Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/03/2019, 16:20 PM

TT Thích Chân Quang thuyết giảng đề tài Sống Thiện thì không cô đơn

Nhận lời mời của ĐĐ Thích Trí Minh - Trưởng BTS PG Buôn Ma Thuột, nhân Lễ động thổ tái thiết Tổ đường và các công trình khác tại chùa Phổ Minh, BMT, Đắk Lắk, ngày 13/03, TT. Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh TƯ GHPGVN, Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang đã chứng minh tham dự và thuyết giảng.

Tham dự Lễ động thổ và buổi thuyết giảng còn có rất đông đồng bào dân tộc thiều số. Hình ảnh này cho thấy việc phát động đưa Phật tử người Kinh vào tiếp cận và giáo hoá người dân tộc về với đạo Phật đó là điều nên làm, chính đáng. Đi đầu cho phong trào này là chùa Hoa Nghiêm (khối 3, TT Quảng Phú, huyện CưMgar) do ĐĐ Thích Minh Đăng tổ chức. Gần 10 năm qua, với sự tận tâm, nhiệt huyết của Đại đức Trụ trì chùa Hoa Nghiêm đồng thời còn là Trưởng ban tổ chức và các Phật tử đạo tràng Phật Đắc, cứ mỗi tháng Khóa tu “ Một Ngày An Lạc ” dành cho Phật tử đồng bào dân tộc huyện Cư Mgar đều diễn ra vào ngày chủ nhật cuối tháng, với sự tham dự của hơn 500 Phật tử từ khắp buôn làng.

Tuy nhiên, lâu nay quy mô của khóa tu không chỉ nằm trong phạm vi của huyện mà lan tỏa ra khắp các địa phương khác như thành phố Buôn Ma thuột, huyện Lak, huyện Krong Buk và cả người Kinh cùng tham gia. Và hiệu ứng sự giáo huấn của Chư tôn đức Tăng Ni trong huyện và các huynh trưởng người Kinh đã khiến tình cảm của bà con đồng bào dân tộc đối với Phật pháp ngày càng tốt đẹp. 

Đạo Phật là một tôn giáo đậm tính dân tộc nhất, chúng ta giáo hóa người dân tộc là ta góp phần rất lớn vào việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng quốc gia cường thịnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cho nên, đối với lập trường và chính kiến của mục tiêu Hoằng pháp ở vùng dân tộc thiểu số của Chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử là điều đáng được trân trọng và tán dương công đức.

Trở lại đề tài chính, về nội dung bài Pháp thoại SỐNG THIỆN THÌ KHÔNG CÔ ĐƠN đã chỉ ra khái niệm, nguyên nhân của cô độc; những khó khăn khi bị sống cô độc và cách để thoát khỏi cuộc sống ấy. Nhờ đó, các Phật tử biết được cách tu đúng, biết huân tập lối sống từ bi, tử tế với mọi người. Dần dần xây dựng cuộc sống an vui, đoàn kết, không còn bị cô đơn, cô độc nữa.

Cô độc là một trạng thái tâm lý của ta. Đầu bài giảng, Thượng tọa phân tích về ba chữ “cô” luôn dằn vặt con người từ xưa đến nay, đó là cô độc - cô đơn - cô lập.

Chỉ trừ những vị đã chủ động dứt cái duyên với thế gian để miên mật tu hành, họ bình an thanh thản khi chỉ có một mình, còn lại tất cả chúng ta đều đau khổ, thậm chí tột cùng đau khổ nếu bị rơi vào hoàn cảnh cô đơn, cô độc. Cô độc, cô đơn hay cô lập, đó thật sự là nỗi đau thấm thía.

Tuy nhiên có nhân thì mới có quả, tất cả ba chữ “cô” trên đều bắt đầu từ cái nghiệp “cô phụ”. Lý giải về điều này, Thượng tọa phân tích: nếu trong đời ta đã từng phụ bạc tình nghĩa, từng bỏ qua đạo lý chân chính, xem thường những tấm lòng yêu thương mình, cô phụ những cơ hội thiện lành mình có được để sống, để tu… thì sau này chắc chắn ta phải chịu quả báo cô đơn, cô độc. Ví dụ người ca sĩ được nhiều người ái mộ, người Phật tử được nhiều bạn đạo quý kính, đứa con được cha mẹ thương yêu hết mực v.v.. đều có thể mắc phải cái lỗi xem thường tình cảm của mọi người cả.

Cho nên ông bà ta đã dạy một hạt cơm rơi cũng phải nhặt lên ăn là vậy, đạo lý trong đó thật là sâu sắc. Nghĩa là một chút tình cảm của ai, một chút điều tốt đẹp trên đường đời vô tận này ta đều quý mến tôn trọng, không bao giờ xem thường cả.

Đặc biệt, nếu ai vì nghe lời tác động của kẻ xấu ác mà bỏ đạo Phật, tức là cô phụ đạo lý tối thượng của vũ trụ, cô phụ đấng Giáo chủ cao siêu nhất của vũ trụ này, thì người ấy đời đời kiếp kiếp không còn gặp được Phật pháp nữa. Buông tay với đạo lý cao thượng rồi, không tin lời Phật dạy, không tin Luật nhân quả, không rải tâm từ bi, không tác ý khiêm hạ, không dằn được cái ác, không hóa giải cái tham lam thì nhiều kiếp ta cứ tạo tội, rồi đời mình chỉ có một chỗ để đến là cõi địa ngục, súc sinh.

Như thế, nếu ai mắc cái nghiệp cô đơn cô độc thì biết rằng mình đã từng cô phụ tình yêu thương của mọi người trong nhiều kiếp trước. Cho nên bây giờ ta phải bù lại bằng cách quán từ bi, phải thương mọi người trước. Hàng ngày, hàng đêm chúng ta cứ lạy Phật xin Phật thắp vào trái tim mình lòng từ bi yêu thương vạn loài đến vô biên.

Bài liên quan

Phật dạy: tâm ta có khả năng mở rộng đến vô tận vô biên, ta khởi tâm yêu thương tới đâu thì tâm từ bi sẽ đến đó. Khi quỳ trước Đức Phật, ta thành tâm nói lên những lời ước nguyện chân thành như vậy thì lập tức ta được Hộ pháp - Chư thiên - Bồ tát bắt đầu dõi theo gia hộ. Ta có thể tạm thời cô đơn với con người, nhưng không bao giờ cô đơn với Thần thánh.

Và tình yêu thương đó không chỉ dừng lại ở ý niệm, ở lời cầu nguyện, mà phải biến thành hai điều kế tiếp:

- Thứ nhất là lời nói ái ngữ, ngọt ngào. Chỉ qua vài lời vài câu thôi cũng bộc lộ tấm lòng của mình với mọi người.

- Thứ hai là từng hành động ân cần tử tế ta dành cho mọi người trong cuộc sống này.

Tóm lại, từ cái nhân cô phụ những điều tốt đẹp trong đời mà ta ta phải chịu nỗi đau khổ của cô đơn, cô độc, cô lập. Thông qua bài Pháp thọai này, chúng ta nhận ra thông điệp yêu thương vô cùng sâu sắc của Thượng tọa Giảng sư muốn gửi đến mọi người là: một khi hiểu nhân quả rồi, chúng ta phải biết trân trọng những điều mình có được, ví như từng tình cảm, từng mái chùa, từng câu kinh, từng miếng ăn... ta đều quý hóa cả. Ta cũng chấp nhận cực khổ thêm để yêu thương và tử tế với từng con người, từng chúng sinh nhỏ bé. Đặc biệt, sự tử tế cao nhất vượt qua mọi điều của thế gian này chính là tặng cho người Phật pháp cao siêu.

Bài liên quan

Như một sự đồng cảm, sau khi thời Pháp thoại kết thúc, ĐĐ Thích Hải Nguyện – Trưởng ban HDPT tỉnh Đắk Lắk đã có đôi lời chia sẻ hết sức cảm động dâng lên Thượng tọa Giảng sư trước Pháp hội. Từng lời của Đại đức đều thể hiện sự cảm thấu sâu sắc với nội dung bài giảng.

Đại Đức soi lại mình và cảm thấy giật mình khi thật sự mình chưa sống và tu xứng đáng với tình thương, với bao đạo lý cao siêu mà Đức Phật đã truyền trao. Cứ thế, người phàm phu lúc vui theo thế gian thì không nhớ đến Phật, ngược lại khi nào cực khổ mới nhớ đến Phật; cầu xin Phật…Cho nên bài Pháp thoại này như một lời cảnh tỉnh cho những người đệ tử Như Lai hãy gắng công tu hành, đừng bao giờ phụ bạc ân nghĩa thâm sâu của đấng Từ Phụ.

Quả thực, đây là một bài Pháp thoại hết sức ý nghĩa, góp phần cảnh tỉnh đối với tất cả hàng đệ tử Phật. Nhờ có bài Pháp này, mọi người mới hiểu rõ nguyên nhân hình thành, những nguy hại mà sự “cô phụ” mang lại.

Từ đó, mọi người biết trăn trở, suy tư với những điều mình đã lỡ cô phụ trong đời, dù lớn lao hay nhỏ bé. Để rồi từ đây xin chắp tay biết ơn từng hạt cơm, giọt nước, từng tấm lòng, từng ân nghĩa trong cuộc sống này, và cũng xin nguyện lòng giữ lấy bao đạo lý thiêng liêng cao cả để nương tựa thực hành, nhằm chung tay xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yên vui.

Bài liên quan

Ngoài ra, bài Pháp cũng đề cập đến một thực trạng đáng sợ là xã hội cô đơn, thế giới cô đơn. Rõ ràng dân số thế giới đang tăng nhanh, nhưng con người lại không thể tìm thấy sự đồng điệu trong lối sống và suy nghĩ từ những người xung quanh. Việc chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu bỗng trở nên khó khăn. Bởi thế, con người cứ thu mình lại, cứ thấy bị lạc lõng, bơ vơ giữa một biển người. Đây thêm một vấn đề đáng phải suy nghĩ, trăn trở.

Từ thời Đức Phật, Ngài nhìn thấu được tương lai nên đã ra sức truyền dạy sự từ bi, gieo tình yêu thương vào tâm những người đệ tử Phật. Các vị lãnh đạo nhà nước cũng biết rõ sức mạnh của sự đoàn kết nên mọi chính sách, chủ trương đều là vì mục tiêu hướng đến con người, hướng đến viêc xây dựng cộng đồng. Nhưng có lẽ bởi chúng ta quá đề cao cái tôi, chỉ nghĩ đến bản thân mình nên đã đi lạc khỏi con đường tu hành, tự biến mình thành kẻ cô đơn, cô độc về sau.

Thiết nghĩ, chúng ta hãy thử một lần đặt mình vào vị thế của người khác để suy nghĩ, thông cảm, yêu thương, giúp đở thì sẽ thấy cuộc sống mình tươi đẹp hơn rất nhiều. Đây cũng là thông điệp mà Thượng tọa muốn gửi gắm đến mọi người sau bài Pháp này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Tin Phật sự 08:39 01/11/2024

Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.

Khai mạc Hội thảo Khoa học nhân kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hoá

Tin Phật sự 15:57 30/10/2024

Sáng 30-10, tại Trung tâm Hội nghị Khách sạn Quốc tế Thiên Ý tỉnh Thanh Hóa, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc “Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa – 40 năm phát triển và trưởng thành” chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (01.11.1984 – 01.11. 2024).

Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hoằng pháp và hội thi diễn giảng

Tin Phật sự 20:00 29/10/2024

Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức Khóa bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và Hội thi diễn giảng cấp Trung ương dành cho chư Ni, tại chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) vào tháng 11-2024.

Trưởng lão HT. Thích Thiện Nhơn tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế tại Pháp

Tin Phật sự 18:20 28/10/2024

Nhận lời mời của Hội Phật tử Thế giới WFB, Đức Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, cùng phái đoàn Trung ương Giáo hội, ngày 28/10 đã chính thức đến Pháp để tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế.

Xem thêm