Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/04/2019, 14:33 PM

Trách nhiệm của người Phật tử với Phật pháp

Vừa qua, nhân ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, tối ngày 24/03/2019 (nhằm ngày 19/02/ năm Kỷ Hợi), nhận lời thỉnh mời của TT. Thích Giác Nhẫn – Phó Thư ký GĐ V, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Cẩm (Hội An, Quảng Nam), TT. Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh TƯ GHPGVN – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang đã quang lâm Pháp tòa và có bài thuyết giảng về đề tài "Trách nhiệm của người Phật tử với Phật pháp"

Buổi giảng pháp có sự tham dự của Chư Tăng Bổn tự; Chư tôn đức Tăng Ni Thiền Tôn Phật Quang; Phật tử tại khu vực; và hàng nghìn Phật tử từ các tỉnh thành khắp ba miền đất nước đã tề tựu về cùng tham dự. 

Tịnh xá Ngọc Cẩm (Hội An, Quảng Nam)

Tịnh xá Ngọc Cẩm (Hội An, Quảng Nam)

Bài Pháp thoại cho thấy trách nhiệm của người Phật tử với Phật pháp luôn gắn liền với trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước; đặc biệt là bổn phận mang đạo lý đến với những người chưa biết.

Nơi mảnh đất Hội An này, mỗi Phật tử lại càng mang nặng trách nhiệm đó hơn khi ngày ngày đều có rất nhiều du khách nước ngoài đặt chân trên mọi con đường ngõ hẻm của phố cổ Hội An - Nơi mà rất nhiều người họ quyết định chọn Hội An làm quê hương thứ hai.

Không biết nhân duyên trời đất thế nào lại đưa đẩy Hội An lại trở thành một thành phố du lịch quốc tế, có nhiều khách nước ngoài viếng thăm. Chúng ta không nên xem đó là niềm tự hào, mà hãy xem đó là nghĩa vụ đối với thế giới mà trời đất đã giao cho mình.

Vì thế, theo Thượng tọa, thứ nhất là người Hội An phải hiếu khách, khéo đối xử tử tế với du khách; thứ hai là người Hội An phải rất giỏi tiếng Anh. Ai cũng có thể nói chuyện với du khách dễ dàng để giới thiệu về văn hóa tâm linh của Việt Nam cho họ, mà trong văn hóa đó có thể nói, Thiền là tinh hoa vi diệu của Phật giáo.

Đi vào trọng tâm bài giảng, Thượng tọa đã điểm qua những trách nhiệm của chúng ta đối với Phật pháp, từ phạm vi bé cho đến lớn: đầu tiên là trách nhiệm với chính bản thân mình, rồi với gia đình, làng xóm, cơ quan công sở, với đất nước, cuối cùng là với thế giới này.

Nhân đây, Thượng tọa đặt câu hỏi và mời quý Chư Tăng, Phật tử đang hiện diện trong Pháp hội phân tích, chia sẻ,nhằm xác lập vai trò người xuất gia cũng như người Phật tử trong công cuộc hoằng trì Phật pháp ở thời đại mới là làm gì?

Theo TT, thứ nhất là người Hội An phải hiếu khách, khéo đối xử tử tế với du khách; thứ hai là người Hội An phải rất giỏi tiếng Anh. Ai cũng có thể nói chuyện với du khách dễ dàng để giới thiệu về văn hóa tâm linh của Việt Nam cho họ, mà trong văn hóa đó có thể nói, Thiền là tinh hoa vi diệu của Phật giáo.

Theo TT, thứ nhất là người Hội An phải hiếu khách, khéo đối xử tử tế với du khách; thứ hai là người Hội An phải rất giỏi tiếng Anh. Ai cũng có thể nói chuyện với du khách dễ dàng để giới thiệu về văn hóa tâm linh của Việt Nam cho họ, mà trong văn hóa đó có thể nói, Thiền là tinh hoa vi diệu của Phật giáo.

Với những chia sẻ vô cùng ý vị của Chư Tăng và Phật tử, sau khi lắng nghe Thượng tọa đúc kết lại: 

- Đối với chính mình, ta biết rằng mình cũng là một chúng sinh si mê cần phải tu hành để đạo tâm, đạo lực tăng tiến từng ngày. Chúng ta ưu tiên cho mình trước không phải vì bản ngã, mà vì độ được cho mình rồi, ta mới thuyết phục người khác tu theo.

- Một người chân chính tu hành sẽ thay đổi được khung cảnh chung quanh (gia đình, cộng đồng, làng xóm,…) của họ để tất cả cùng theo Phật, cùng tịnh hóa thế giới này.

Bài liên quan

Với Thượng tọa, người đã có lý tưởng tu hành thì phải thắp lên thêm ước mơ cháy bỏng là cả hành tinh này đều được giác ngộ. Để rồi cả đời mình cứ bước đi trong tận tụy hi sinh, trong siêng năng tinh tấn và trong giáo hóa không ngừng… nghĩa là cứ lầm lũi gánh lấy trách nhiệm lên đôi vai như vậy. 

Đặc biệt, nhìn thấy những người nước ngoài, lòng ta phải yêu thương và mong cho họ cũng có được ánh sáng Phật pháp. Chúng ta mong họ đến Việt Nam không phải để chơi, mà để học, để tu, để quỳ xuống tụng thời kinh, ngồi với nhau thời Thiền và tất cả đều hướng về giác ngộ. 

Mà để được như vậy thì cần hai điều nơi chính mình: thứ nhất là tu hành vững vàng; thứ hai là có khả năng nói tiếng Anh tự tin, lưu loát. Dịp này, Thượng tọa khuyến khích người Hội An, nhất là các Tăng Ni Phật tử hãy tự trau dồi cho mình vốn tiếng Anh để phá bỏ rào cản về ngôn ngữ mà giới thiệu Phật pháp cho bạn bè thế giới.

Thượng tọa chia sẻ thêm, hiện tại ở Bổn tự Người đã Anh hóa một số bài kinh cũng nhằm mục đích này, để người nước ngoài tiếp cận được đạo lý Phật dạy dễ dàng hơn.

Có thể thấy, Thượng tọa đã nỗ lực tu học không ngừng, mạnh dạn thay đổi nghi thức tụng niệm, đa dạng hóa cách thức thuyết giảng cũng chỉ thể hiện lòng từ bi của người con Phật, không để cho chúng sinh nào bị ngăn cách trở ngại trong việc tìm học đạo lý Phật dạy.

Thượng tọa luôn dạy: Khi chưa biết Phật pháp thì ta sống thế nào cũng được. Nhưng khi biết rồi thì ai cũng phải quỳ xuống, tự nguyện gánh Phật pháp trên vai mình mà bước đi trong tận tụy, cần cù, tinh tấn, siêng năng. Và như vậy, lúc nào ta cũng phải vừa tu tập hoàn thiện bản thân, vừa làm cho cuộc đời tốt đẹp và nhân bản hơn.

Bài liên quan

Tóm lại, chỉ bằng những ngôn từ đơn giản, ngắn gọn, Thượng tọa đã chỉ ra mối quan hệ tương trợ giữa sự phát triển của Phật giáo với sự phát triển của cá nhân, cộng đồng và đất nước, nhằm nhắc nhở mọi người có ý thức và trách nhiệm hơn.

Qua đó, mọi người hiểu được rằng Phật giáo luôn song hành, đi cùng với sự phát triển của xã hội. Mọi đạo lý, giáo lý Phật dạy đều hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích cho con người.

Vậy nên, mọi người chúng ta cùngcố gắng làm tròn trách nhiệm của mình với Phật pháp cũng là cách để ta đền ơn Phật, đền ơn Tổ, đền ơn Thầy…

Tuy nhiên, việc bất đồng về ngôn ngữ khiến chúng ta khó có thể lan truyền những đạo lý tốt đẹp ấy đến với cộng đồng người rộng lớn trên thế giới. Vì vậy, học tiếng Anh chính là nhiệm vụ cấp bách mà người Phật tử nào cũng phải làm.

Chỉ có giỏi ngoại ngữ, chúng ta mới có thể làm tốt công tác truyền bá, mở cánh cửa mới, đưa Phật giáo Việt Nam ra thế giới, đúng như mục tiêu mà Thượng tọa đã đề ra.

Bài giảng kết thúc trong không khí ấm cúng nghĩa tình.

Quả thật, mảnh đất Hội An luôn khiến người ta quyến luyến vì sự giản dị, chân thành, nồng hậu của con người nơi đây. Hi vọng trong tương lai, đây cũng là nơi mà bạn bè quốc tế tìm đến để được đối đãi tử tế yêu thương, được cảm nhận nét đẹp văn hóa Việt Nam và quý giá nhất là được học về Thiền, về lời Phật dạy mầu nhiệm sâu xa./.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thành kính tưởng niệm 291 năm ngày Đức tổ khai sáng Tổ đình Liên Phái viên tịch 

Tin Phật sự 11:10 24/03/2024

Ngày 23/3/2024 tức ngày 14/2/Giáp Thìn, chùa Liên Phái đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 291 năm ngày viên tịch đức Thánh Tổ Như Trừng Lân Giác (14/2/1733 - 14/2/2024).

Giáo đoàn III - Hệ phái Khất sĩ kết thúc chương trình hành đạo 2024

Tin Phật sự 16:10 22/03/2024

Sau 10 ngày hành đạo, sáng 21/3, chư tôn đức Giáo đoàn III - Hệ phái Khất sĩ đã chính thức khép lại hành trình thăm và sách tấn chư Tăng Ni, Phật tử các miền tịnh xá trực thuộc Giáo đoàn, với điểm dừng cuối tại tịnh xá Ngọc Đà (tỉnh Lâm Đồng).

Trung ương Giáo hội tiếp Ngài Đại sứ Cộng hòa Kazakhstan

Tin Phật sự 12:38 20/03/2024

Ngày 19-3, Đại sứ Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh cùng các cán bộ đại sứ quán đã đến chùa Quán Sứ - Trụ sở T.Ư GHPGVN thăm chư tôn đức Giáo hội.

Thành lập Tổ Công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak 2025

Tin Phật sự 20:03 15/03/2024

Phiên họp về tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 chiều 14/3, tại Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN (Q.3, TP.HCM) đã bàn thảo, thống nhất nhiều việc quan trọng, trong đó có thành lập Tổ Công tác chuẩn bị cho Đại lễ.

Xem thêm