Trì bình khất thực có ý nghĩa ra sao?

Đi khất thực là một phần trong bốn truyền thống cao quý (ariyavamsa - thánh hệ phổ) của các vị Sa-môn.

Hạnh trì bình khất thực còn có nhiều ý nghĩa, lợi ích lẫn kẻ thí và người thọ, nên chư Tăng trong Phật giáo không được phép bỏ qua.

Khất thực.

Hạnh trì bình khất thực có những ý nghĩa như dưới đây:

Diệt tánh tự cao ngã mạn

Khi đã thế phát, ly gia cắt ái, nguyện xuất gia làm Tăng đồ, tức là được sanh vào dòng Phật, dù trước kia là vua quan nhà tướng, phú hộ, giàu sang quyền quý đến đâu, nay đã xuất gia rồi, có Tam y, quả bát là món cần thiết cho sự sống hằng ngày, để khỏi bận tâm lo sắm vật thực.

Hằng ngày mang bát xin ăn, đi từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, chủng tộc. Đã là kẻ ăn xin, tự nhận mình gởi sự sống nhờ nơi kẻ khác, tuỳ lòng bố thí; dở, ngon, nhiều, ít, mặn, lạt cũng vui lòng nhận. Tánh tự cao ngã mạn của mình đương nhiên bị mài dũa dưới cấp hạ đẳng bần dân là một kẻ ăn xin. Nếu gặp phải kẻ chê bai, chỉ trích, nhà sư cũng cam chịu với lòng nhẫn nại và thứ tha cho người kém sự hiểu biết. Nhờ đó mà lòng sân nộ, tự ái, không có cơ phát khởi.

Bình thản chịu đựng mọi lời gièm pha, nhẫn nại với nắng chang, đá cứng, nhà sư đem cái thân Như Lai tướng ra gợi ý cho những người có lòng bác ái; và nhân đó, họ suy nghĩ đến nền đạo đức của nhà Phật mà phát tâm thương xót, thể hiện bằng cách bố thí, rồi tìm hiểu giáo lý đạo Phật thêm.

Giản dị trong sự sống hằng ngày

Nhà sư đi trì bình khất thực, không còn phải chìu theo vị giác nữa, không bị sự thèm ăn làm chủ. Thế thường, vì sự thèm ăn mà người đời phải nhọc nhằn, cực khổ và gây nên tội. Nhà sư chỉ cần ăn lấy no để cho cơ thể khỏi bị bệnh đói hoành hành, hầu rảnh tâm tu hành học tập. Như thế, món ăn chỉ là thuốc trừ bệnh đói thôi. Những khi đau ốm khó chịu, vì muốn lành mạnh mà ta phải uống thuốc. Dù chua, hôi, cay, đắng đến đâu ta cũng phải uống, vì cần yếu là được mạnh lành. Sự ăn uống của nhà sư cũng như thế ấy, dù mặn, lạt, dở, ngon cũng phải ăn, phải nuốt cho xong.

Nhà sư nghĩ rằng: Vật thực này chỉ là nguyên chất của đất, nước, gió, lửa ta phải đem nhập vào thân thể để nuôi dưỡng xác thân, đất, nước, gió, lửa này cho nó đầy đủ, để khỏi phải thiếu kém mà sanh bệnh hoạn, khó chịu, đặng ta nhờ nó mà tu hành theo phạm hạnh. Vì thế nên ai cho ăn món chi, thì nhà sư ăn nấy, không thể đòi hỏi theo ý mình hay cố chấp, món chay, món mặn.

Hơn nữa, nếu nhà sư không giản dị trong thức ăn, không làm chủ vị giác được, thì còn bao nhiêu việc thèm thuồng ham muốn khác, nó sẽ sai sứ đòi hỏi, rồi phải chìu theo tức là làm nô lệ nó, thì nó sẽ dắt dẫn ta đi dần vào tội lỗi. Vì thế nên nhà sư phải làm chủ vị giác là trận tuyến đầu tiên mà nhà sư phải quyết thắng, mới mong tiến bước trên đường đạo pháp.

Trực tiếp thọ ân xã hội

Chúng ta sống trong trần thế không thể cô độc được. Ta phải chung sống với xã hội loài người, quần tụ nương tựa cùng nhau. Thử nghĩ, một người bị đắm thuyền trôi dạt vào một hoang đảo, hay một người đi lạc vào rừng sâu, sự sống cô độc sẽ gặp bao nhiêu điều khó khăn bất tiện. Từ việc ăn, ở, đến việc bảo toàn sinh mạng, sức khoẻ làm sao cho chu đáo được. Vì thế nên loài người phải sống tập thể để có giúp đỡ, đổi chác lẫn nhau.

Sự liên quan mật thiết giữa ta và xã hội loài người thật rất quan trọng cho đời sống. Từ bộ lạc tiến lên thôn ấp, quốc gia, cũng không ngoài điều quan yếu ấy. Có nhiều người vì không để ý đến điều đó, nên dù sống ở giữa đô thị mà cũng không cảm thông sự quan hệ ấy, ỷ mình có tiền của, có quyền hành là có tất cả, muốn chi được nấy, không cần nghĩ đến ai khác.

Là Phật tử, trong bốn trọng ân, có ân xã hội là một mà chúng ta phải ghi nhớ.

Hạnh đi trì bình khất thực hằng ngày nhà sư thọ vật thí của bá tánh, nhờ đó mà nuôi sống một cách chơn chánh, giản dị, nhà Sư được sự nhắc nhở rõ rệt hằng ngày ý nghĩa ơn xã hội. Rồi tự xét mình mà siêng năng tu học, giữ gìn tịnh hạnh, để duy trì đạo đức hầu góp phần xây dựng hạnh phúc cho xã hội, phải làm những gì để khỏi phải phạm là kẻ vong ân xã hội.

Khước bịnh nhờ vận động cơ thể

Loài người là một trong các loài động vật. Nhờ có sự điều hoà bốn oai nghi mà thân thể được khoẻ mạnh. Hàng xuất gia rất cần vận động cơ thể, vì không còn làm việc như người thường thế trong việc sinh sống hàng ngày nữa.

Nếu không có hạnh trì bình khất thực thì hàng xuất gia ít có việc chi vận động toàn cơ thể. Nhờ đi bộ, đi trì bình, mà thân thể được khoan khoái, kiện kháng. Nhất là ban mai không khí trong lành, nắng sáng không gay gắt, đi trì bình khất thực 1,2 giờ đồng hồ cảm thấy khoẻ khoắn, vui tươi. Nhờ đó mà tinh thần sảng khoái và ít đau ốm.

Tạo cơ hội cho bá tánh làm phước

Phần đông ai ai cũng bận việc công, tư. Người giàu cũng như người nghèo, quan cũng như dân. Vì thế cho nên không rảnh rang đi chùa, làm phước, nhất là người nghèo, hay tự ti mặc cảm, nghĩ tủi phận bần hàn, tiền của chẳng dư, y phục không tốt đẹp, không thì giờ rảnh rỗi và không có lễ vật xứng đáng như mọi người, lại càng không nghĩ đến viêc đi chùa; ít nghĩ đến việc làm phước.

Lại cũng có đông người chưa hiểu rõ lợi ích của sự bố thí, làm phước nữa. Nhà sư có thì giờ, có bổn phận đi trì bình khất thực để cho bá tánh có cơ hội làm phước dễ dàng và khỏi mất thì giờ. Nếu nhà sư không đi trì bình, cứ ở mãi tại chùa thì chỉ có những người giàu có, dư dả đến chùa dâng cúng, còn những người nghèo khó không có cơ duyên làm phước.

Vật để bát cho nhà sư không cần nhiều, ít mà cần nhất là thí chủ hoan hỉ với vật thực mà tự tay mình để bát cho nhà sư. Một trái chuối, một cái bánh, một chút muối, đường thí chủ vui thích với sự làm phước của mình, tức là người ấy đã gieo duyên lành vào phước điền của Phật giáo. Thí chủ được dịp bố thí, dù là ít ỏi, nhưng việc làm đơn giản này nó có phước báu vô lượng và sẽ mở đường cho việc tu hành giải thoát sau này.

Vì thế, nhà sư còn sức khoẻ, có thì giờ, phải đi trì bình khất thực để tạo cơ hội cho bá tánh dễ dàng gieo trồng thiện duyên trong Phật giáo.

Giữ gìn tịnh hạnh để trở nên phước điền

Bố thí cho kẻ bần nhơn, ăn xin thường thế còn có phước thay, huống là bố thí cho nhà sư, nhất là nhà sư có giới đức. Về phần nhà sư luôn luôn tự xét mình trong việc giữ gìn giới luật, trong sự tinh tấn tu hành, thân tâm không biếng nhác, phải làm như thế nào cho đúng với bổn phận của bậc xuất gia, trở nên phước điền của chư Thiên và nhân loại.

Nếu đi trì bình thọ vật thí của bá tánh mà giới hạnh không tinh nghiêm, tu hành không chín chắn, thì không xứng đáng là phước điền, không sánh được với kẻ ăn xin thường thế, mà Đức Phật gọi là kẻ cướp đội lốt nhà sư, sẽ mang lấy bao nhiêu khổ báo sau này. Nhờ hằng suy xét như thế, nhà sư càng thêm cố gắng giữ gìn tịnh hạnh và siêng năng tu học.

Rải tâm từ cho tất cả mọi người, tất cả chúng sanh

Trước khi ra đi khỏi tịnh thất, nhà sư khởi niệm tâm từ, tức bủa tư tưởng lành, rải khắp chúng sanh, nhất là trên bước đường sẽ trải qua. Khi ra đường, nhà sư phải thu thúc lục căn, hướng tâm cầu nguyện cho bá tánh được hạnh phúc an vui, khỏi khổ, khỏi bệnh tật ốm đau và không điều oan trái lẫn nhau.

Không phân biệt tôn giáo, giai cấp, nam nữ, lão ấu, nhà sư mở rộng lòng Từ với tất cả, giữ tâm mềm mại, chan chứa tình thương, nhu hoà trong ngôn ngữ, cử chỉ. Khi đứng trước nhà nào, nhà sư lại phải thu tâm quán tưởng thân bất tịnh, thọ thị khổ, tâm vô thường và pháp vô ngã. Khi trở về chỗ ngụ, nhà sư đi khoan thai, trang nghiêm bằng cách buộc tâm trong pháp niệm từng bước đi một, nhà sư không để tâm phóng túng, gìn giữ oai nghi, tế hạnh, biểu lộ Tăng đồ nhà Phật khác hơn kẻ thế.

Truyền bá Phật giáo

Ở Việt Nam có nhiều nơi đồng bào ta chưa hiểu rõ phước báu của sự để bát, chưa biết hạnh trì bình của nhà sư, chưa hiểu giáo lý Nguyên thuỷ của Đạo Phật. Nhà sư đi trì bình khất thực có dịp tiếp xúc với đồng bào để giảng giải giáo lý Đạo Phật, dù là vắn tắt, đơn sơ, nhưng rất hữu ích trong việc góp phần hoằng dương Phật Pháp.

Trước khi đi sâu vào sự học hỏi giáo lý Đạo Phật, việc mở đường cho bá tánh bằng nhiều phương tiện, mà hạnh trì bình khất thực là một. Vừa giúp ít cho người vừa lợi cho mình, nhất là sự thực hành giới luật trong Giáo pháp Phật giáo Nguyên thuỷ - Nam tông.

Hàng xuất gia trong Phật giáo Nguyên thuỷ - Nam tông không vì lý do gì mà lẫn tránh việc đi trì bình khất thực trừ khi đau ốm và bận việc Phật sự.


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Giá trị chân thật của người tu

Phật giáo thường thức 13:04 31/12/2024

Vì chuộng lẽ thật cho nên đạo Phật nói thẳng lẽ thật, không vuốt ve, không lừa bịp. Thế gian thì tránh né sự thật, tô điểm thêm ảo tưởng cho con người, nên sống trong mê lầm, đau khổ. Mê lầm là gốc của đau khổ.

Vì sao không nên chạm vào thân người mới mất?

Phật giáo thường thức 11:30 31/12/2024

Sau khi thần thức rời khỏi thân xác rồi thì họ hoàn toàn không còn cảm giác gì, nhưng lúc họ vừa mới rời khỏi thì có. Cho nên lúc này là lúc quyết định.

Nghi thức cúng dường Phật Thành đạo

Phật giáo thường thức 11:00 31/12/2024

Sự kiện Phật Thành đạo có ý nghĩa lớn lao, là ngày trọng đại trong niềm hân hoan của Phật tử nói riêng và đạo Phật nói chung: Ngài chính thức Chuyển pháp luân bánh xe Chánh pháp, đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về nẻo giác.

Với người đang trả quả báo, nên giúp hay không?

Phật giáo thường thức 07:25 31/12/2024

Có người đặt vấn đề, nếu ai đó trong quá khứ lỡ làm ác, tạo nghiệp xấu, không biết tu tập để chuyển hóa, đến khi quả báo chín muồi thì phải nhận lấy báo ứng không lành. Trong nhân gian có nhiều người cho rằng, nên để người đó chịu khổ để trả quả báo, nếu cứu họ thì quả báo xấu ấy sẽ về mình. Vậy chúng ta phải ứng xử như thế nào cho đúng?

Xem thêm