Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/02/2019, 15:23 PM

Nghe bác sĩ Nguyễn Gia Khanh “thuyết pháp”

Sau chặng dài di chuyển, chúng tôi dừng ở Cần Thơ và nghỉ một đêm ở TP. HCM, sau đó đoàn chúng tôi có dịp đến thăm bác sĩ Nguyễn Gia Khanh. Bác sĩ Gia Khanh và phu nhân là cô Phương - một nữ điều dưỡng thâm niên, tiếp chúng tôi thân mật với mâm cơm gia đình ấm áp

>Tin tức Phật giáo nổi bật

Bài liên quan

Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh có tư gia khiêm cung ở đường  Nguyễn Ái Quốc - Biên Hòa, chốn nghỉ ngơi hưu trí sau một đời dấn thân phụng sự y đạo ở Bệnh viện tâm thần Trung ương II.

Sau chặng dài di chuyển bằng chiếc ô tô KIA nhỏ nhắn, dừng ở Cần Thơ và nghỉ một đêm ở TP. HCM, đoàn chúng tôi có mặt trong ngõ nhỏ, trước ngôi nhà có những cây trạng mơn mởn xanh như lá trầu! Bác sĩ Gia Khanh và phu nhân là cô Phương - một nữ điều dưỡng thâm niên, tiếp chúng tôi thân mật với mâm cơm gia đình ấm áp.

Vị bác sĩ nguyên trưởng khoa phục hồi chức năng bệnh viện tâm  thần Trung ương 2 không phải tín đồ của một tôn giáo nào, cả đời ông làm khoa học và chuyên môn. Nhưng ông am tường tôn giáo, nói về Đạo Phật ở mức khiến tôi là một phật tử cũng phải ngỡ ngàng. Đấy là lĩnh vực Phật học ứng học mang tính khoa học cao.

Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh

Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh

Ông nói về "sự bất toại" của đời sống nhân sinh - như phát biểu của khoa học tâm  lý về ngưỡng thỏa mãn tăng mãi không ngừng nghỉ của từng chủ thể. Và khi ý thức về tính chất ấy, con người  tự điều chỉnh tâm lý để thích nghi cân bằng cho chính mình trước áp lực cuộc sống, khát vọng và khả năng. Nho học  đề cập sự tiết chế bản thân, Phật giáo nhấn mạnh đời sống khổ hạnh tự kiểm soát cao.

Bác sĩ Khanh tâm đắc với hình ảnh ví von về cơ chế cảm xúc của thần kinh con người, như sợi dây đàn hồi co dãn trước tác động môi trường sống, các xung động tâm lý.

Trong những ca bệnh ông từng can thiệp điều trị hay tư vấn, sự tháo gỡ những rối nhiễu trong tâm các bệnh nhân nhất là giới nữ được ông tiến hành tinh tế cẩn trọng và hiệu quả, điển hình câu chuyện bút đàm thành công khiến một bệnh nhân nữ cấm khẩu lâu năm cởi lòng tâm sự.

Vị bác sĩ ấy phụng sự tha nhân bằng y đức và "thuyết pháp" đúng tinh thần Phật giáo theo cách riêng, cho dù như đã nói ông không phải  một Phật tử. Đời cần những lương y như thế, Phật giáo cần những phật tử âm thầm như thế.

Mong ông luôn an  lành như phước báo cho những gì đã phụng sự.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm