Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/07/2020, 09:28 AM

Trọng trách sát quả mỗi người phải mang

Nghe đến đây có người sẽ nói: “Chưa đến nỗi! Từ lâu tôi đâu có sát sinh. Trên nhân quả, tôi không bị quả báo sát sinh”. Thưa bạn! Xin bạn khoan vội mừng.

Sát sinh cúng tế người thân đã mất chính là hại người đã mất

Nói rằng: “Tôi không bị quả báo sát sinh. Nên biết, nghiệp sát của mỗi người trùng trùng lớp lớp, quả thật khó tính biết hết. Bạn nói bạn không sát sinh, bây giờ tôi sẽ tính thử giúp bạn.

Vừa ra khỏi bào thai, mẹ bạn sợ không đủ sữa bú đã giết mấy con gà để tẩm bổ, rồi đầy tháng lại khách khứa cũng sát sinh. Đến khi lớn lên, đính hôn lại sát sinh. Ngày cưới lại càng đại sát sinh. Ngày xưa lúc đi học, mời thầy giáo cũng phải sát sinh. Về sau, ra đời tạo lập sự nghiệp cũng phải sát sinh mời khách. Đến 40, 50 tuổi lúc mừng thọ cũng sát sinh. Một năm bốn mùa ăn tết ăn lễ, như tiết Thanh minh tháng 3, tết Đoan ngọ tháng năm, tiết Trung nguyên tháng 7, tiết Trùng dương tháng 9, tất cả đều phải sát sinh cúng tế. Đột ngột khách đến cũng phải sát sinh đãi khách, rồi lại lúc bệnh tật, lạt miệng ăn không ngon lập tức sát sinh để đổi món. Bệnh lành cũng phải sát sinh, làm vịt tiềm để bồi dưỡng. Bệnh lành rồi đáp tạ bác sĩ cũng sát sinh. Và con người có sống tất có chết. Ngày đám ma ấy, lại càng đại sát hơn”…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chư vị thử nghĩ, vậy có đúng không? Mười mấy điều kiện nêu trên, cho dù một người không sát sinh đi nữa thì cũng là sát sinh nhiều. Người mà một ngày không có thịt không chịu ăn cơm thì lại càng sát nhiều hơn. Những người như thế lại càng không thể nói hết. Đời nay, chúng ta làm người sát sinh tạo nghiệp. Đời trước làm người cũng sát sinh tạo nghiệp. Thậm chí, có rất nhiều đời trước đã tạo sát nghiệp trùng trùng vô tận. Giết một sinh mạng là đã kết một oan trái. Oan hồn ấy lúc nào cũng ở bên bạn đợi thời cơ đòi mạng. Không những oan nghiệp bên ngoài đang đòi nợ, mà sát nghiệp của chính mình trồng trong thức thứ 8, bất cứ lúc nào cũng có thể manh tâm hiện hành, cũng chính là hạt giống tạo tội, lúc nào cũng muốn dẫn bạn đi chịu báo. Chư vị nên biết, nếu hòa khí thì dẫn đến an lành. Còn hung bạo, hiểm ác tất phải chịu tai ương. Nếu ngày nào cũng sát sinh, đại sát sinh là an lành hay hung bạo? Những oan hồn bị giết, ngày ngày muốn đòi mạng là an lành hay tai ương? Xin mọi người hãy tự nghĩ xem!

Nhân ác lớn nhất là sát sinh

Có thể sẽ có người nói: “Nghe thầy nói như vậy tôi rất lo sợ, vậy phải làm sao?”. Thưa bạn, bạn cũng không nên quá lo. Hiện tại, họa hoạn còn chưa tới, tai ương cũng chưa bắt đầu. Chỉ cần từ nay trở đi không sát sinh nữa. Giống như đóm lửa nhỏ bị tưới nước lên phải bị tắt ngay không thể cháy lan được. Vậy thì oan hồn đến đòi mạng phải làm sao?

Bạn phải tin rằng: Phật pháp vô biên, tự có sức mạnh không thể nghĩ bàn để siêu độ chúng. Vì bạt độ khiến nó chuyển thân làm người hoặc làm trời, nhờ thế nó không đến đòi nợ bạn nữa. Tôi nói như vậy chắc chắn có người sẽ hỏi: “Thầy nói giới sát chặn được nguồn loạn thì tôi có thể tin được. Nhưng nhà Phật các thầy nói, kinh Phật có thể siêu độ người chết thì tôi không tin”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nếu mọi người không tin, tôi sẽ đưa ra hai sự thật để chứng minh cho rõ: Đại sư Liên Trì là tổ sư của tông Tịnh độ. Trong Trúc Song Tùy Bút của Ngài, có ghi một đoạn công án thế này:

Có một tiểu thư họ Tào được gả làm vợ cho một thanh niên họ Văn. Trong nhà họ Văn nuôi rất nhiều bồ câu. Một hôm, không biết từ đâu xuất hiện một con rắn rất lớn muốn bắt bồ câu. Lúc đó cô tỳ nữ thấy được, bèn chọi một viên đá lớn vào đầu, con rắn chết ngay lập tức. Ai ngờ con rắn sau khi chết, oan hồn không chịu đi. Hai hôm sau, hồn rắn nhập vào tỳ nữ nói mấy câu điên điên khùng khùng: “Trả mạng cho tôi! Trả mạng cho tôi!”. Tiểu thư họ Tào thấy vậy rất sợ. Đàn ông con trai trong nhà đều đi vắng hết, Tào tiểu thư bèn chạy về nhà mẹ dẫn cha qua nhà chồng, mắng lớn vào tỳ nữ: “Mày náo loạn cái gì ở đây?”. “Không phải tôi náo loạn, tôi muốn tỳ nữ trả mạng cho tôi, vì hai hôm trước tôi muốn ăn thịt bồ câu, nó không cho tôi ăn, lại còn đánh chết tôi, cho nên tôi muốn đòi mạng nó!”. “Mày là rắn, muốn ăn bồ câu. Mày là một mạng, nó cũng là một mạng. Cứu mạng nó, giết mạng mày, một mạng đổi một mạng cũng đáng. Mày là súc sinh, nó cũng là súc sinh, mày đòi nó là được rồi, sao mày bắt người đền mạng cho mày, điều này không thỏa đáng!”. “Tôi không phải là rắn, tôi là võ tướng Kinh Châu của Lương Võ Đế sau triều Tấn, vì đánh nhau với Hầu Cảnh chết ở sa trường, tại sao ông nói tôi là rắn?”.

“Hầu Cảnh là chuyện của sáu đời trước, bây giờ đã là đời Minh rồi. Ông đã biến thành rắn mà không biết, còn muốn tạo thêm tội nghiệp, thật là đáng thương quá! Thân người đã mất còn không biết, hiện nay đang là thân rắn cũng không hay, oán chỉ được giải không được kết thêm!”. “Tôi đã biến thành rắn, bây giờ phải làm sao? Xin ông hảo tâm, hảo ý cứu tôi!”. “Ông là người thời Lương Võ Đế. Ông có biết chuyện Lương Võ Đế vì siêu độ cho hoàng hậu Hy Thị bị làm thân rắn mà viết cuốn Lương Hoàng Bảo Sám không?”. “Biết! Biết!”. “Bộ Lương Hoàng Bảo Sám rất vĩ đại. Vậy thì tôi tụng bộ Lương Hoàng Bảo Sám để siêu độ cho ông được không?”. “Tốt lắm! Tốt lắm! Cảm ơn ông lắm!”. Ông già họ Tào liền kiền thành cung kính lễ bái tụng bộ Lương Hoàng Bảo Sám, vừa tụng kinh xong, tỳ nữ lập tức tỉnh ngay.

Công đức phóng sinh: trừ đại họa, khỏi bệnh nặng, có phúc báo lớn

Quý vị thấy, Phật pháp vô biên, thật là bất khả tư nghì! Sau đây, sẽ kể thêm một sự thật nữa để chứng minh:

Giữa năm Canh Thần đời Sùng Trinh nhà Minh, tể tướng họ Hạ ở Giang Hạ. Có một buổi tối, cập thuyền ở cửa sông Tầm Ngư Chủy. Đêm hôm đó, Hạ tể tướng nằm mộng, thấy thần miếu đến nói với ông rằng: “Tôi là Tống đại vương, thần sông Cửu Giang. Đời trước cùng Hạ tể tướng và pháp sư Tam Muội, ba người là huynh đệ, thầy trò. Pháp sư Tam Muội đời nay là quốc sư, Ngài thì làm tể tướng, còn tôi do một niệm tham rượu thịt, cho nên đọa lạc làm thần sông. Khách thương buôn qua lại toàn dùng rượu thịt cúng tế tôi, đời sau chắc chắn tôi sẽ bị đọa lạc trong ba đường khổ. Pháp sư Tam Muội là người đạo hạnh cao thâm, từng siêu độ những người bị đọa lạc rất nhiều. Tối mai thuyền của pháp sư sẽ dừng ở đây, xin Ngài ngày mai hãy khoan đi, nán lại thêm một ngày nữa, giúp tôi thỉnh pháp sư Tam Muội cầu siêu bạt độ cho tôi, lạy Phật sám hối cho tôi, khiến tôi tiêu trừ nghiệp chướng, thoát ly tội báo! Trông cậy hết nơi Ngài! Trông cậy hết nơi Ngài!”. Hạ tể tướng trong mộng nghe ông ta nói một hơi, đồng ý giúp ông ta thỉnh pháp sư Tam Muội làm đàn tràng bạt độ. Hôm sau, thuyền của pháp sư Tam Muội quả nhiên đến thật. Hạ tể tướng bèn kể hết tự sự nguyên nhân ham rượu thịt quá khứ của thần miếu và việc thần miếu muốn cầu siêu độ. Pháp sư Tam Muội bèn tức tốc kiến lập Thủy đạo tràng, trai tăng cúng phúng cho thần miếu. Đang lúc siêu độ, bỗng nhiên vị tăng đầu bếp nói: “Thần sông cũ nhờ công đức này đã được thoát khổ. Hiện tại, thần sông mới đến cũng đã quy y Tam bảo Phật Pháp Tăng và thọ trì ngũ giới. Từ nay trở đi, cúng thần miếu phải dùng đồ chay, không nhận rượu thịt nữa! Trong đó có một quái nhân, không tin lời vị thần mới nhậm chức, liền nhập vào người vị tăng đầu bếp, vội vàng đi chuẩn bị rượu thịt đến miếu thần cúng. Lúc người ấy trong tay đang cầm hương định lạy xuống, bỗng trượt chân té ngữa, đồng thời tự vả vào mồm mình nói: “Tôi đã quy y pháp sư Tam Muội, không nhận thức ăn mặn. Hôm trước đã nhờ vị tăng đầu bếp nói rồi, sao lại phá giới tôi? Sau này nhất định phải chú ý đó! Không được sát sinh cúng tôi nữa!”. Người ấy sau khi tỉnh lại, lập tức cầu xin sám hối. Từ đó về sau, không bao giờ dám nghĩ, nói bậy nữa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hãy từ bỏ những nghề sát sinh hại vật

Thưa quý vị! Hai câu chuyện trên, đã chứng minh được sức mạnh của Phật pháp to lớn như thế. Tuy quả đã chín muồi, nhưng chỉ cần thành khẩn sám hối cũng có thể làm nó thay đổi, huống gì hiện tại quả còn chưa thành thục. Bắt đầu từ nay giới sát, lập chí làm một con người mới, cải đổi lỗi xưa, tu tập quy chánh. Hai câu đầu của bài kệ này:

“Tâm như lò lửa

Tội như phiến băng

Buông xuống đồ đao

Tức khắc thành Phật”.

Đây là nói về lý. Ngày xưa, lúc Phật Thích Ca còn tại thế. Có một người đồ tể, trong tay cầm con dao mổ bò dính đầy máu, đến đạo tràng nghe Phật thuyết pháp. Người đồ tể sau khi nghe pháp, lập tức tâm khai ý giải, miệng vừa nói rất có lý, tay vừa quăng con dao đi. Lúc đó, lập tức chứng được quả vị. Sau này, cuối cùng cũng thành Phật. Cho nên, thành tâm khuyên quý vị: Bây giờ, chiến tranh còn chưa đến, mọi người hãy nhanh nhanh tu sửa, hãy mau mau giới sát phóng sinh. Hiện tại, chúng ta đã nhận thức rõ ràng, bị quả báo chiến tranh là do nhân sát đã tạo trong quá khứ, cho nên phải bị quả báo chết chóc. Bây giờ phải dứt ngay nhân sát thì không có duyên sát; không có duyên sát thì không có quả báo bị sát, và sẽ không xảy ra chiến tranh.

Trích "Ăn chay sát sinh và quả báo"

Nguyên tác: Quảng Hóa - Lý Bỉnh Nam

Thích Tâm Anh dịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bịnh “trời cho”

Tư liệu 18:05 24/11/2024

Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.

Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường

Tư liệu 09:11 24/11/2024

Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Xem thêm