Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/01/2013, 09:23 AM

Triều Tiên: Phật tử YiWon-ik trở thành vị Tể tướng thanh liêm tuyệt vời

Thời Joseon (Triều Tiên) có vị Tể tướng (nay gọi là Thủ Tướng) thanh liêm mẫu mực như thế, nên thời 

Dịp cuối năm, nhân dân Hàn Quốc đã bầu chọn một nhà lãnh đạo mới trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 19/12/2012. Mọi sự quan tâm giờ đã tiếp tục chuyển đến vấn đề cơ cấu nội các Chính phủ của nhiệm kỳ tiếp theo. Thực tế việc đề bạt người tài đức đứng ra gánh vác việc sơn hà tắc không phải dễ.

 

Nói về đức tính làm quan vốn không phải giới hạn đôi điều. Nhất là trong thời đại khoa học công nghệ thông tin bùng phát, trí thức con người nếu không tiếp cận đáp ứng được nhu cầu thực tế, trong thao lược Quốc sách an dân, thì tai họa cho đất nước và dân tộc. Vì  thế đòi hỏi người đứng trên thiên hạ phải đủ đức độ tài năng và trí tuệ để quan sát trước thời đại, để đối phó trong mọi tình huống. . .

Vào thời Triều Tiên, sử sách đã tuyển chọn một trong 700 vị quan lại cao cấp thời ấy Phật tử YiWon-ik (Lý nguyên Vực-이원익-李元翼), một viên quan nổi tiếng văn hay chữ tốt triều đại vua Tuyên Tổ (Seonjo-선조-宣祖) đời thứ 14 để bổ nhậm chức Thủ tướng. Trong nhiều nhân tài tuyển chọn vị Phật tử tài đức song toàn để công cử vào vị trí Thủ tướng thật tưởng tuyệt vời.

Phật tử YiWon-ik (Lý nguyên Vực-이원익-李元翼) sinh năm Đinh Mùi (1547) tại kinh đô Hanseong (HánThành-한성-漢城), Joseon (Triều Tiên) (nay thuộc quận Jongno (Chung Lộ-종로-鍾路), Seoul).Ông  vốn cháu 4 đời của hoàng tử Iknyeong (익녕군-益寧君), con trai của vua Taejong (Thái Tông, vua đời thứ 3 của Joseon (Triều Tiên). Năm 17 tuổi, ông thi đỗ kỳ thi "Sinh viên" vào học trường Sunggyungwan (Thành Quân Quán-성균관-成均館), cơ quan đào tạo lớn nhất của Joseon (Triều Tiên).

Năm Kỷ Tỵ (1569), ông tiếp tục đỗ kỳ thi "Văn khoa" (thi tuyển chọn quan văn của triều đình Joseon (Triều Tiên), bắt đầu vào chốn quan trường với chức quan cửu phẩm Phó chính tự của Thừa văn viện, cơ quan quản lý văn thư ngoại giao của nhà nước Joseon (Triều Tiên).

Năm Nhâm Ngọ (1582), Ông đã từng trãi thăng quan tiến chức như quan lục phẩm "Tá lang" ở các bộ hộ, bộ lễ, bộ hình,  rồi chức "Chính lang" ở bộ lễ, chức "Ứng giáo" ở Hoằng Văn quán, cơ quan đảm nhận việc tư vấn công việc cho Vua. Thường nhật ít ra ngoài trừ phi có việc công, song về kiến thức học vấn và trên cả thực tế của ông lại hết sức sắc bén trong ứng xử, được các vị học giả lớn đương thời như YiYi(이이-李珥)(1536-1584) và YuSeong-ryong (유성룡-柳成) (1542-1607) đánh giá rất cao.

Năm 35 tuổi, ông được thăng chức quan tam phẩm "Đồng phó thừa chỉ" chuyên đảm nhận việc ban bốvà thu hồi chiếu lệnh của Vua.Nhưng rồi, cuộc đời sự nghiệp của ông tưởng chừng xuôi buồn thuận gió, nào ngờ lại gặp cơn sóng gió. Năm Quý Mùi (1583), do mối quan hệ giữa quan Đô thừa chỉ ParkGeun-won và quan Lĩnh nghị chính tổng quản nội các triều đình Park Sun không  mấy tốt đẹp, bộ phận Thừa chính viện, cơ quan làm việc của ông bị đưa ra luận tội. Các quan cấp dưới, lúc này đều đổ trách nhiệm cho Đô thừa chỉ để trốn tội, duy chỉ ông là không vì bản thân mà hy sinh đồng nghiệp nên đã bị cách chức.

Tai họa đã đến lại thêm nỗi bất hạnh phụ thân của ông cũng đã quá cố. Thời gian thủ hiếu lo tang chế xong thì vài năm sau sau ông lại được phục chức, bổ nhiệm làm quan Mục sứ của vùng Anju (AnChâu-안주시-安州市). tỉnh Hwanghae (HoàngHải-황해-). Nơi đây, một lần nữa ông lại phát huy tài năng xuất chúng của mình. Ông đã đứng ra xin được hơn 1 vạn thạch lương thực để cứu đói cho dân, hướng dẫn phổ biến hạt giống giúp dân được mùa thu hoạch lớn v.v... Trong công việc huấn luyện binh sĩ, ông sửa đổi và cho thi hành chế độ "nhập phiên" – túc trực theo phiên 1 năm 4 lần chuyển sang thành 1 năm 6 lần. Bên cạnh đó ông còn có công trong việc phát triển mở rộng trồng dâu nuôi tằm thành một nghề mới cho dân vùng Anju (An Châu-안주시-安州). Tưởng nhớ đến công lao này, ông được người dân đặt cho biệt danh là Yikongsang (Lý Công Tang) với ý nghĩa là dâu tằm nhờ vào ông mà được phát triển.

Đến tuổi trung niên, cuộc đời của ông có nhiều biến động về thời cuộc, trong nước hỗn loạn. Khi xảy ra cuộc chiến chống xâm lược Nhật Bản năm Nhâm Thìn (1592), ông được làm chức Đô tuần sát sứ vùng Pyeongan (Bình An-평안-,平安) hộ tống Vua đi lánh nạn. Một năm sau, do công trong việc tác chiến, chiếm lại vùng Pyeongang (BìnhNhưỡng), ông được phong chức Quan sát sứ, đứng đầu tỉnh Pyeongan (Bình An-평안-平安).

Năm MậuTuất (1598), ông làm tới chức Lĩnh nghị chính, chức quan trọng yếu của triều đình nhưng rồi trong lần đứng ra bảovệ học giả YuSeong-ryong (유성룡-柳成) (1542-1607), ông đã xin từchức.

Năm Mậu Thân (1608) khi Vua Gwanghaegun (Quang Hải Quân-광해군-光海君), Vua đời thứ 15 của Joseon) lên ngôi, ông quay lại làm Lĩnh nghị chính. Lúcnày, hậu quả chiến tranh đã khôi phục cuộc sống của người dân đã ổn định, ông đã tiếp nhận lời kiến nghị của học giả Kim Yuk (김육-金堉), và là quan văn trong triều Joseon (Triều Tiên), thực hiện luật Daedong (ĐạiĐồngpháp), thi hành chế độ dâng tiến cống vật quy ra thành gạo, tăng thu thuế của địa chủ giảm gánh nặng cho người dân.

Theo "Thừa chính viện nhật ký" ghi chép vào năm Tân Mùi (1631), năm thứ 9 triều vua Injo (Nhân Tổ-인조-仁祖) để báo cáo về bệnh tình của ông, viên quan văn là Gang Hong-jung đã tấu sớ dâng lên Vua những lời lẽ như sau:

"Cựu Tể tướngYiWon-ik (Lý nguyên Vực-이원익-李元翼) đang sinh sống nhà mái rơm 2 gian, được kết lại bằng các loại cây gỗtạp. Nhà hẹp, thấp chỉ đủ đặt tấm thân, không ra hình dáng cả. Đất nơi ông sống cũng nằm dưới khu mộ của nhiều đời trước nên bên cạnh chẳng lấy một mẫu vườn. Cả gia đình ông sống qua ngày nhờ vào số gạo được ban cho hàng tháng."

Tể tướng YiWon-ik (Lý nguyên Vực-이원익-李元翼) người làm quan to chức lớn, tính cương trực, yêu nước, thương dân, phẩm chất thanh cao. Ông đã thể hiện một người Phật tử thuần thànhvới nếp sống qua phương châm : “Thiểu dục tri túc – An bần lạc đạo”, yên ổn trong sự nghèo mà vui với đạo.

Năm GiápTuất (1634) do tuổi cao sứcyếu, ông đã từ giã cõi đời, hưởng thọ 87 xuân. Nhân gian thường gọi ông là vị Tể tướng lùn bởi chiều cao của ông rất khiêm tốn (có khoảng 1 mét), mặc dù thân tướng nhỏ bé nhưng tấm lòng thanh khiết cao thượng của ông trên đời thật hiếm có.

Sinh tiền ông sống hiền hòa, giản dị bình dân, khước từ hết mọi tiện nghi, luôn tiết kiệm thời gian, không gian, tài lực để chia sẻ với những người dân khốn khổ bần cùng.

Thời Joseon (Triều Tiên) có vị Tể tướng (nay Thủ Tướng) thanh liêm mẫu mực như thế, nên thời ấy người dân luôn vượt qua sự nghèo đói, thất học. . . Đánh dấu một trong những triều đại thịnh vượng tồn tại trong khoảng 500 năm, xây dựng nên một đất nước coi trọng l nghĩa (đạo đức) dài lâu trong lịch sử.

 
 
 

 
 

Thích Vân Phong (tổng hợp theo báo PG Hàn Quốc)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm