Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/10/2019, 09:01 AM

Triết lý nhập thế của Phật giáo

Tinh thần nhập thế của Phật giáo đã được thể hiện ngay từ đầu mới du nhập vào Việt Nam. Trải qua dòng lịch sử, triết lý này càng đậm nét hơn, thực tiễn hơn và hòa nhập vào xã hội Việt Nam như một phần không thể thiếu của văn hóa dân tộc Việt Nam.

 >>Nghiên cứu Phật học

Phật giáo được thái tử vua nước Tịnh Phạn sáng lập, Ngài sinh ở Kinh thành Kapilavastu ở miền Nam Nepal năm 563 TCN. Sau khi thành Phật, Ngài được tôn xưng là Sakymuni (Thích ca Mâu ni).

Bài liên quan

Cuộc đời của Đức Phật được nhiều câu chuyện truyền thuyết kể lại với nhiều chi tiết khác nhau. Rằng là Ngài sinh ra trong một gia đình thuộc đẳng cấp Ksatya (đẳng cấp thứ hai trong bốn đẳng cấp của xã hội Ấn Độ), thuộc một công quốc có biên giới giáp với dãy núi cao và bí ẩn Himalaya. Nhờ thuộc đẳng cấp này, nên Ngài được học đủ môn võ nghệ và hiểu biết nhiều triết thuyết đương thời. Truyền thuyết cho rằng, khi mới sinh ra, Ngài đã biết đi và biết nhảy bước theo bốn hướng, dưới mỗi bước chân Ngài mọc lên một bông sen. Quá trình tu thành Phật của Ngài trải qua thời gian dài, sau đó truyền bá trong vòng 40 năm (từ lúc Ngài 40 tuổi đến 80 tuổi).

Về nhân sinh quan, điểm xuất phát của thế giới quan và nhân sinh quan là hạ thấp thế giới cảm tính và trần tục, đem đối lập với thế giới khác mà trong đó con người phải tìm sự cứu vớt.

Về nhân sinh quan, điểm xuất phát của thế giới quan và nhân sinh quan là hạ thấp thế giới cảm tính và trần tục, đem đối lập với thế giới khác mà trong đó con người phải tìm sự cứu vớt.

Phật giáo ra đời tuy không tuyên bố tiêu diệt chế độ đẳng cấp Bàlamôn, nhưng trong thực tế là phủ nhận chế độ đó. Phật chỉ ra rằng: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn. Tình thương là sợi dây kết nối liền người với người”. Vì đạo Phật tuyên truyền về sự bình đẳng giữa các chúng sinh nên đã thu hút nhiều tầng lớp đặc biệt là tầng lớp dân nghèo đi theo rất đông.

Bài liên quan

Về thế giới quan, quan điểm luân hồi của Phật không phải là một vòng luẩn quẩn mà thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó, trở thành giác ngộ cõi Niết bàn. Đặc biệt chú trọng đến tính nhân quá tương dục, nhân quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn, không hỗn loạn, có nghĩa nhân nào quả ấy, mọi hậu quả đều có nguyên nhân, kết quả của một nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác. Phật giáo quan điểm: Vô tạo giả: tất cả mọi sự vật đều tồn tại lâu dài, không có nguyên nhân đầu tiên và không có kết quả cuối cùng, có nghĩa là không có đấng tối cao nào tạo ra vũ trụ. Vô ngã: cái tôi là do một số yếu tố vật chất, yếu tố tinh thần cấu tạo nên một cách tạm thời, các yếu tố này gồm ngũ uẩn: sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tượng (ấn tượng), hành (phi lý), thức (ý thức) hoặc lục đại (hỏa, thủy, thổ, phong, không, thức. Vô thường là không vĩnh hằng, là luôn biến đổi, mất đi (sinh, trụ, dị, diệt), dù có tồn tại trong khoảng thời gian vô tận cũng chỉ là chốc lát.

Về nhân sinh quan, điểm xuất phát của thế giới quan và nhân sinh quan là hạ thấp thế giới cảm tính và trần tục, đem đối lập với thế giới khác mà trong đó con người phải tìm sự cứu vớt. Khổ đế: chính là cuộc sống con người toàn là bể khổ “nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”, khổ là bản chất của tồn tại. Có ít nhất tám nỗi khổ: sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt li, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, ngũ thụ uẩn. Tập đế: mọi nỗi khổ đều có nguyên nhân của nó. Diệt đế: mọi cái khổ đều có thể diệt được, nếu nguyên nhân của đau khổ là dục vọng thì diệt trừ dục vọng, diệt trừ cái tham, sân, si là diệt trừ đau khổ, nói các khác là tiêu diệt phần khổ đau của cuộc đời. Lúc đó, con người được giải thoát, hoàn toàn tự do, không còn nô lệ gì nữa. Đạo đế: để diệt trừ dục vọng, đạt tới cõi niết bàn, con người cần có một đường lối, một phương pháp. Phương pháp ấy chính là đạo đế, là con đường diệt khổ. Con đường đó chính là hoàn thiện đạo đức cá nhân.

Về xã hội, Phật giáo khuyên con người nên sống hướng thiện, dĩ đức báo oán, lấy đức độ, lòng nhân từ để đối nhân xử thế, cảm hóa cái ác, giác ngộ những người lầm lạc. Đây chính là biểu hiện của tư tưởng bác ái, nhân từ của Phật giáo. Phật giáo nêu cao tam học: giới, định, tuệ. Giới chính là ngăn giữ giới luật, không làm những điều được coi là cấm kỵ. Định là thiền định, là những phương thức tu luyện. Tuệ là có trí tuệ sáng suốt, chống vô minh, là sự thông tuệ- kết quả của sự thực hiện giới và thiền định. Phật giáo quan niệm rằng, mỗi người đều có Phật tính và bất kỳ ai cũng có thể đến với Phật.

Tư tưởng nhập thế đã có rất sớm, ngay từ thời đức Phật. Riêng Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần là biểu hiện của một đỉnh cao trong việc áp dụng thành công triết lý này thông qua hành trạng của các vị vua, quan và các vị thiền sư. Nhập thế của Phật giáo là hành động đem đạo vào đời, truyền trao chân lý mà đức Phật đã chứng ngộ và tuyên thuyết cho những ai mong cầu hạnh phúc và hướng đến lộ trình giải thoát tâm linh trong đời sống hiện thực.

Tư tưởng nhập thế đã có rất sớm, ngay từ thời đức Phật. Riêng Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần là biểu hiện của một đỉnh cao trong việc áp dụng thành công triết lý này thông qua hành trạng của các vị vua, quan và các vị thiền sư. Nhập thế của Phật giáo là hành động đem đạo vào đời, truyền trao chân lý mà đức Phật đã chứng ngộ và tuyên thuyết cho những ai mong cầu hạnh phúc và hướng đến lộ trình giải thoát tâm linh trong đời sống hiện thực.

Bài liên quan

Đánh giá về giáo lý Phật giáo, Hồ Chí Minh từng viết: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”. Nietzch cũng nhận xét: “Phật giáo không kích thích người ta làm chiến tranh chống các tôn giáo khác. Điều cảm động nhất, chính là ở chỗ giáo lý nhà Phật chống lại tư tưởng phục thù hằn học oán ghét”.

Chính vì quan điểm hướng thiện, lấy lòng nhân từ làm gốc nên Phật giáo luôn quan tâm đến làm việc thiện. Người đến với Phật không chỉ tu trên sách vở hay chỉ “tụng kinh niệm Phật”, mà ngày nay Phật giáo chú trọng đến triết lý nhập thế, giúp đời.

Điều này xuất phát từ những mối quan hệ vừa là nhựa sống, vừa là mắt xích kết nối giữa tôn giáo và thế tục. Nhu cầu vận dụng tư tưởng tôn giáo vào giải quyết các vấn đề xã hội thế tục được coi là nhập thế. Mặt khác, tôn giáo nói chung hay Phật giáo không tự sinh ra mà kết quả của chính nhu cầu tinh thần xã hội thế tục, là hình thái ý thức của xã hội, không tôn giáo nào có thể tồn tại và phát triển mà tách rời khỏi xã hội thế tục.

Với Phật giáo nói chung, tư tưởng nhập thế đã có rất sớm, ngay từ thời đức Phật. Riêng Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần là biểu hiện của một đỉnh cao trong việc áp dụng thành công triết lý này thông qua hành trạng của các vị vua, quan và các vị thiền sư. Nhập thế của Phật giáo là hành động đem đạo vào đời, truyền trao chân lý mà đức Phật đã chứng ngộ và tuyên thuyết cho những ai mong cầu hạnh phúc và hướng đến lộ trình giải thoát tâm linh trong đời sống hiện thực. Chính vì lẽ đó, mà Phật giáo ngày càng phát triển và có mặt nhiều quốc gia, châu lục trên thế giới. Để có được điều đó, thế hệ nối tiếp thế hệ, những người Phật tử đã tích cực thực hiện tinh thần nhập thế một cách hợp thời hợp lý và hiệu quả. Nói cách khác, thành quả này xuất phát từ triết lý nhập thế tích cực của Phật giáo.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo đã được thể hiện ngay từ đầu mới du nhập vào Việt Nam. Trải qua dòng lịch sử, triết lý này càng đậm nét hơn, thực tiễn hơn và hòa nhập vào xã hội Việt Nam như một phần không thể thiếu của văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo đã được thể hiện ngay từ đầu mới du nhập vào Việt Nam. Trải qua dòng lịch sử, triết lý này càng đậm nét hơn, thực tiễn hơn và hòa nhập vào xã hội Việt Nam như một phần không thể thiếu của văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bài liên quan

Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, đa phương hóa trên mọi linh vực khoa học, chính trị và nền kinh tế tri thức, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đang từng bước xóa nhòa đi ranh giới văn hóa giữa các cộng đồng, các quốc gia và vùng lãnh thổ. Với lịch sử gắn bó hơn 2000 năm với dân tộc Việt Nam, Phật giáo luôn gắn bó những gì tinh túy nhất cho đất nước trong mọi lĩnh vực như chính trị, giáo dục, nghệ thuật, y học, tâm linh và với nền văn hóa dân tộc. Nối tiếp truyền thống hộ quốc an dân, Phật giáo đóng góp giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hội Việt Nam đang phải đối mặt như sự xuống cấp về đạo đức và lối sống tha hóa của một bộ phận không nhỏ các thành phần xã hội, sự lạm dụng thái quá vật chất để thõa mãn nhu cầu cá nhân, đề cao chủ nghĩa tiêu thụ, sự lãng phí và phá hủy trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, sự vị kỷ, mất đoàn kết dẫn tới sự vô tâm với quyền lợi cộng đồng… Bằng triết lý nhập thế tích cực góp phần vào công cuộc phát triển đất nước bền vững. Phật giáo chú trọng xây dựng con người thông qua những nguyên tắc đạo đức căn bản như không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu…

Với những nguyên tắc đạo đức và vị trí văn hóa của mình, Phật giáo có thể hoàn toàn góp phần vào việc định hướng tư duy và điều chỉnh hành vi của cộng đồng xã hội nếu vận dụng những phương thức phù hợp theo tinh thần nhập thế. Trên thực tế, Phật giáo Việt Nam đã và đang bền bỉ, dấn thân vào nhiệm vụ xây dựng giá trị đạo đức con người thông qua các hoạt động nổi bật như các khóa tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên, những lớp học đạo đức, những chương trình từ thiện xã hội, nuôi dạy trẻ em khuyết tật, mồ côi … trên khắp mọi miền tổ quốc.

Như vậy, tinh thần nhập thế của Phật giáo đã được thể hiện ngay từ đầu mới du nhập vào Việt Nam. Trải qua dòng lịch sử, triết lý này càng đậm nét hơn, thực tiễn hơn và hòa nhập vào xã hội Việt Nam như một phần không thể thiếu của văn hóa dân tộc Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm