Trí tuệ là gì?
Trí tuệ là gì? Đơn giản khi Thầy đưa tay lên, ai cũng liền thấy rõ phải không? Đó là trí tuệ, nó vốn bình thường như vậy chứ không phải là cái gì cao siêu, ghê gớm.
Biết nhiều không phải là trí tuệ, mà chính là "sở tri chướng". Trí tuệ là thấy mọi sự "như thị" tức như nó đang là, còn khi cho là, phải là tức sở tri chướng. Nhìn ai cũng biết "ruột gan người ta" chỉ là "sở tri" chứ không phải trí tuệ.
Chữ "định" trong thiền định cũng chưa phải là Chánh Định trong Giới-Định-Tuệ và Bát Chánh Đạo, mà chỉ là định trong Sắc Giới và Vô Sắc Giới tức vẫn còn trong Tam Giới, chưa giác ngộ giải thoát.
Trong Giới-Định-Tuệ thì câu "Giới sinh Định, Định sinh Tuệ" cũng hay bị hiểu lầm. Thầy thì thấy ngược lại:
☀︎ Giới nặng quá thì trở ngại cho Định.
☀︎ Định mạnh quá thì trở ngại cho Tuệ.
Một người chỉ lo giữ Giới sao cho thật trong sạch thì không bao giờ Định được cả, một người ngày nào cũng chăm chỉ ngồi thiền vào Định thì đâu con biết rõ những gì đang xảy ra mà có trí tuệ.
Chữ sinh trong câu "Giới sinh Định, Định sinh Tuệ" nên hiểu là Giới-Định-Tuệ như 3 yếu tố cùng nương nhau, tương tác với nhau, hỗ trợ lẫn nhau.
Khi Thầy cầm ly nước lên, tay cầm vững chính là Giới, lúc đó tâm không nghĩ lung tung là Định, và ngay đó luôn biết rõ từng diễn biến nơi thân-tâm chính là Tuệ. Ba yếu tố Giới-Định-Tuệ luôn có mặt đầy đủ và đi cùng với nhau trong mọi diễn biến của đời sống thì mới thành công, và tâm mới cân bằng nên mới có thể thấy ra sự thật. Vì vậy không thể tách chúng ra mà rèn luyện riêng từng cái được...
Như vậy thiền có thể thực hiện trong mọi tư thế, trong mọi hoạt động của đời sống chứ không phải chỉ khi ngồi. Các phương pháp thiền như theo dõi hơi thở, hay chú tâm vào chóp mũi... chỉ là phương tiện, mà đã là phương tiện thì chỉ tùy căn cơ từng người mà áp dụng chứ không nên áp dụng chung cho tất cả mọi người...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ý nghĩa nhân văn cao nhất về sự thành đạo của đức Phật
Phật giáo thường thức 08:30 03/01/2025Không ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn ý nghĩa thành đạo của Phật, chỉ có thể nói vài ý nghĩa sau đây...
Phải nhớ chí nguyện để tinh tấn tu hành
Phật giáo thường thức 20:03 02/01/2025Triệt Ngộ đại sư, một bậc thạc đức suốt thông cả Giáo lẫn Tông, đã đưa ra mười sáu chữ, có thể gọi là cương yếu của môn Tịnh Độ. Mười sáu chữ ấy như sau: "Vì sự sanh tử, phát lòng Bồ Ðề, lấy tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật."
Việc phát nguyện mong cầu sanh về Cực Lạc là do ai dạy?
Phật giáo thường thức 20:00 02/01/2025Có vị cư sĩ lên Tịnh thất chùa Vạn Đức gặp tôi thưa hỏi: Trong pháp môn niệm Phật nguyện cầu sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A-mi-đà, như vậy là còn mong cầu và có chỗ đến. Vậy theo giáo lý của Phật không phù hợp. Hòa thượng nghĩ sao về việc này?
Ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa gì đối với nhân loại?
Phật giáo thường thức 14:45 02/01/2025Vào những ngày cuối Đông, tiết trời se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người con Phật hân hoan đón mừng một sự kiện lịch sử trọng đại, ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, từ đó mở ra cho chúng sanh một con đường thoát khổ.
Xem thêm