Vì sao kiếp này chúng ta gặp nhau?

Phật dạy chúng ta, từ quan hệ cha con, quan hệ anh em cho đến quan hệ với tất cả mọi người đều không ngoài bốn loại duyên...

Ảnh Làng Mai. 

Do nghiệp duyên nào mà con cái đến với cha mẹ trong kiếp này?

Phật dạy chúng ta, từ quan hệ cha con, quan hệ anh em cho đến quan hệ với tất cả mọi người đều không ngoài bốn loại duyên, đó là:

1. Báo ân

2. Báo oán

3. Đòi nợ

4. Trả nợ.

Nếu như không phải bốn loại duyên phận này, dù tương ngộ cũng không hề quen biết, chúng ta gọi là người lạ, mặt lạ, không quen.

Ngay trong đời này chỉ cần phát sinh quan hệ với mình, thì nhất định trong đời quá khứ có liên quan đến bốn loại duyên nghiệp trên.

Trong duyên nghiệp có thiện, có ác. Chúng ta hiểu được thông suốt thì nhất định phải biết đoạn ác, tu thiện. Ta thiếu nợ người nhất định phải trả. Người khác lừa gạt ta, xâm phạm ta, cướp đoạt của ta, ta đều phải nghĩ là đang trả nợ, trong lòng ta sẽ dễ chịu và cảm thấy tự tại.

Họ gạt ta, trộm cắp, cướp đoạt của ta, vì sao họ không đi lừa gạt, cướp đoạt của người khác? Vì trong đời quá khứ người khác không có cái duyên này với họ.

Nói cách khác, chúng ta trong đời quá khứ đã từng lấy, đã từng ăn cắp, đã từng cướp đoạt của họ, hôm nay gặp được nhân duyên tương ngộ, vẫn là dùng phương pháp này họ lấy đem đi, được dịp chúng ta đã trả nợ.

Cho nên, chúng ta phải hoan hỷ cùng với tất cả chúng sanh kết thiện duyên, không kết ác duyên, cho dù gặp phải ác duyên, quyết cũng không để trong lòng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Cơn vô thường mau chóng, sự sống chết lớn lao”

Phật giáo thường thức 09:58 03/01/2025

Trong đạo lý Thập Nhị Nhân Duyên, đức Phật đã truy nguyên cho thấy rõ "sự sanh già bịnh chết, lo thương sầu khổ", đều do một niệm mê mờ đầu tiên, gọi là vô minh.

Trí tuệ là gì?

Phật giáo thường thức 08:45 03/01/2025

Trí tuệ là gì? Đơn giản khi Thầy đưa tay lên, ai cũng liền thấy rõ phải không? Đó là trí tuệ, nó vốn bình thường như vậy chứ không phải là cái gì cao siêu, ghê gớm.

Ý nghĩa nhân văn cao nhất về sự thành đạo của đức Phật

Phật giáo thường thức 08:30 03/01/2025

Không ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn ý nghĩa thành đạo của Phật, chỉ có thể nói vài ý nghĩa sau đây...

Phải nhớ chí nguyện để tinh tấn tu hành

Phật giáo thường thức 20:03 02/01/2025

Triệt Ngộ đại sư, một bậc thạc đức suốt thông cả Giáo lẫn Tông, đã đưa ra mười sáu chữ, có thể gọi là cương yếu của môn Tịnh Độ. Mười sáu chữ ấy như sau: "Vì sự sanh tử, phát lòng Bồ Ðề, lấy tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật."

Xem thêm