
- Tp. Hải Phòng: Chuẩn bị cho công tác xây dựng lại Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hải Phòng, Trường Trung Cao đẳng Phật học. Dự kiến kinh phí 100 tỷ đồng. 

Với nhận thức chùa là cơ sở, là kho tàng di sản vô giá, là văn hóa vật thể của Giáo hội và của dân tộc, là môi trường rèn luyện đạo đức cá nhân, là giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước rất sâu sắc, với kiến trúc nghệ thuật văn hóa lâu đời, nên các vị trụ trì cùng Tăng Ni, Phật tử đều nỗ lực trùng tu, giữ gìn ngôi Tam bảo, do vậy kinh phí trùng tu các tự viện trung bình từ vài trăm triệu đến vài tỷ hoặc vài chục tỷ đồng. 

6.7 Xác lập kỷ lục Phật giáo, Công nhận di tích lịch sử:

- Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đón nhận xác lập kỷ lục Tượng Phật Nhập Niết bàn bằng đá Saphir chùa Hội An đạt kỷ lục lớn nhất Việt Nam do Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận; Tượng Phật Nhập Niết bàn nằm trên mái chùa dài nhất Châu Á, do Tổ chức xác lập kỷ lục Châu Á tại Ấn Độ xác lập. 

- Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức thành công Lễ đón bằng công nhận Khu di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử và Khai hội xuân Yên Tử năm 201. 

7. Hoạt động của Ban Kinh tế Tài chính:

7.1 Nhân sự:

Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, TT.Thích Thanh Phong - Ủy viên Thường trực HĐTS được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự suy cử vào chức vụ Trưởng ban Kinh tế Tài chánh Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ (2012 - 2017).

Thực hiện thông tư của Trung ương Giáo hội về việc cơ cấu nhân sự các Ban, Viện Trung ương nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), Ban Kinh tế Tài chính Trung ương đã có những phiên họp bàn về nhân sự và dự thảo tu chỉnh Nội quy Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương. 

Với mục đích nhằm đẩy mạnh hoạt động của Ban Kinh tế Tài chính, khuyến khích phát triển kinh tế tự túc, vận động gây quỹ cho hoạt động của 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Kinh tế đã mời thêm các vị Cư sĩ, Phật tử, doanh nhân, doanh nghiệp có thiện tâm, kinh nghiệm làm kinh tế tham gia vào các hoạt động của Ban. Qua đó, Ban Kinh tế Tài chính đã tạm hoàn chỉnh danh sách dự kiến nhân sự nhiệm kỳ mới và đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự quyết định chuẩn y. 

7.2 Công đức phí: 

Ban Kinh tế Tài chính Trung ương GHPGVN đã có thông bạch số 045 ngày 04/3/2013 gửi đến Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, V/v cúng dường công đức phí năm 2013 cho các hoạt động của Giáo hội.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Ban Kinh tế Tài chánh đã cúng dường chi phí tiền thuê phòng khách sạn Victorya cho Đại biểu các tỉnh, thành phía Nam tham dự Hội nghị sinh hoạt Hành chánh Giáo hội tổ chức tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội là 35.000.000đ; cúng dường Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN ngày 01, 02/7/2013 để sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm là 200.000.000đ 

7.3 VỀ TÀI CHÍNH THU CHI (Có báo cáo riêng)

8. Hoạt động của Ban Từ thiện xã hội:

8.1 Nhân sự: 

Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, HT. Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tái suy cử chức vụ Trưởng ban Từ thiện Xã hội Trung ương nhiệm kỳ VII (2012 - 2017). 

Thực hiện Thông tư của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Từ thiện xã hội Trung ương đã có phiên họp mở rộng bàn về công tác cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ VII và dự thảo tu chỉnh Nội quy Ban TTXH TW, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thông qua tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2013.

8.2 Tuệ Tĩnh đường, phòng thuốc Đông Tây y: 

Hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng khám Đông Tây y, phòng thuốc Nam trong toàn Giáo hội hiện có trên 150 cơ sở, như Tuệ tĩnh đường chùa Pháp Hoa, Tịnh xá Trung Tâm - Tp. Hồ Chí Minh, Tuệ Tĩnh đường Hải Đức, Nam Phổ, Pháp Lạc, Quang Đức, An Phước, Cự Lại - Thừa Thiên Huế, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Cà Mau, Pháp Hoa – Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Gia Lai, chùa Trăm Gian – Hà Nội…. 

Tất cả các cơ sở phòng khám, phòng châm cứu, phòng hốt thuốc đều hoạt động có hiệu quả, đã khám bệnh và phát thuốc cho hàng chục ngàn lượng bệnh nhân, tổng trị giá hàng tỷ đồng. 

8.3 Trường nuôi dạy trẻ, Lớp học tình thương: 

Trên tinh thần trách nhiệm ưu đời mẫn thế của người con Phật, các lớp học tình thương, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi… trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều hoạt động ổn định, có kết quả.

- Tp. Hà Nội: Trung tâm nuôi dạy trể mồ côi, khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV chùa Bồ Đề; Trung tâm hỗ trợ người bị nhiễm HIV/AIDS chùa Pháp Vân, chùa Thanh Am; Lớp học tình thương chùa Đông Cựu.

- Tp. Hồ Chí Minh: 05 Trường Nuôi dạy trẻ mồ côi và khuyết tật. Tổng cộng có 1.000 em; 04 cơ sở nuôi người già neo đơn, có 900 cụ; 13 Lớp học tình thương, có 1.200 em; 04 cơ sở Tư vấn người nhiễm/ảnh hưởng HIV/AIDS.
- Bình Dương: Trường Nuôi trẻ mồ côi Bồ Đề.
- Khánh Hòa: Trường Nuôi dạy trẻ em mồ côi chùa Khánh Quang.
- Tây Ninh: Chùa Cẩm Phong nuôi dưỡng 90 cụ già và 40 trẻ mồ côi.
- Kiên Giang: Trung tâm Từ thiện Xã hội Phật Quang.
- Quảng Trị : Mái ấm sen hồng, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em khuyết tật, chất độc màu da cam.
- Thừa Thiên Huế: Trường Mần non tư thục Diệu Đế, Hồng Đức, Ngự Bình, Quảng Tế, Trường Mẫu giáo Từ thiện Phú Lộc, Nhà nuôi trẻ mồ côi Ưu Đàm; Viện dưỡng lão Tịnh Đức, Diệu Viện; trường dạy nghề miễn phí Long Thọ, Tây Linh, trung tâm tư vấn người nhiễm HIV/AIDS v.v… 

Nhìn chung, các cơ sở từ thiện tại Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, … đều khang trang, tiện ích, góp phần chia sẻ gánh nặng cho xã hội, chi phí cho toàn bộ công tác này hàng ngàn tỷ đồng.

8.4 Các công tác từ thiện khác:

Ngoài ra, Tăng Ni Phật tử cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích nước lợi dân, mua công trái xây dựng tổ quốc, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, áo quan, gạo, quần áo, thuốc men, ủng hộ tuyến đầu Tổ quốc, chiến sĩ biên phòng, Trại tâm thần, Nhà dưỡng lão, Quỹ Bảo thọ và nhiều công tác từ thiện khác…. Tổng số tiền thực hiện công tác TTXH trong 6 tháng đầu năm 2013 là 255.353.075.605 đồng đồng. (Ngoài ra còn một số đơn vị chưa gởi báo cáo).

- Ban Từ thiện Xã hội Trung ương 1.429.700.000đ
- Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương 800.000.000đ
- Tp. Hồ Chí Minh 83.466.805.000đ
- Kiên Giang 27.170.455.000đ
- Sóc Trăng 20.402.440.000đ
- Tây Ninh 19.109.946.725đ
- Bà Rịa – Vũng Tàu 14.584.201.000đ
- Tiền Giang 10.732.088.000đ
- An Giang 7.343.730.000đ
- Thừa Thiên Huế 8.307.996.000đ
- Bình Dương 6.691.453.000đ
- Bình Thuận 6.513.596.880đ
- Bạc Liêu 6.302.150.000đ
- Tp. Cần Thơ 5.923.643.000đ
- Kon Tum 5.000.000.000đ
- Đồng Tháp 4.598.000.000đ
- Khánh Hòa 3.624.791.000đ
- Bến Tre 3.500.000.000đ
- Tp. Đà Nẵng 3.317.000.000đ
- Quảng Ninh 3.000.000.000đ
- Thanh Hóa 2.074.600.000đ
- Phú Thọ 1.730.300.000đ
- Tp. Hải Phòng 1.500.000.000đ
- Bắc Ninh 1.000.000.000đ
- Ninh Thuận 968.400.000đ
- Gia Lai: 944.330.000đ
- Yên Bái 805.000.000đ
- Vĩnh Phúc 700.000.000đ
- Hà Tĩnh 507.000.000đ
- Thái Nguyên 500.000.000đ
- Phú Yên 500.000đ
- Lạng Sơn 450.000.000đ
- Hậu Giang 357.450.000đ
- Nghệ An 300.000.000đ
- Ninh Bình 280.000.000đ
- Lào Cai 278.000.000đ
- Bắc Kạn 250.000.000đ
- Tuyên Quang 167.000.000đ
- Quảng Bình 150.000.000đ
- Hòa Bình 123.000.000đ

9. Hoạt động của Ban Phật giáo quốc tế:

9.1 Về cơ cấu tổ chức nhân sự:

Tại Đại hội đã tái suy cử Hòa thượng Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).

Để các hoạt động Phật sự về công tác quan hệ quốc tế của Giáo hội ngày có nhiều hiệu quả, nhân sự Ban Phật giáo Quốc tế nhiệm kỳ VII mang tính kế thừa, trẻ hóa và có năng lực hoạt động trong công tác quốc tế.

9.2 Hoạt động đối nội:

Trong 6 tháng đầu năm, Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương đã tham gia một số công tác Phật sự tại Văn phòng Trung ương Giáo hội như: Tham dự Hội nghị Sinh hoạt Hành chánh Giáo hội; Lễ tưởng niệm lần thứ 50 Bồ tát Thích Quảng Đức Vị pháp thiêu thân và Chư Thánh tử đạo; Lễ tưởng niệm chư Tôn đức Giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội đã viên tịch và một số công tác khác. 

9.3 Công tác quan hệ Quốc tế:

Nhằm mở rộng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giao lưu văn hóa giữa Phật giáo Việt Nam và các nước Phật giáo trên thế giới về văn hóa, học thuật, kinh nghiệm tu học, v.v… Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương phối hợp với Ban thường trực HĐTS, các Ban, Viện Trung ương GHPGVN và các Cơ quan Nhà nước liên quan, đón tiếp các phái đoàn tổ chức Phật giáo quốc tế viếng thăm GHPGVN; tham dự hội nghị Phật giáo quốc tế; mở rộng giao lưu và tổ chức viếng thăm hữu nghị các hội đoàn Phật giáo quốc tế…

a. Tham dự Lễ hội và Hội nghị quốc tế: 

- Ngày 05/01/2013: Đoàn đại biểu Nữ giới Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 80 thành viên do Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nguyện - Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Phân ban Đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN làm Trưởng đoàn, tham dự Hội nghị Quốc tế tại chùa Kiều đàm Di, thành phố Vaishali thuộc bang Bihar, Ấn Độ từ ngày 5-12/1/2013.

- Ngày 15-22/04/2013: TT. Thích Đức Thiện - Phó Tổng thư ký kiêm Chánh Văn phòng 1 Trung ương GHPGVN; Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương tham dự Hội nghị Phật giáo Quốc tế nhân kỷ niệm 2600 năm về sự giác ngộ của Đức Phật với chủ đề: "Kế thừa và hòa hợp của Phật giáo trong thế kỷ 21” tại MonTawang, quận Tawang, thuộc bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ. 

- Ngày 20-23/05/2013: HT. Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN kiêm Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương cùng với 07 thành viên đoàn đại biểu GHPGVN tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2013 tại thủ đô Bangkok - Thái Lan. 

- Ngày 15-18/06/2013: HT. Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN làm Trưởng đoàn cùng 2 thành viên trong đoàn đã tham dự phiên họp trù bị và hội thảo quốc tế, v/v chuẩn bị thành lập Liên minh Thế giới về sự trao đổi văn hóa Phật giáo. Trong đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ là một trong những thành viên sáng lập cũng như đồng Chủ tịch của Hiệp hội này.

b. Tiếp đón các phái đoàn quốc tế: 

- Ngày 16/01/2013: HT. Thích Quảng Tùng - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN cùng chư tôn đức đại diện Văn phòng 1 Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN TP. Hà Nội, đã tiếp đón phái đoàn Ấn Độ do ngài Mohammad Hamid Ansari - Phó Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ làm Trưởng đoàn và phu nhân đến thăm chùa Trấn Quốc tại thủ đô Hà Nội. 

- Ngày 02/02/2013: HT. Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Thông tin truyền thông GHPGVN cùng chư tôn đức đại diện Văn phòng 1 Trung ương GHPGVN, đã tiếp đón thân mật phái đoàn Canada do Bà Ayesha Rekhi - Tham tán Chính trị- văn hóa và thông tin Canada làm Trưởng đoàn, đến thăm và làm việc với Trung ương GHPGVN tại chùa Quán Sứ, Văn phòng 1 Trung ương GHPGVN. 

- Ngày 27/02/2013: HT. Thích Gia Quang -Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Thông tin truyền thông GHPGVN cùng chư tôn đức đại diện Văn phòng 1 Trung ương GHPGVN, đã thân mật tiếp đón phái đoàn Tổ chức Ân xá Quốc tế do Ông Frank Jannuzi - Quyền Chủ tịch Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Hoa Kỳ làm Trưởng đoàn, đến thăm và làm việc với Trung ương GHPGVN tại chùa Quán Sứ, Văn phòng 1 Trung ương GHPGVN. 

- Ngày 28/6/2013: Tại VP2 Trung ương GHPGVN, HT. Thích Trí Quảng, HT. Thích Thiện Nhơn, HT. Thích Giác Toàn, HT. Thích Thiện Tâm tiếp Hòa thượng Lama Lobzang – Chủ tịch Hội Asoka Mission.

c. Viếng thăm và trao đổi giao lưu với các nước Phật giáo bạn:

- Ngày 04/02/2013: Phái đoàn Đại biểu GHPGVN do HT. Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN làm Trưởng đoàn cùng với chư Tăng Nam tông Việt Nam, đã đến thủ đô Phom Pênh, Vương quốc Campuchia kính viếng lễ tang Ngài Shianouk, Cố Cựu hoàng Vương quốc Campuchia băng hà. 

- Ngày 12/05/2013: Phái đoàn GHPGVN gồm 3 vị do HT. Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTSGHPGVN làm Trưởng đoàn, đã sang các nước Đông Âu như: Liên bang Nga; Ucraina, Ba Lan; Cộng hòa Séc, Hungary và Đức để hướng dẫn và tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2557 cho đồng bào Phật tử Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Đông Âu. 

9.4 Tình hình sinh hoạt Phật giáo của Phật tử Việt Nam ở hải ngoại:

Qua thư từ liên lạc, qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp với một số Tăng Ni, Phật tử Việt Nam Việt kiều tại hải ngoại, tình hình sinh hoạt Phật giáo của cộng đồng người Việt tại Pháp, Mỹ và Úc và các nước Đông âu v.v…. tương đối ổn định; nhiều ngôi chùa Việt Nam được xây dựng, đồng bào Việt Nam sinh sống tại nước ngoài có nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng ngày càng tăng. 

Tuy vậy, vẫn còn một vài tổ chức và cá nhân nêu các quan điểm chính trị phản động vào trong các cộng đồng Phật giáo Việt kiều, nhằm gây chia rẽ và hoang mang, để suy yếu khối đoàn kết dân tộc hải ngoại, nhưng đa số Phật tử đều có một lòng vững tin về Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tổ quốc Việt Nam. 

Nhìn chung, trong 6 tháng qua, Ban Phật giáo Quốc tế đã đạt được những thành quả nhất định, thắt chặt tình hữu nghị giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các tổ chức Phật giáo trong khu vực và một số nước trên thế giới. Ban đã hợp tác với các tổ chức nói trên về các mặt văn hóa, giáo dục và trao đổi tìm hiểu lẫn nhau. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp, nhân sự còn thiếu nên hoạt động của Ban Phật giáo Quốc tế còn hạn chế.

10. Hoạt động Ban Pháp chế :

Ban Pháp chế là một trong ba Ban mới được thành lập tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Đại hội đã suy cử HT. Thích Huệ Trí – Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban; TT. Thích Tiến Đạt - Ủy viên Thường trực HĐTS làm Phó Trưởng ban Thường trực phụ trách phía Bắc.

Thông qua Văn phòng 1, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Ban Pháp chế Trung ương đã đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành giới thiệu nhân sự tham gia Ban Pháp chế Trung ương nhiệm kỳ 2012 – 2017.

Trên cơ sở giới thiệu nhân sự tham gia Ban Pháp chế Trung ương nhiệm kỳ 2012 – 2017, Ban Pháp chế Trung ương đã hoàn tất khâu nhân sự và dự thảo Nội quy hoạt động của Ban, trình Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thông qua. 

Với chức năng chuyên ngành Pháp chế, Ban Pháp chế Trung ương đã tham mưu cho Ban Thường trực HĐTS, Văn phòng Trung ương Giáo hội trong công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, Tăng Ni, Tự viện.

11. Hoạt động Ban Kiểm soát :

Ban Kiểm soát là một trong ba Ban mới được thành lập tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Đại hội đã suy cử HT. Thích Thiện Tánh – Ủy viên Kiểm soát Hội đồng Trị sự đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban; TT. Thích Quảng Hà - Ủy viên Thường trực HĐTS làm Phó Trưởng ban Thường trực phụ trách phía Bắc; HT. Thích Giác Quang - Ủy viên Thường trực HĐTS làm Phó Trưởng ban Thường trực phụ trách phía Nam.

Để Ban Kiểm soát Trung ương chính thức đi vào hoạt động, thực hiện thông tư hướng dẫn cơ cấu nhân sự các Ban, Viện Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), Văn phòng Trung ương Giáo hội đã có công văn đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành giới thiệu nhân sự hiện là Trưởng ban hoặc Ủy viên Kiểm soát tại địa phương tham gia Ban Kiểm soát Trung ương.

Ban Kiểm soát Trung ương đã hoàn chỉnh danh sách dự kiến nhân sự và Nội quy của Ban, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN chuẩn y. 

12. Hoạt động Thông tin Truyền thông:

Ban Thông tin Truyền thông là một trong ba Ban mới được thành lập tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Đại hội đã suy cử HT. Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Thông tin Truyền thông; Cư sĩ Phạm Nhật Vũ - Ủy viên Thường trực HĐTS đảm nhận chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực; Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn - Ủy viên Thư ký HĐTS làm Phó Trưởng ban Thường trực phụ trách phía Nam.

Ban Thông tin Truyền thông đã lập bản Nội quy hoạt động và dự kiến nhân sự tham gia Ban Thông tin Truyền thông Trung ương nhiệm kỳ 2012 - 2017, trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN chuẩn y.

- Thông qua Ban Thường trực HĐTS, Ban Thông tin Truyền thông Trung ương đã có thông báo hướng dẫn Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện cơ cấu nhân sự tham gia Ban Thông tin Truyền thông địa phương.

Nhằm triển khai các công tác Phật sự của các cấp Giáo hội thông qua công nghệ truyền thông đa phương tiện, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã chọn Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu ("AVG”) làm đối tác duy nhất để phối kết hợp Ban Truyền thông trong việc xây dựng các chương trình truyền hình, phát sóng trên Kênh Truyền hình dự kiến mang tên "An Viên” (An lạc thân tâm, viên thành Phật sự). Kể từ khi thành lập đến nay, Ban Thông tin Truyền thông - kênh Truyền hình An Viên (AVG), do Cư sĩ Phạm Nhật Vũ quản lý đã đưa tin về các hoạt động Phật sự của Trung ương và địa phương.

13. Hoạt động của Viện và Phân viện NCPHVN :

13.1 Cơ cấu nhân sự:

Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, Đại hội đã tái suy cử HT. Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và HT. Thích Thanh Duệ làm Phân Viện trưởng Phân Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội. 

Để củng cố nhân sự của Viện và Phân Viện, Viện đã có phiên họp đề cử nhân sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017); tu chỉnh Nội quy của Viện và đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y.

13.2 Các hoạt động của Viện và Phân viện:

- Lớp Hán văn Phật học nâng cao do Viện Nghiên cứu giảng dạy đã bế giảng ngày 01/11/2012. Các Tăng Ni này tiếp tục phiên dịch các tác phẩm cho Viện.

- Viện tiếp tục công tác nghiên cứu, dịch thuật và in ấn, xuất bản về Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Văn học, Giáo dục Phật giáo, hiệu đính một số tác phẩm Phật học để giới thiệu và xin phép xuất bản.

- Phân viện Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội vẫn hoạt động bình thường theo chức năng chuyên môn và nhiệm vụ của mình, phục vụ sự nghiệp Hoằng dương Phật pháp của Giáo hội. Tạp chí Nghiên cứu Phật học xuất bản đều đặn 2 tháng một kỳ, góp phần phát huy tính trong sáng và tích cực của giáo lý Đạo Phật, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu Phật pháp của Tăng Ni, Phật tử cũng như các nhà Nghiên cứu Phật học.

13.3 Xuất bản, phiên dịch:

- Tạp chí Nghiên cứu Phật học Hà Nội, xuất bản 02 tháng một kỳ. Đã xuất bản được 120 số.

- Ban in ấn Viện Nghiên cứu đã in: Phật Tổ Đạo ảnh, Văn phạm Pali, Tự học Pali, Thiền dưới ánh sáng khoa học, Tổng tập các bút ký đi Tây vực thỉnh kinh.

- Ban Phật giáo Nam tông: Tái bản Tạng Luật, 9 tập, Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học, Bản Giải Siêu Lý Trung Học, Bản Giải Siêu Lý Cao, Siêu Lý Học của Hòa thượng Tịnh Sự; Pali Hàm Thụ, Pali Đàm Thoại của TT. Giác Giới; Chúng sanh và Sanh Thú của ĐĐ. Giác Nguyên; Chú Giải Phật Thuyết Như Vậy, Theo dấu chân xưa, tập 6,7,8,9,10 của ĐĐ. Thiện Minh; Thanh Tịnh Đạo (phần Giới và Định) dịch giả Ngộ Đạo; Con Gái Đức Phật (Minh Đức Triều Tâm Ảnh); Triết Lý về Nghiệp (HT Hộ Tông); Giải Đáp Thắc mắc của Cư Sĩ (Pháp sư Thông Kham); Đức Phật và 45 năm hoằng pháp tập 8,9,10, 11,12 (TT. Chánh Minh biên soạn); Tiểu Sử Phật Thích Ca, Tuyển Tập Kinh Tụng Nam Tông (ĐĐ. Đức Hiền); Tạp Chí Phật Giáo Nguyên Thủy số 25-30.

13.4 Ban Thư viện: 

Thư viện đã biên mục được 10.200 cuốn sách với 4.500 đầu sách gồm các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Nhật, Pali...; hoàn tất và sử dụng mã quét cho 1800 sinh viên các khóa như: Khóa 8 và 9, Văn bằng 2, Đào tạo từ xa, Cao học; giới thiệu một số sách tiếng Việt lên trang Web: www.thuvienphatgiao.com

C. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC:

Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật, đồng thời, để phát huy vai trò thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, trong 6 tháng qua, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp Tăng Ni, Phật tử cả nước đã tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, xây dựng nếp sống mới trên địa bàn khu dân cư, ủng hộ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Đặc biệt, góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, học tập Nghị định 92 của Chính phủ.

Cụ thể hóa tinh thần và ý nghĩa thiết thực ấy, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành, Tăng Ni, Phật tử cả nước đã tích cực trong các mặt hoạt động từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, cứu trợ đồng bào các tỉnh vùng sâu, vùng xa; tham gia ủng hộ công tác xây dựng trường học, lớp học, phòng học tại các vùng sâu vùng xa, đắp lộ hàng chục km, xây hàng trăm cây cầu, hàng trăm giếng nước sạch. Nổi bật nhất là bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện được các tự viện, các nhóm Phật tử thực hiện thường xuyên.

Ngoài ra, các Tăng Ni, Tự viện trong Giáo hội đã động viên con em gia đình Phật tử thi hành nghĩa vụ quân sự, làm tròn bổn phận công dân đối với đất nước và xã hội. Mặt khác, Tăng Ni, Phật tử trong toàn Giáo hội còn tích cực tham gia các đoàn thể, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Bảo vệ môi trường sinh thái, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Người Cao Tuổi v.v…. Đặc biệt, một số chư Tôn đức đã tham gia Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc từ Trung ương, tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường, xã…, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng dân chủ, phản ảnh tâm tư nguyện vọng của các cử tri Tăng Ni, Phật tử; bàn bạc cùng các cơ quan chức năng liên hệ, giải quyết những vấn đề tồn đọng liên quan đến tôn giáo, tạo sự hài hòa cảm thông, đoàn kết giữa chính quyền các cấp và Giáo hội; giữ vững lập trường, phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp, độc lập dân tộc, theo hướng đi lên của thời đại, góp phần xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, tiến bộ, giàu mạnh. Từ đó, đã xuất hiện nhiều gương điển hình, gương người tốt việc tốt, bàn tay vàng giàu lòng nhân đạo v.v… nên đã được nhà nước trao tặng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen và Bằng Tuyên dương công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ƯU KHUYẾT ĐIỂM:

a. Mặt ưu:

Trên cơ sở chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), trong 6 tháng đầu năm, Giáo hội đã bám sát các mặt công tác bằng sự vận dụng trí tuệ tập thể, tinh thần hòa hợp, đoàn kết, phát huy tính sáng tạo, giữ vững niềm tin Đạo pháp của các thành viên Tăng Ni, Phật tử cả nước. Qua đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành tựu những công tác và đạt thành quả nổi bật như sau:

- Từng bước triển khai Nghị quyết Đại hội VII GHPGVN; hướng dẫn triển khai thực hiện Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ V.
- Củng cố, bổ sung nhân sự 13 Ban, Viện Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ 2012 – 2017. 
- Tu chỉnh Quy chế hoạt động của Ban Thường trực HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện; Nội quy hoạt động của các Ban, Viện Trung ương Giáo hội. 
- Văn phòng Trung ương Giáo hội và các Ban, Viện Trung ương đã được củng cố và tăng cường nhân sự hợp lý, quan hệ chăt chẽ, giải quyết kịp thời những Phật sự cần thiết và hoạt động đồng bộ.
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng tăng thêm uy tín và sự hiểu biết đối với Tăng Ni, Phật tử trong nước và cộng đồng thế giới, qua các cuộc Hội nghị, hội thảo quốc tế và tham quan của Giáo hội.

b. Hạn chế: 

- Về mặt xây dựng, củng cố nhân sự Giáo hội cấp tỉnh, do những yếu tố chủ quan và khách quan, nên đến nay còn một vài đơn vị chưa thành lập Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh như dự kiến.
- Nhiều chương trình hoạt động Phật sự đầu nhiệm kỳ của các Ban, Viện được đề ra, nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm nhân sự cụ thể nên kết quả thực hiện còn hạn chế. 
Tóm lại, với những thành tựu đạt được, Giáo hội quyết tâm phát huy cao hơn nữa. Đối với những tồn đọng, khó khăn và hạn chế đã nêu nhưng với sự quyết tâm của toàn Giáo hội, cũng như tinh thần phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp, Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước, sự giúp đỡ chân tình của các cơ quan chức năng lãnh đạo Trung ương và địa phương, nhất định công tác Phật sự trong 6 tháng cuối năm 2013 của Giáo hội sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp hơn, góp phần hoàn thiện chương trình hoạt động Phật sự năm năm mà Giáo hội đã đề ra tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. 




Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Tổng Thư ký giới thiệu dự thảo chương trình hoạt động Phật sự 6 tháng cuối năm 2013:
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, chương trình hoạt động nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) Giáo hội Phật giáo Việt Nam, báo cáo sơ kết công tác hoạt động 6 tháng đầu năm và chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2013 của các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh thành, chương trình hoạt động Phật sự 6 tháng cuối năm 2013 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được hoạch định như sau: 

I. VỀ MẶT TỔ CHỨC VÀ HÀNH CHÍNH:

1. Triển khai Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

2. Triển khai Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ V; quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện; Nội quy hoạt động của 13 Ban, Viện Trung ương Giáo hội nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).

3. Quan tâm đến hoạt động Quốc tế, tìm hiểu, thông tin, liên lạc, phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác hữu nghị với các tổ chức và cơ quan Phật giáo bạn ở nước ngoài.

4. Giao cho Văn phòng 1 Trung ương Giáo hội tiếp tục hiệp thương tiến tới thành lập Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang, Sơn La, Điên Biên, Lai Châu.

5. Hoàn tất Đề án tổng thể Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2014 tại Việt Nam, để đăng cai tổ chức. 

II. VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN, VIỆN TRUNG ƯƠNG:

1. Ban Tăng sự:

1. Phổ biến Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII đã được tu chỉnh. 
2. Hỗ trợ và hướng dẫn Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành tổ chức Đại giới đàn.
3. Tiếp tục duyệt xét cấp giấy Chứng nhận Tăng Ni, Chứng nhận Tu sĩ chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer và Chứng điệp thọ giới cho Tăng Ni.
4. Hỗ trợ Phật giáo Nam tông Khmer trong việc thực hiện các chương trình hoạt động Phật sự. 
5. Hỗ trợ Phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN trong các hoạt động Phật sự.

2. Ban Giáo dục Tăng Ni:

1. Lập kế hoạch xin phép mở trường Cao đẳng Phật học (dự kiến cơ sở, nhân sự, chương trình giảng dạy). 
2. Quan tâm, tạo mối quan hệ gắn bó giúp đỡ các cơ sở Sơ cấp, Trung cấp Phật học, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trong công tác giáo dục. 
3. Thăm viếng và làm việc với các cơ sở Giáo dục đào tạo Tăng Ni địa phương để có hướng hỗ trợ.
4. Tiến hành tổ chức phân cấp đào tạo Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng Phật học theo sự liên kết giữa các tỉnh. 
5. Chuẩn bị dự án xin phép thành lập Trường Sư phạm Phật giáo tại Hà Nội.
6. Biên soạn sách giáo khoa cho các cấp học.
7. Theo dõi việc thực hiện chương trình đào tạo Cao học Phật học thí điểm tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh để nâng cao và phát triển.
8. Củng cố công tác hành chánh trong ngành Giáo dục Phật giáo. 

3. Ban Hoằng pháp:

1. Công bố nhân sự Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, phổ biến nội quy và chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).
2. Duy trì và phát triển những buổi thuyết giảng tại các Giảng đường lớn, Đạo tràng Tu Bát quan trai, khóa tu Phật thất, Một ngày an lạc, Tìm lại chính mình và các lớp Giáo lý tại các Tự, Viện trong cả nước.
3. Tiếp tục đào tạo khóa VI (2012 - 2015) Lớp Cao, Trung cấp Giảng sư.
4. Lập kế hoạch xây dựng Trung tâm Hoằng pháp phía Nam để Đào tạo Tăng Ni giảng sư và truyền bá Chánh pháp. 
5. Phối hợp với Ban Phật giáo Quốc tế phát triển chương trình Hoằng pháp ở nước ngoài.
6. Phối hợp với Ban Thông tin Truyền thông trong công tác truyền bá Chánh pháp trên kênh Truyền hình An Viên (AVG)
7. Thăm viếng, thuyết giảng và cúng dường các Trường hạ PL. 2557.
8. Kết hợp với Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hải Phòng tổ chức Khóa tu mùa hè cho Thanh thiếu niên Tp. Hải Phòng.

4. Ban hướng dẫn phật tử:

1. Triển khai quán triệt Nội quy tu chỉnh của Ban Hướng dẫn Phật tử và Nội quy của các Phân ban: Cư sĩ Phật tử, Thanh thiếu nhi Phật tử, Gia đình Phật tử, Phật tử dân tộc. Tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Giáo hội và các Nghị quyết của ngành Hướng dẫn Phật tử.
2. Tổ chức chương trình tiếp sức mùa thi năm 2013 tại Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Cần Thơ, Tp. Đà Lạt, Tp. Đà Nẵng. 
3. Tổ chức Hội trại "Tuổi trẻ và Phật giáo” tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
4. Hướng dẫn và khuyến khích các Phật tử tích cực hưởng ứng việc tổ chức Lễ Hằng thuận tại các tự viện.
5. Mở Trại huấn luyện Huynh trưởng các cấp để đào tạo Liên đoàn trưởng và Huynh trưởng theo nhu cầu.
6. Củng cố tổ chức Phân ban Hướng dẫn GĐPT mới thành lập và vận động thành lập Phân ban hoặc Ủy viên GĐPT các tỉnh thành theo Thông tư số 043/TT-BHDPT, ngày 28/7/2010 của BHDPT Trung ương.

5. Ban Nghi lễ:

1. Phổ biến Nội quy và công bố nhân sự Ban Nghi lễ Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).
2. Tham gia công tác giảng dạy về nghi lễ tại các Trường hạ, các Lớp Phật học, các đạo tràng.
3. Hỗ trợ thực hiện Nghi lễ cho các Đại giới đàn, lễ tưởng niệm.

6. Ban Văn hóa:

1. Khuyến khích Ban Văn hóa GHPGVN các tỉnh, thành tiếp tục biên soạn lịch sử Phật giáo địa phương và hành trạng chư Tôn thiền đức Tăng Ni, Cư sĩ hữu công để in ấn trong nhiệm kỳ VII (2012 - 2017). 
2. Tăng cường nhân sự Ban Biên tập Tạp chí Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Dự kiến xuất bản mỗi năm 04 số.
3. Thăm và làm việc với một số Ban Trị sự, Ban Văn hóa GHPGVN phía Bắc. 
4. Biên soạn sách Kim chỉ nam về Văn hóa Phật giáo và cung cấp tư liệu về Văn hóa Phật giáo để Ban Văn hóa các tỉnh, thành tham khảo. 
5. Khuyến khích các tỉnh, thành nâng cấp Nội san, bản tin hiện có của đơn vị để thông tin Phật sự trong và ngoài tỉnh càng phong phú hơn.
6. Khuyến khích tăng cường báo mạng (trang Web) để phổ biến thông tin Phật sự của Trung ương Giáo hội và địa phương.
7. Thực hiện in ấn các đầu sách về lịch sử Phật giáo thế giới như: Phật giáo Mỹ, Phật giáo Trung Á, Thái Lan, Campuchia, Lào v.v…
8. Mở khóa Bồi dưỡng Văn hóa Phật giáo ở các tỉnh nếu có nhu cầu.

7. Ban Kinh tế Tài chính:

1. Phổ biến Nội quy và ra mắt nhân sự Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).
2. Củng cố các hoạt động của Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương. 
3. Vận động tài chánh cúng dường các hoạt động của Trung ương Giáo hội.

8. Ban Từ thiện Xã hội:

1. Phổ biến Nội quy và công bố nhân sự Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).
2. Củng cố và nhân rộng hệ thống Tuệ Tĩnh Đường, phòng phát thuốc Đông, Tây y tại các Tỉnh, Thành, Quận, Huyện trong cả nước.
3. Tiếp tục vận động Tăng Ni và Phật tử thành lập Bệnh viện Tư nhân thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4. Vận động Tăng Ni, Phật Tử trong và ngoài nước xây dựng nhà Đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho những đối tượng chính sách; ủng hộ chương trình đem lại ánh sáng cho bệnh nhân đục thủy tinh thể.
5. Hỗ trợ cho Tăng Ni, Phật Tử thành lập trường dân lập, lớp học tình thương, trung tâm dạy nghề, nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ em khuyết tật (nếu có yêu cầu), phát triển bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương tại các Tự viện.
6. Phối hợp với Cơ quan liên hệ, Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nghiên cứu và phát triển thêm các Trung tâm tư vấn và chương trình phòng chống HIV/AIDS. 
7. Phối hợp với các Ban viện Trung ương trong công tác từ thiện xã hội liên ngành.
8. Thành lập Trung tâm Từ thiện xã hội. 

9. Ban Phật giáo Quốc tế:

1. Tiếp tục phối hợp và liên kết chặt chẽ hơn nữa với Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự và Ban Phật giáo Quốc tế tại các tỉnh, thành trong công tác quan hệ Quốc tế. 
2. Hỗ trợ Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành có điều kiện thành lập Ban Phật giáo Quốc tế.
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).
4. Tiếp tục hỗ trợ và tham mưu cho GHPGVN trong các công tác đối ngoại và tham gia công tác Phật sự đối nội do Trung ương Giáo hội chỉ đạo.
5. Tiếp tục phát huy vai trò, khả năng đoàn kết của GHPGVN với các tổ chức, hội đoàn và các nước Phật giáo thân hữu trên thế giới.
6. Hỗ trợ cho Phật tử Việt kiều đang sinh sống tại Nhật Bản tiến hành thành lập Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản.
7. Tiếp tục nỗ lực hỗ trợ và liên hệ thân hữu với các Tăng Ni và đồng bào Phật tử Việt kiều ở nước ngoài để có thêm những cơ sở Phật giáo tại Âu Mỹ, Úc Châu và các nước trong khu vực, nhằm thuận tiện cho việc hợp tác và thông tin Phật sự; đặc biệt quan tâm giúp đỡ Thiền viện Trúc Lâm tại Paris, Hội Phật tử Việt Nam tại: Pháp, Nga, Cộng hòa Séc, Lào, Hungary, Ucraina và Ðức v.v… được ổn định và sinh hoạt lâu dài; tăng cường mối liên hệ với Tăng Ni và Phật tử người Việt tại nước ngoài nhằm thể hiện chính sách đoàn kết, tình đạo, tình quê hương và tình dân tộc của Giáo hội đối với cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.
8. Ban Phật giáo quốc tế phối hợp với các Ban chuyên môn tổ chức Tuần lễ Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Cộng hòa Séc vào dịp Vu lan.
9. Quan tâm đến việc đón tiếp các phái đoàn Phật giáo bạn, các tổ chức Phật giáo quốc tế và các đoàn khách nước ngoài đến thăm hữu nghị Việt Nam và GHPGVN; cử phái đoàn đại diện GHPGVN tham dự các lễ hội, hội thảo, hội nghị Phật giáo quốc tế và khu vực nhằm trao đổi và giao lưu văn hóa, giáo dục.
10. Tiếp tục tạo mối quan hệ hữu nghị chặt chẻ và giao lưu trao đổi văn hóa giữa Phật giáo Nam tông Khmer trong khu vực qua những chuyến thăm hữu nghị, hội thảo quốc tế, v.v… 

10. Ban Pháp chế:

1. Công bố Nội quy hoạt động và dự kiến ra mắt nhân sự Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).
2. Hướng dẫn đôn đốc các vị Trưởng ban Pháp chế GHPGVN tỉnh, thành phố cơ cấu nhân sự Ban Pháp chế tại địa phương.
3. Góp ý cho Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương Giáo hội trong công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến Tăng Ni, Tự viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 
4. Vận động tài chánh mua sắm trang thiết bị văn phòng và quỹ hoạt động của Ban Pháp chế Trung ương. 

11. Ban Kiểm soát:

1. Công bố Nội quy hoạt động và ra mắt nhân sự Ban Kiểm soát Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
2. Hỗ trợ, hướng dẫn các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương hình thành Ban Kiểm soát cấp tỉnh theo Nội quy Ban Kiểm soát Trung ương.
3. Phối kết hợp với Ban Tăng sự, Ban Pháp chế Trung ương để ra soát và đề xuất với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự giải quyết một số vụ việc chưa giải quyết xong. 
4. Phối kết hợp với Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Pháp chế Trung ương tổ chức học tập Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ V, Quy chế hoạt động của GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện tại các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
5. Đối với những vấn đề quan trọng trong quản lý, điều hành của Trung ương Giáo hội, Ban Kiểm soát Trung ương phối kết hợp với Ban Thư ký Giáo hội để nghiên cứu, đề xuất giải pháp giải quyết theo quy định của Hiến chương GHPGVN và Pháp luật Nhà nước.
6. Tổ chức, triển khai các hoạt động Phật sự của Ban Kiểm soát Trung ương theo sự phân công của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Nội quy Ban Kiểm soát Trung ương.
7. Hỗ trợ Ban Kiểm soát cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo sự phân công của Giáo hội cùng cấp.
8. Từng bước tăng cường hiệu năng làm việc của Văn phòng Ban Kiểm soát Trung ương mang tính chuyên nghiệp, chuyên môn cao.
9. Đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Ban Kiểm soát cấp tỉnh, cấp huyện; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên chủ chốt trong Thường trực Ban Kiểm soát Trung ương. 

12. Ban Thông tin Truyền thông:

1. Công bố Nội quy hoạt động và nhân sự Ban Thông tin Truyền thông Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).
2. Cập nhật thông tin hoạt động của Trung ương Giáo hội, Ban, Viện Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN các cấp để kịp thời thông tin đại chúng trên kênh Truyền hình An Viên (AVG). 
3. Vận động Tăng Ni, Phật tử, các cơ sở Tự viện kết nối mạng truyền hình An Viên.
4. Phát triển trang web Ban Thông tin Truyền thông. 

13. Viện – Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam:

1. Phổ biến Nội quy và nhân sự Viện, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).
2. Tiếp tục công tác biên dịch, biên soạn, in ấn và phát hành kinh sách của Viện và Phân viện.
3. Tổ chức Hội thảo khoa học về Cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám.
4. Tọa đàm về di tích lịch sử chùa Cây Mai.
5. Phân viện phối hợp với Đại học KHXH nhân văn Hà Nội, Đại học Cao Hùng Đài Loan và Sở VHTTDL Bắc Giang tổ chức hội thảo "Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm” dự kiến tháng 8/2013.
6. Phân viện phối hợp với Viện nghiên cứu tôn giáo tổ chức Hội thảo Đức đệ nhất Pháp Chủ GHPGVN nhân dịp 20 năm ngày viên tịch của Ngài.
7. Thực hiện phim tư liệu "Những nẻo đường Phật giáo Việt Nam – Truyền thống và hiện đại”.
8. Tiếp tục tiến hành thư viện điện tử, giới thiệu các sách báo lên trang Web (www.thuvienphatgiao.com). 
9. Sưu tầm, giới thiệu tiểu sử và hành trạng của chư vị Tôn túc Trưởng lão tiền bối của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.

14. Công tác ích nước lợi dân:

Tiếp tục vận động Tăng Ni, Phật tử phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng đời sống văn hóa mới trên địa bàn khu dân cư, ủng hộ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu, góp phần xây dựng, phát triển xã hội Việt Nam theo mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.



III. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN:

- Tăng cường hiệu năng làm việc và liên hệ chặt chẽ giữa Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban, Viện Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp.

- Theo dõi tình hình, đôn đốc, kiểm tra hoạt động Phật sự ở các cấp Giáo hội, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, đối chiếu kế hoạch 5 năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để đảm bảo và hoàn thành công tác Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) mà Đại hội Phật giáo toàn quốc đã đề ra.

- Hỗ trợ, góp ý các Ban, Viện Trung ương Giáo hội triển khai, thực hiện các công tác Phật sự có liên quan phù hợp với Hiến chương Giáo hội, Nội quy Ban, Viện Trung ương và Pháp luật Nhà nước.

- Phối hợp công tác chặt chẽ giữa Ban Thường trực, các Ban chuyên môn và 2 Văn phòng Trung ương Giáo hội để nhanh chóng thực hiện các thông tin liên lạc giữa Trung ương Giáo hội và địa phương; kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đối với tình hình hoạt động của các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các cấp; đề xuất phương thức giải quyết trong trường hợp cần thiết, chú trọng đến các khó khăn, vướng mắc mới nảy sinh có thể làm ảnh hưởng đến kỷ cương, ổn định, phát triển bền vững của GHPGVN.

- Liên hệ các ngành chức năng Trung ương và tỉnh, thành để hỗ trợ các thủ tục liên quan đến công tác dăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2014 tại Việt Nam. 

Tiếp theo chương trình quý Đại biểu tham gia thảo luận, góp ý dự thảo báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2013, chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2013, góp ý dự thảo Quy chế Ban Thường trực HĐTS, quy chế Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện, Nội quy và dự kiến thành phần nhân sự các Ban, Viện trung ương GHPGVN.

Hội nghị tiếp tục làm việc đến ngày 02 tháng 7 năm 2013 sẽ bế mạc.

Nguồn: www.giaohoiphatgiaovietnam.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Tuyên truyền về chủ trương công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Trong nước 16:15 25/04/2024

Ngày 25 tháng 4 năm 2024 ,Hội nghị tuyên truyền chủ trương, chính sách và thành quả công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Khách sạn Công đoàn Thanh Bình, số 2 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Công an TP.Đà Nẵng bắt kẻ mạo danh tu sĩ Phật giáo lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện hàng tỷ đồng

Trong nước 08:16 25/04/2024

Công an Đà Nẵng vừa bắt nghi phạm thường xuyên kêu gọi quyên góp từ thiện qua việc đăng tải các hình ảnh thương tâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng ngàn người.

Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Huế gia cố các cánh sen chuẩn bị Phật đản PL.2568

Trong nước 12:10 24/04/2024

Mùa Phật đản PL.2568 sắp trở về, thời gian qua tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (phường An Tây, thành phố Huế); Tăng Ni sinh Học viện đã thi công cắt dán các cánh sen hồng trên khung sườn có sẵn để chuẩn bị cho việc lắp ráp, hạ thủy và gia cố 7 hoa sen giữa dòng Hương.

Nghỉ lễ 30/4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Trong nước 20:12 23/04/2024

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè, và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay.

Xem thêm