Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/04/2021, 08:29 AM

Triển lãm thư pháp "Hương thơm quê mẹ" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

"Hương thơm quê mẹ" gửi gắm những tâm tình hướng về đất mẹ - quê hương Việt Nam của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đó cũng là những yêu thương gửi đến mẹ Trái đất - hành tinh xanh và xinh đẹp đã dưỡng nuôi và chở che con người.

"Hương thơm quê mẹ" là chủ đề của bộ sưu tập 80 tác phẩm thư pháp cùng hơn 145 đầu sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh được trưng bày tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ ngày 14/4 đến 26/4. Tất cả được sắp xếp, bày trí tinh tế trong một không gian triển lãm đậm chất thiền, tao nhã và tĩnh tại.

Triển lãm thư pháp 'Hương thơm quê mẹ' của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Triển lãm thư pháp "Hương thơm quê mẹ" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Cuốn sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên đọc

"Hương thơm quê mẹ" gửi gắm những tâm tình hướng về đất mẹ - quê hương Việt Nam của thiền sư. Đồng thời đây cũng là những yêu thương gửi đến cho đất mẹ - hành tinh xanh và xinh đẹp đã dưỡng nuôi và chở che con người. Hình ảnh quê hương thể hiện trong sách khiến mỗi người nhận ra thiền định không phải điều xa lạ mà ở ngay chính cuộc sống bình dị, những sinh hoạt thường ngày.

Khi bước chân vào triển lãm sách và thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, mỗi người lặng yên thưởng thức, chiêm nghiệm những bức thư pháp. Tất cả bước đi nhẹ nhàng như trở về với chính mình, lắng lòng mỗi khi tiếng chuông chánh niệm vang lên.

Sư thầy Pháp Niệm (bìa trái) chia sẻ về thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sư thầy Pháp Niệm (bìa trái) chia sẻ về thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sư thầy Pháp Niệm - đệ tử của thiền sư - cho biết: "Sư ông Làng Mai không phải nhà thư pháp, chỉ mượn thư pháp để truyền đạt giáo lý nhà Phật. Nét thư pháp cũng là nét chữ thường ngày của sư ông". Còn thầy Thích Chân Pháp Khâm - Viện trưởng Viện Phật học ứng dụng châu Á - nhận định, với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là một môn thiền định. Những tác phẩm của thiền sư lan tỏa năng lượng của tuệ giác, chuyển tải được tinh thần văn hoá dân tộc và nếp sống tỉnh thức. Ở đó, nghệ thuật, văn hóa và nếp sống tỉnh thức hòa quyện với nhau một cách rất tuyệt vời.

Thiền sư luôn đưa đạo Phật gắn liền với đời sống, để những triết lý thấm nhuần trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Phương pháp thực tập chánh niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh nổi tiếng khắp thế giới vì thực hành đơn giản nhưng mang lại hiệu quả sâu sắc, đem đến tinh thần hòa ái, trị liệu tâm thức con người trong xã hội hiện đại nhiều áp lực, khủng hoảng.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và quan điểm về Phật giáo dấn thân

Sách 'Hương thơm quê mẹ' của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sách "Hương thơm quê mẹ" của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Mỗi bức thư pháp của sư ông đều như một câu kinh để mọi người đọc và nuôi dưỡng những chất liệu của lòng biết ơn, của từ bi, yêu thương, để cùng sống trong chánh niệm và tỉnh thức, cùng nhau hướng đến một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn. "Không bùn thì không sen: Hoa sen không thể hiện hữu nếu không có bùn. Cũng vậy, không có khổ đau thì không có hạnh phúc. Nhờ có khổ đau mà ta chế tác hạnh phúc.  Cho nên, hoa sen không che bỏ bùn, hoa sen nở ra xinh đẹp để ta thấy được giá trị của bùn".

Tại triển lãm lần này, công chúng sẽ tự chiêm nghiệm trước những thông điệp giản đơn mà giàu ý nghĩa, tự học cách điều hòa các mối quan hệ khi xem các bức thư pháp như "Lắng nghe để hiểu, nhìn kỹ để thương", "Biết thương mình để được thươnơg", "Chánh niệm là suối nguồn của hạnh phúc"...

Bức thư pháp 'Không bùn thì không sen'

Bức thư pháp "Không bùn thì không sen"

An vui mỗi ngày từ 15 lời khuyên của Thiền sư Nhất Hạnh

Viện trưởng Viện Phật học ứng dụng châu Á, thầy Thích Chân Pháp Khâm, nhận định với thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là một môn thiền định. Những tác phẩm của thiền sư lan tỏa năng lượng của tuệ giác, chuyển tải được tinh thần văn hoá dân tộc và nếp sống tỉnh thức. Ở đó, nghệ thuật, văn hoá và nếp sống tỉnh thức hoà quyện với nhau một cách rất tuyệt vời.

“Thiền sư luôn đưa đạo Phật gắn liền với đời sống, để những triết lý thấm nhuần trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, ai cũng có thể thực hành được. Thầy có thể biến tất cả chúng ta thành Bồ Tát để tự cứu độ chính mình, tự mình thoát khỏi dằn vặt, phiền muộn,” ông nói.

Thư pháp 'Thương yêu là kính ngưỡng, là bảo vệ, đó là tình tôi' và 'Lắng nghe để hiểu, nhìn kỹ để thương!'

Thư pháp "Thương yêu là kính ngưỡng, là bảo vệ, đó là tình tôi" và "Lắng nghe để hiểu, nhìn kỹ để thương!"

Sư trưởng của Làng Mai Thích Nữ Chân Không nhấn mạnh nhất đến ý nghĩa câu thư pháp "Reverence is the nature of my love" (Thương yêu là kính ngưỡng, là bảo vệ, đó là tình tôi). Theo sư cô, thiền sư Thích Nhất Hạnh luôn nhắc đến tình yêu thương con người, tình yêu thương trong gia đình giữa bố mẹ-con cái, giữa vợ chồng. Trải qua 1 năm, 5 năm, 30 năm hay hơn thế nữa, vợ chồng nên luôn cảm thông và tương kính nhau thì cuộc hôn nhân đó mới hạnh phúc và bền vững. Bí quyết của thiền sư để hài hòa các mối quan hệ là "Lắng nghe để hiểu, nhìn kỹ để thương!".

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là tác giả của hàng trăm đầu sách, nhiều cuốn được xếp hạng bestseller như: An lạc từng bước chân, Từng bước nở hoa sen, Phép lạ của sự tỉnh thức, Đường xưa mây trắng, Giận, Chúa ngàn đời, Bụt ngàn đời...

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là tác giả của hàng trăm đầu sách, nhiều cuốn được xếp hạng bestseller như: An lạc từng bước chân, Từng bước nở hoa sen, Phép lạ của sự tỉnh thức, Đường xưa mây trắng, Giận, Chúa ngàn đời, Bụt ngàn đời...

Chọn người tri kỷ theo lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Đây là lần đầu tiên các tác phẩm thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trưng bày giới thiệu đến công chúng trong nước và không phải là một bộ sưu tập mới. Bởi trước đó, các tác phẩm thư pháp thiền trong triển lãm lần này từng gây tiếng vang lớn tại các cuộc trưng bày tại Pháp, Đức, Canada, Mỹ, Thái Lan, Đài Loan và Hồng Kông, thu hút sự quan tâm của những người mộ điệu và giới truyền thông quốc tế, được giới nghiên cứu mỹ thuật và thiền học trên thế giới quan tâm đặc biệt.

Tiến sĩ Eva Yuen, nhà phê bình nghệ thuật Hồng Kông (Trung Quốc) gọi những tác phẩm thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là “choreographic calligraphy” (nghệ thuật kết hợp giữa thư pháp và vũ đạo), bởi các bức thư pháp của Thiền sư toát lên vẻ thanh thoát với những nét chữ thẳng, vững chãi kết hợp với những đường cong uốn lượn, tạo nên một bố cục hài hòa và sống động như một điệu múa.

Triển lãm trưng bày hơn 145 đầu sách tiếng Việt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Triển lãm trưng bày hơn 145 đầu sách tiếng Việt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chia sẻ: “Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và sự tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định. Tôi viết các từ hoặc câu mà có thể nhắc nhở mọi người về sự thực tập chánh niệm. Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết. Khi bắt đầu vẽ một vòng tròn, tôi thở vào và vẽ nửa vòng tròn trong khi thở vào, rồi tôi thở ra và vẽ nửa vòng còn lại trong khi thở ra. Trong suốt thời gian vẽ vòng tròn, tôi cũng đồng thời ý thức rằng trong bàn tay này của tôi có bàn tay của cha, của mẹ, của ông bà tổ tiên. Vì vậy mà khi tôi vẽ vòng tròn này thì cha, mẹ, ông bà tổ tiên và cả các vị thầy tâm linh của tôi cũng đang vẽ cùng tôi. Và vì chúng tôi cùng nhau vẽ vòng tròn này nên không hề có một cái ngã riêng biệt. Do vậy, chỉ vẽ một vòng tròn thôi nhưng ta có thể có được tuệ giác về vô ngã (anatta)”.

Chính sức mạnh từ phương pháp thiền tập và tuệ giác đó đã làm cho nghệ thuật thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở nên đặc biệt và được nhiều người ái mộ trên khắp thế giới. Những bức thư pháp mang thông điệp: Breathe, you are alive (Thở, bạn đang còn sống), “The tears I shed yesterday have become rain” (Nước mắt ngày xưa nay đã thành mưa), “Be beautiful, be yourself” (Ta có là ta thì ta mới đẹp), I have arrived, I am home (Con đã về, con đã tới)… của ông được nhiều người tâm đắc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Vị ngon ngọt ở đời

Ngoài các tác phẩm thư pháp, triển lãm còn trưng bày hơn 145 đầu sách tiếng Việt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Dưới đây là một số hình ảnh trong triển lãm:

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những vị thiền sư có ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay. Thiền sư là tác giả của hàng trăm cuốn sách, trong đó, rất nhiều cuốn được xếp hạng best-seller như: “An lạc từng bước chân,” “Phép lạ của sự tỉnh thức,” “Đường xưa mây trắng,” “Giận,”...Thiền sư còn là một văn nhân, một thi nhân, một học giả và cũng là một người đấu tranh cho hòa bình bằng phương pháp bất bạo động. Năm 1967, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được đề cử giải Nobel vì Hòa bình.

Phương pháp thực tập chánh niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh nổi tiếng khắp thế giới vì thực hành đơn giản nhưng mang lại hiệu quả sâu sắc, đem đến tinh thần hòa ái, trị liệu tâm thức con người trong xã hội hiện đại nhiều áp lực, khủng hoảng.

Sau một thời gian dài triển khai pháp môn của mình, tạo ảnh hưởng trên khắp thế giới, hiện nay Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về Tổ đình Từ Hiếu (Huế) để tịnh dưỡng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính

Trong nước 18:30 18/11/2024

Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.

Xem thêm