Trâm Anh đăng ký hiến tạng cứu người

Ngày 9/9, trên trang cá nhân, Trâm Anh đăng tấm ảnh chụp thẻ đăng ký hiến tạng. Trâm Anh cho biết có ý định hiến tạng từ lâu và quyết định làm ngay khi mẹ bị bệnh. Cô và chị gái cùng đăng ký để lại toàn bộ cơ thể nếu không may qua đời.

 >> Gieo mần thiện

Theo đó, Trâm Anh và người bạn tên Đỗ Thị Yến cùng đi đăng ký hiến tạng. Trong bài đăng, cô đăng ảnh và chỉ đính kèm hashtag #organdonor (tạm dịch: người hiến tạng).

Thẻ đằng ký hiến tạng của Trâm Anh và người bạn tên Đỗ Thị Yến.

Thẻ đằng ký hiến tạng của Trâm Anh và người bạn tên Đỗ Thị Yến.

Sau ít phút, bài đăng của cô nhận được hàng nghìn lượt like kèm bình luận của người dùng mạng xã hội, dành lời khen cho hành động nhân văn của cô và cho rằng đây là việc làm ý nghĩa cần được lan tỏa rộng rãi.

Tuy nhiên, một số người dùng vẫn lên tiếng chỉ trích, cho rằng những việc này chỉ cần làm, không cần khoe lên mạng xã hội.

Loạt ý kiến trái chiều này nhanh chóng bị nhiều người dùng khác phẫn nộ và khẳng định hành động của Trâm Anh là rất đáng khen, cần được lan tỏa trong cộng đồng.

Ngày 7/9, Trâm Anh đăng tấm ảnh chụp với 2 người đồng nghiệp kèm caption: "We're on a business trip #anewjob" (tạm dịch: Chúng tôi đang đi công tác #công việc mới).

Trâm Anh trong đồng phục màu xanh lá và đứng kế người đồng nghiệp mặc áo blouse trắng.

Trâm Anh trong đồng phục màu xanh lá và đứng kế người đồng nghiệp mặc áo blouse trắng.

Trong bức hình, Trâm Anh trong đồng phục màu xanh lá và đứng kế người đồng nghiệp mặc áo blouse trắng. Từ đây, người dùng mạng xã hội cho rằng cô đang theo công việc liên quan đến ngành y, dược - giống như việc trước đó cô đã làm.

Ngày 31/8, Trâm Anh đăng tấm ảnh đang hiến máu kèm caption: "To my mother", phía dưới bài đăng, dân mạng để lại bình luận động viên, hỏi thăm Trâm Anh và mẹ.

Cô cũng từng đăng ảnh chụp với mẹ kèm dòng chữ: "Mom. I just want to say I’m sorry for everything" (tạm dịch: Mẹ. Con chỉ muốn nói xin lỗi mẹ về mọi thứ).

Từ câu chuyện về sự thay đổi của Trâm Anh đã mang lại một thông điệp vô cùng ý nghĩa và đáng suy ngẫm rằng hãy tha thứ bằng tấm lòng từ bi, rộng lượng. Xóa bỏ quá khứ và hướng tới tương lai, tấm lòng từ bi, rộng lượng chính là chiếc cầu nối kết mọi rào cản, là đỉnh cao của sự yêu thương. Ảnh: tiin.vn

Từ câu chuyện về sự thay đổi của Trâm Anh đã mang lại một thông điệp vô cùng ý nghĩa và đáng suy ngẫm rằng hãy tha thứ bằng tấm lòng từ bi, rộng lượng. Xóa bỏ quá khứ và hướng tới tương lai, tấm lòng từ bi, rộng lượng chính là chiếc cầu nối kết mọi rào cản, là đỉnh cao của sự yêu thương. Ảnh: tiin.vn

Bài liên quan

Thời gian trước đó Trâm Anh đã vướng phải ồn ào, có nhiều ảnh hưởng xấu đến công việc cũng như cuộc sống của cô. Tuy nhiên từ câu chuyện về sự thay đổi của Trâm Anh đã mang lại một thông điệp vô cùng ý nghĩa và đáng suy ngẫm rằng hãy tha thứ bằng tấm lòng từ bi, rộng lượng. Xóa bỏ quá khứ và hướng tới tương lai, tấm lòng từ bi, rộng lượng chính là chiếc cầu nối kết mọi rào cản, là đỉnh cao của sự yêu thương.

Và cũng chính từ sự thay đổi trong con người và hành động của Trâm Anh, chúng ta sẽ có có niềm tin hơn vào cuộc sống để thực hành lòng vị tha. Câu chuyện nhắc nhở rằng, trong chúng ta không ai hoàn hảo cả, mọi người không ngừng thay đổi và tiến bộ trong quá trình phát triển tinh thần. Do đó, không nên đánh giá người khác một cách nhanh chóng, mà hãy tìm hiểu suy xét đa chiều, nhìn nhận nhiều mặt và xử lý nó với thái độ từ bi, ngay cả khi họ có sai lầm, khuyết điểm. Nếu làm được điều đó, có thể chúng ta sẽ tạo nên một con người đặc biệt với những hành động đặc biệt.

Hiến tạng cứu người công đức vô lượng!

Trong quan niệm của Phật giáo, việc hiến tạng và thi thể hoàn toàn không có một trở ngại gì cho tiến trình tái sinh của người chết sau đó mà ngược lại, nó còn có những “quả phúc” rất đáng kể. Hiện nay, việc tình nguyện hiến tạng, còn được gọi là bố thí nội tài đã trở thành nghĩa cử cao đẹp của những người quan tâm đến hạnh phúc của cuộc sống.

Phật giáo là một tôn giáo từ bi vô ngã, khuyến khích những người thực hành sự bố thí ba la mật (dana). Hiến tạng là một hành động cao thượng và rất đáng được khuyến khích. Nếu người hiến tạng có từ tâm muốn tặng “một món quà của cuộc sống”, người đó sẽ đồng ý chấp nhận phẫu thuật khi chết não, tùy thuộc vào quyết định của gia đình bệnh nhân. Vì vậy, khi một người đã đăng ký hiến tặng nội tạng, thẻ hiến tạng như một lời nhắc nhở về sự vô thường.

Chúng ta cần phải thức tỉnh và thực hành đối mặt với cái chết mỗi ngày để chuẩn bị cho cuộc hành trình cuối cùng của đời người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lòng người ích kỷ như giếng sâu không đáy…

Phật pháp và cuộc sống 14:41 07/01/2025

Người ta hay nghĩ là, ích kỷ là chuyện nhỏ xíu, rằng nó chỉ là đôi lần tranh phần, đôi chút giành giật những điều mong muốn.

Nam bác sĩ hồi sinh nhờ lá phổi từ người hiến chết não

Phật pháp và cuộc sống 11:11 07/01/2025

Bác sĩ 28 tuổi mắc bệnh phổi nặng, thời gian sống chỉ tính bằng tuần, may mắn hồi sinh nhờ được ghép hai lá phổi hiến của người cho chết não.

Truyện ngắn: Mả hủi

Phật pháp và cuộc sống 09:05 07/01/2025

Mùa bốc mả năm nay, khu mả làng tôi nhộn nhịp thợ xây, thợ đá… đêm nào đèn điện cũng sáng trưng. Trong làng, hầu như ngày nào cũng có tiếng lợn kêu vì bị chọc tiết.

Biến thiện pháp thành thói quen

Phật pháp và cuộc sống 08:30 07/01/2025

Cuộc sống hàng ngày chính là mảnh đất màu mỡ để chúng ta gieo trồng thiện pháp. Thay vì chỉ chờ đợi những cơ hội lớn lao, hãy biết tận dụng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống thường nhật để thực hành những việc thiện.

Xem thêm