Trí tuệ sinh từ bi hay từ bi sinh trí tuệ?
Không phải “trí tuệ sinh từ bi”, hay ngược lại “từ bi sinh trí tuệ”. Quan niệm “phải có từ bi mới có trí tuệ” là không đúng, quan niệm “trí tuệ sinh từ bi” cũng chưa hoàn toàn chính xác.
Trí tuệ & từ bi không phải là 2 thứ khác nhau để rồi cái này sinh ra cái kia, cái kia sinh ra cái nọ. Mà chúng là 2 khả năng, hay là 2 yếu tính của cùng một tâm.
Khi tâm giác ngộ thì tất cả các đặc tính trí tuệ-từ-bi-hỷ-xả và các tính chất tốt đẹp khác sẽ xuất hiện.
Khi tâm còn mê mờ thì ngoài các tâm sở thiện ra, các tâm sở bất thiện cũng sẽ hiện diện.
Đối với tâm thì trí tuệ là chính, khi có trí tuệ thì đương nhiên có từ-bi-hỷ-xả. Trí tuệ giống như “thủ tướng”, còn các đặc tính khác giống như các “bộ trưởng” vậy.

Khi có trí tuệ tức là khi thấy biết đúng như thực. Đã thấy biết như thực thì tự nhiên:
+ Tâm không thể tham được.
+ Không thể sân được tức là tâm Từ,
+ Không còn hại ai tức là tâm Bi,
+ Không còn ganh tỵ với ai tức là tâm Hỷ,
+ Không còn chấp trước bất kỳ điều gì tức là tâm Xả.
Khi tâm hoàn toàn giác ngộ thì sẽ thể hiện ra đầy đủ các đặc tính tốt đẹp bao gồm trí tuệ, từ, bi, hỷ, xả, tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân, khinh an, định, vv… chứ không hẳn là cái nào trước, cái nào sau…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Niệm Quán Thế Âm Bồ tát với sáu căn
Phật giáo thường thức
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng phải chỉ riêng miệng niệm cho rõ ràng, mà trong tâm cũng phải ghi nhận cho thật rõ ràng. Cả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đủ sáu căn, tất cả đều cùng niệm.

Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, giảm nghiệp chướng và tăng phước huệ
Phật giáo thường thức
Quý vị có tin chỉ cần dùng một câu nói là có thể độ hết chúng sanh không?

Phổ Môn giải thoát
Phật giáo thường thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật
Phật giáo thường thức
Hỏi: Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại. Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh.
Xem thêm