Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/06/2024, 18:00 PM

Trạng thái tự nhiên nguyên thủy của tâm là bình lặng

Bản chất tự nhiên đích thực của tâm chúng ta là bình an. (Giống như bản chất tự nhiên của một trái banh là nổi và ở yên trên mặt nước. Nhưng nó luôn bị trăm chìm, ngàn nổi, lênh đênh, nhấp nhô, trôi giạt liên tục là do bởi tác động bên ngoài của gió, sóng, nước, dòng chảy).

Tu tập tâm thực ra là...chẳng làm gì nhiều đối với tâm này. Đơn giản là nó tự sáng tỏ bên trong và tự chiếu sáng nó. Về bản chất tự nhiên, nó là bình an. Lý do tâm không cảm thấy bình an ngay lúc này là do nó bị trôi lạc theo/vào những trạng thái của chính nó. Đó không phải là bản thân nó tạo tác gì cho nó cả. Đó là nó chỉ đơn thuần an trú vào bản tính tự nhiên của nó, chỉ là vậy thôi.

Có lúc tâm thấy bình an, có lúc tâm thấy không bình an, thì chỉ là do nó bị đánh lừa bởi những trạng thái đó của nó. Cái tâm chưa được tu tập thì thiếu trí tuệ. Nó ngu mờ. Những trạng thái (sướng, khổ, vui, buồn...) xảy đến và đánh lừa nó chạy theo những sự sướng, khổ, khổ, sướng, vui, buồn...trong từng giây khắc. Vui rồi buồn. Buồn rồi vui. Nhưng trạng thái tự nhiên của cái tâm nguyên thủy (chân tâm) thì không phải là vui hay buồn gì cả.

Cái trải nghiệm vui, trải nghiệm buồn đó không phải là cái tâm nguyên thủy, mà đó chỉ là những trạng thái đã đánh lừa nó. Tâm bị lạc mất, bị kéo đi bởi những trạng thái đó, nhưng nó không hề biết chuyện gì đang xảy ra với nó. Và kết quả là, chúng ta cảm nhận sướng và cảm nhận khổ theo nó, bởi do cái tâm chưa được tu tập. Nó vẫn chưa được khôn ngoan. Và chúng ta cứ liên tục nghĩ rằng đó là tâm ta đang sướng hoặc tâm ta đang khổ, nhưng đích thực chỉ là cái tâm đó đang bị lạc mất theo những trạng thái sướng, khổ...khác nhau mà thôi.

Tâm tĩnh lặng tự khắc lòng người sẽ bình yên

01

Điểm cần ghi nhớ, bản chất tự nhiên đích thực của tâm chúng ta là bình an. (Giống như bản chất tự nhiên của một trái banh là nổi và ở yên trên mặt nước. Nhưng nó luôn bị trăm chìm, ngàn nổi, lênh đênh, nhấp nhô, trôi giạt liên tục là do bởi tác động bên ngoài của gió, sóng, nước, dòng chảy).

Nó vốn là tĩnh tại và tĩnh lặng giống như một chiếc lá không bị thổi bởi gió. Nhưng khi gió thổi thì nó phất phơ, động đậy. Và tâm giống như vậy, nó động vọng là do những trạng thái nó dính theo những ý nghĩ. Nếu tâm không bị dính theo (chạy theo) những trạng thái đó thì nó không bị động vọng, phất phơ này nọ, theo những trạng thái đó.

Nếu tâm "hiểu biết" được bản chất (sinh diệt) đích thực của các ý nghĩa thì nó sẽ ở yên, nó sẽ không dính mắc theo chúng. 

Trạng thái tự nhiên nguyên thủy của tâm là bình lặng. Và lý do tu tập của chúng ta là làm sao để có thể nhìn thấy tâm ở trong trạng thái bình lặng tự nhiên nguyên thủy vốn có của nó.

Chúng ta nghĩ rằng tâm tự nó thực sự thấy sướng, thấy khổ, thấy khoái, thấy đau, thấy vui, thấy buồn. Nhưng, thực sự thì tâm không tạo ra bất kỳ sự sướng, khổ, vui, buồn...nào cả. Những ý nghĩ (vọng tưởng) đã khởi lên và đánh lừa tâm và tâm bị dính theo chúng.

Do vậy, chúng ta thực sự phải tu sửa và huấn luyện cái tâm để nó phát huy trí tuệ. Phát huy trí tuệ để ta hiểu rõ bản chất đích thực của các ý nghĩ (nhận thức, vọng tưởng) thay vì cứ chạy theo chúng một cách ngu mờ, mù quáng.

Tâm này về bản chất là bình an. Hiểu rõ về lẽ thực này để chúng ta cùng nhau thực hiện việc tu thiền khó khăn này một cách đúng lý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bố thí cúng dường, phước nhiều hay ít phụ thuộc vào điều gì?

Kiến thức 08:30 24/06/2024

Tu bố thí cúng dường, không phải nói người nào đó bỏ tiền nhiều thì họ sẽ được phước lớn, bỏ tiền ít thì được phước ít, không có đạo lý này. Nếu người bỏ tiền nhiều nhưng tâm của họ không chân thành, không tận tâm tận lực thì họ sẽ được phước báo nhỏ.

Khéo chuyển nơi tâm, cuộc sống sẽ chuyển hướng tốt đẹp

Kiến thức 20:16 23/06/2024

Trong nhà thiền có câu chuyện “Cô gái xấu xí”: Một hôm có vị Thiền sư đi tới bờ sông, thấy một cô gái trẻ bỗng nhảy xuống sông. Thiền sư thấy vậy vội vàng kêu cứu mọi người xuống cứu cô gái lên.

Phật Pháp đi vào cuộc đời

Kiến thức 15:00 23/06/2024

Chúng ta hữu duyên hữu phước mới được gội nhuần chánh pháp, đừng cô phụ phước duyên của mình, mỗi chúng ta phải nỗ lực tiến tu. Có thưởng thức được pháp vị rồi, chúng ta mới tùy duyên lợi ích kẻ sau. Làm thế nào cho ngọn đèn chánh pháp nối tiếp mãi không tắt trên cõi thế gian này.

Nhiếp phục sợ hãi

Kiến thức 10:10 23/06/2024

Nhiếp phục sợ hãi là một vấn đề luôn được mọi người quan tâm. Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải.

Xem thêm