Trần Thủ Độ thảm sát tôn thất nhà Lý, sử sách có làm oan trái?
Tạo nghiệp thị phi, theo Luật Phật, sẽ gây quả báo nặng nề. Đức Phật đã cảnh báo tác hại khôn lường của khẩu nghiệp đồng thời kêu gọi thực tập ái ngữ, nói lời chánh niệm để mình và người cùng an vui.
> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Nhân - Quả tại đây
Những nghi án về tạo nghiệp thị phi và quả báo của nó từng gây rúng động trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam. Quán tưởng về điều này giúp chúng ta có được những hiểu biết về đạo Phật cũng như kiềm chế nghiệp thị phi trong đời sống hằng ngày.
Biến cố Trần Thủ Độ thảm sát người họ Lý trong chính sử
Trần Thủ Độ có thể là cháu ngoại của vua Lý Anh Tông nên khó có chuyện ông lại tuyệt diệt hết người họ ngoại nhà mình. Người Việt Nam vốn trọng họ ngoại chẳng kém gì họ nội nên trong sử sách hầu như không có chuyện chỉ biết họ cha mà quên họ mẹ. Cuối đời Lý, đầu nhà Trần, ảnh hưởng của Nho giáo (vốn đặt nặng quan hệ phụ hệ) với người Việt không lớn trong khi ảnh hưởng của tư tưởng mẫu hệ từ dân gian vẫn còn rất mạnh. Vậy tại sao trong chính sử lại đề cập chuyện Trần Thủ Độ thảm sát họ Lý?
Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 8 (năm 1232), gió lớn, dân gian phát dịch lệ, nhiều người chết. Trần Thủ Độ giết hết tông thất nhà Lý. Khi ấy, Thủ Độ chuyên chính lâu ngày, đã giết Huệ Tông, tôn thất nhà Lý đều bùi ngùi thất vọng. Mùa đông năm ấy, nhân người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường, Hoa Lâm, Thủ Độ ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống hết".
Chi tiết này có vẻ phù hợp với phát ngôn được cho là của Trần Thủ Độ với Lý Huệ Tông: "Nhổ cỏ nhổ tận gốc". Thế nhưng, nếu đối chiếu với một sự kiện trước đó thì chúng ta lại thấy khó có chuyện Trần Thủ Độ phải thanh toán nhà họ Lý. Bằng chứng là cũng theo chính sử Khâm Định Việt sử thông giám cương mục thì vào năm 1226, ngay khi Trần Cảnh vừa lên ngôi thay Lý Chiêu Hoàng đã "Đem bọn cung nhân và con gái tôn thất nhà Lý gả cho các tù trưởng người Mán".
Đây là nhà Trần muốn học theo cách của nhà Lý dùng hôn nhân để ban ân, mua lấy sự trung thành của các tù trưởng miền sơn cước. Từ 1226 đến 1232 là 6 năm, một khoảng thời gian ngắn. Nếu nhà Trần mà giết sạch tôn thất họ Lý thì chẳng quá gây thù chuốc oán với các thế lực vùng sơn cước vốn có quan hệ hôn nhân với nhà Lý hay sao? Thay vào đó, nhà Trần càng phải đối xử tử tế với người họ Lý để tiếp tục duy trì giao hảo với các thủ lĩnh miền núi.
Ngay cả trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sỹ Liên cũng tỏ ra nghi ngờ về sự kiện thảm sát họ Lý nên để ngỏ ý kiến cho hậu thế phán xét như sau: Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa [Phan] Phu Tiên không ghi lại, việc này chưa chắc đã có thực, hãy tạm chép vào đây.
Và trên thực tế, trong danh sách các trạng nguyên của nước ta thì chỉ có một người mang họ Lý. Người đó là Lý Đạo Tái, sinh 1254, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272 thời vua Trần Thánh Tông và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu với pháp danh Huyền Quang, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ. Mãi đến 1334 thời vua Trần Hiến Tông, ông viên tịch, thọ 80 tuổi. Thượng hoàng Trần Minh Tông sắc thuỵ là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả. Sở dĩ kể dông dài chuyện về Lý Đạo Tái như thế là để thấy nhà Trần cũng đâu xét chuyện lý lịch để cản đường công danh của người họ Lý mà còn trọng dụng là đằng khác.
Thực sự nhà Trần không cần thiết phải xử lý người họ Lý khi ấy vì thời điểm chuyển giao quyền lực là lúc họ đang cần thu phục nhân tâm, bao gồm cả các thủ lĩnh miền sơn cước lấy con gái họ Lý. Hơn nữa, những người họ Lý khi ấy trong tông thất đều là họ rất xa. Lý Huệ Tông thì không có con trai mà các anh em của Lý Huệ Tông thì đã bị mẹ của Lý Huệ Tông là Đàm Thái hậu ép chết để con trai bà khỏi bị cạnh tranh ngôi báu. Có người đủ địa vị và uy tín nhất thời ấy là hoàng tử Lý Long Tường thì đã rời nước Việt năm 1226. Xét ra, không ai có đủ khả năng cạnh tranh ngôi vua của Trần Cảnh được vợ là Lý Chiêu Hoàng trao vào thời điểm 1232 về cả chính danh và thực lực (mãi đến 1237 Lý Chiêu Hoàng mới bị truất) nên nhà Trần không cần phải tận sát họ Lý làm xáo trộn nhân tâm, mua khó vào mình.
Vậy tại sao lại có chi tiết Trần Thủ Độ cho thảm sát trong bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư? Phải biết rằng người chép sử thời Trần là Lê Văn Hưu rất tài giỏi và ông chép ra bộ Đại Việt sử tất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen. Thế nhưng khi nhà Minh xâm lược nước ta thì đã lấy hết sách sử mang về nước rồi thất lạc. Về sau nhà sử học Ngô Sỹ Liên soạn lại sử thì cũng không được bản gốc và có nhiều chỗ dựa vào giai thoại dân gian chép lại để hậu thế tự suy ngẫm. Ngay đoạn Trần Thủ Độ thảm sát họ Lý thì Ngô Sỹ Liên cũng hoài nghi và ghi chú như trên.
Còn các giai thoại được truyền trong dân gian khi ấy có tinh thần chỉ trích nặng nề Trần Thủ Độ là vì sao? Có thể thời gian trước nhiều người vẫn tưởng nhớ họ Lý hay dư đảng của Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn sẵn vì oán hận Trần Thủ Độ nên thêu dệt những câu chuyện để làm khó Thái sư nhà Trần. Hoặc một giả thuyết khác là cuối thời Trần, người đời chán ghét Hồ Quý Ly chuyên quyền nên dùng giai thoại lên án Trần Thủ Độ để chửi xéo Hồ Quý Ly. Dẫu gì thì Hồ Quý Ly cũng hành xử cứng rắn giống Trần Thủ Độ và cũng đã sát hại gần hết tông thất nhà Trần để dọn đường cướp ngôi sau này.
Trong bộ sử đề cập về đầu nhà Trần là An Nam chí lược của Lê Tắc có ghi chuyện liên quan đến họ Lý như sau: Lý Chiêu Hoàng lên ngôi được một năm, trao quốc chính cho chồng là Trần Nhật Cảnh. Tất cả tôn thất nhà Lý và bình dân họ Lý đều khiến đổi ra họ Nguyễn để dứt lòng dân trông nhớ. Đến nay họ Lý vẫn được tế tự luôn luôn.
Trong chi tiết này, có thể tin Lê Tắc ghi khá công bằng vì ông ở nước ngoài không bị chi phối bởi các thế lực liên quan đến việc chuyển giao Lý - Trần, khi chép sử. Một mặt, Lê Tắc vừa nói vụ nhà Trần ép người họ Lý phải đổi họ, nhưng mặt khác vẫn ghi chuyện người họ Lý được tế tự đến nay (nay tức là thời Trần Minh Tông - thời điểm Lê Tắc viết An Nam chí lược, mà người họ Lý vẫn còn được đến tông miếu thờ cúng). Hoàn toàn không có chi tiết nào cho thấy là Trần Thủ Độ thảm sát người họ Lý hết.
Ngày nay, chúng ta có cái nhìn khoan dung hơn về lịch sử thời xưa nên Trần Thủ Độ đã được tạc tượng, đặt tên đường. Tuy nhiên, nếu để những chi tiết mơ hồ khiến người bây giờ và cả con cháu sau này có những suy nghĩ định kiến về Trần Thủ Độ thì có lẽ chúng ta vẫn mắc nợ với tiền nhân. Trong lúc chờ có những sử liệu chính xác đáng tin thì những người có tâm với lịch sử cần nêu ra những ý kiến để mọi người có suy nghĩ nhân văn và logic hơn về con người, sự kiện có ảnh hưởng trong quá khứ của dân tộc.
Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình. Tội lỗi cũng do sự sai khiến, xúi giục, chỉ dẫn, bày cách cho người khác làm, thi hành, thực hiện những điều bất thiện, những việc ác.
Càng tệ hại hơn nữa vì tự ái, vì tự lợi, vì danh dự hão, vì chính nghĩa cuội, vì công lý một chiều, vì lẽ phải phiến diện, vì mê tín dị đoan, vì quá khích, có người đặt điều vu cáo vu khống, phỉ báng mạ lỵ người khác, lộng giả thành chơn, nước lã khuấy nên hồ, để ám hại người khác, khen mình khinh người, lôi kéo phe phái, thì những người đó làm sao tránh khỏi luật nhân quả, làm sao thoát khỏi "lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt", tuy không thấy mà chẳng sai chạy!
Trong nhà Phật, "lưới trời" đó chính là "quả báo" con người phải lãnh, vì các việc đã làm, đã nói, đã nghĩ, trước đây.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm