Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/01/2023, 09:38 AM

Trải nghiệm cùng thần chú "trở về trọn vẹn soi sáng thân-thọ-tâm-pháp"

Kính bạch thầy, Con hằng niệm câu "thần chú" thầy đã khai thị cho con trong một trả lời. Câu "thần chú" đó là "trở về trọn vẹn soi sáng thân-thọ-tâm-pháp".

Thật sự với con pháp hành này vô cùng vi diệu. Càng thực hành càng vi diệu làm sao.
- Trước hết, "trở về trọn vẹn" để thấy giáo pháp nguyên thủy của đạo Phật là Tứ thánh đế, Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Thấy rõ Tập là nhân của Khổ, Đạo là nhân của Diệt (Niết-bàn).
Trở về trọn vẹn để thấy rõ Đạo đế là (Bát chánh đạo) là quan trọng nhất. Vì Khổ thì ta cũng đã khổ nhiều rồi, nhân khổ (là Tập đế) cũng đã trót tạo trong quá khứ rồi không thay đổi được. Niết-bàn (Diệt đế) thì chưa biết có được hay không trong tương lai. Chỉ có Đạo đế là ta còn có thể nắm bắt ngay trong giờ phút hiện tại, bây giờ và tại đây. Đừng truy tìm quá khứ, đừng tưởng tới tương lai. Hãy sống trọn vẹn trân quý từng phút giây hiện tại.
- Trở về trọn vẹn để thấy "tánh không" trong hệ kinh điển Bát-nhã thực ra đã có sẵn từ giáo lý nguyên thủy mà phát triển lên. Có thể nói tam pháp ấn đều bắt đầu bằng chữ "không" có phải chăng đó cũng là chữ "không" trong hệ Bát-nhã? Tam pháp ấn gồm: Vô thường, Khổ, Vô ngã. Ta thấy có hai chữ "vô" là "không" rồi. Không đây hiểu là "không thật sự có", chỉ là "huyễn", là giả có chứ không phải là "không có gì". Còn "Khổ" là Dukkha nghĩa là "bất như ý", "bất toại nguyện". Phải chăng chữ "bất" cũng có nghĩa là "không"?
- Trở về trọn vẹn soi sáng thân-thọ- tâm-pháp chính là tu theo pháp thiền Tứ niệm xứ do chính đức Phật Thích-ca Mâu-ni truyền dạy cho các đệ tử.
- Bát chánh đạo bao gồm Giới, Định, Tuệ. Con vô cùng biết ơn thầy vì đã diễn giải Giới - Định - Tuệ trở nên đơn giản, tự nhiên, dễ hiểu, dễ hành trong đời sống hàng ngày.
Riêng với con cảm thấy rất hiệu nghiệm khi niệm theo mấy câu "thần chú" thể hiện tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác này:
Thận trọng, chú tâm, quan sát.
Trở về, trọn vẹn, tỉnh thức.
Trong lành, định tĩnh, sáng suốt.
Rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng.
Nhờ vậy con thiền mọi lúc mọi nơi, ở đâu cũng được, khi nào cũng được, khi động hay tĩnh con đều để ý thân tâm nhưng không gồng cứng, không trói buộc, không mắc kẹt vào thân thể này, tâm trí này. Nhờ hành theo pháp thiền mà như không thiền, tu mà như không tu thầy dạy. Con dần cảm nhận được mỗi khi mình sắp sửa hoặc đang dính kẹt vào đâu đó bên trong hoặc bên ngoài con liền khởi niệm "buông". "Buông" không phải là chạy trốn không dám đối mặt thực tại. Mà là lùi lại một bước không đồng hóa toàn bộ con người mình, toàn bộ thân tâm mình với điều bất như ý đó. Nếu đó là quả khổ do nhân mình gây ra, hoặc là cái khổ tự nhiên thì mình đừng cắm thêm mũi tên thứ hai vào vết thương. Mũi tên thứ hai như thầy nói đó chính phản ứng quá mức của ta với những gì bất như ý.
Con đội ơn thầy!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Sādhu lành thay! Rất đúng!

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Con quan sát nhưng không thay đổi được gì?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:00 04/11/2024

Hỏi: Khi con chán nản thấy mọi sự điều vô nghĩa thì con nên làm gì? Dù con quan sát tâm nhưng không thay đổi được gì và tình trạng này kéo dài mấy ngày. Xin Sư giúp con!

Niết bàn, sinh tử thị không hoa

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024

Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.

Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024

Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!

Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?

Xem thêm