Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 11/01/2014, 16:17 PM

Trụ trì và nhiệm vụ của vị trụ trì là gì?

Trụ trì là người thay mặt Giáo hội quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở tự viện theo đúng Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước. Về mặt luật pháp, trụ trì chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động phật sự tại cơ sở tự viện.

Theo Từ điển Phật học, NXB Tôn Giáo do Ban biên dịch Đạo Uyển Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu giải nghĩa từ "Trụ trì" hay "Trú trì" như sau: 

1: Duy trì, nắm giữ. Đặc biệt trong nghĩa "Hộ trì Phật pháp"

2: Nơi cư trú, sự lưu trú. Lập trường, quan điểm, cơ sở Phật tính

3: Đồng nghĩa với Gia trì

4: Thường an nhiên, thanh thản

5: Vị tăng đứng đầu tu viện, hộ trì và truyền bá Phật pháp

6: Trong câu "như hà trú trì" thì nó có nghĩa là "điều kiên (phương pháp)...như thế nào?

7: Lệ thuộc vào cơ sở, quy chế. Được định nghĩa là sự hệ thuộc vào đức Phật, người truyền năng lực của mình đến mọi chúng sinh cũng như hỗ trợ chúng

Còn theo Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, thì trụ trì và bổ nhiệm trụ trì được ghi như sau:

ĐIỀU 41: Tại mỗi đơn vị cơ sở tự viện có tăng, ni cư trú, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh bổ nhiệm trụ trì. Trụ trì là người thay mặt Giáo hội quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở tự viện theo đúng Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước. Về mặt luật pháp, trụ trì chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động phật sự tại cơ sở tự viện.

ĐIỀU 42: Cơ sở tự viện tại các địa phương do Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện quản lý theo quy định tại điều 16, 17, 18 chương V của Nội quy này.

Các hoạt động phật sự tại tự viện, trụ trì phải tuân thủ sự hướng dẫn của GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện và Pháp luật Nhà nước.

Các cơ sở chưa có trụ trì, GHPGVN cấp huyện thực hiện việc đăng ký bổ nhiệm trụ trì với GHPGVN cấp tỉnh và cơ quan Nhà nước cùng cấp.

Những cơ sở đã có trụ trì nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm trụ trì, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh ra quyết định hợp thức hóa trụ trì cho cơ sở đó.
Ảnh minh họa
ĐIỀU 43: Những cơ sở tự viện khuyết nhiệm trụ trì, tùy theo tình hình cơ sở đó, được giải quyết theo các trường hợp:

1. Trường hợp Giáo hội có đủ nhân sự là tăng hay ni để bổ nhiệm trụ trì thì sẽ bổ nhiệm tăng hay ni (có hộ khẩu thường trú) trong địa phương thuộc phạm vi tỉnh, thành phố liên hệ cơ sở đó.

Chỉ có Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh mới có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm trụ trì, thông qua ý kiến đề xuất của Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện sau khi tham khảo ý kiến nội bộ cơ sở Tự viện đó; nếu có liên quan các Hệ phái, thì phải được sự thống nhất của chư vị Giáo phẩm Hệ phái.


Quá trình tiến hành thủ tục bổ nhiệm trụ trì phải đăng ký với chính quyền ở cấp tỉnh (nếu bổ nhiệm ra khỏi quận, huyện cư trú); hoặc chính quyền quận, huyện (nếu bổ nhiệm trong cùng quận, huyện). Sau khi được sự thống nhất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định bổ nhiệm trụ trì.


Việc bổ nhiệm trụ trì cần có sự lựa chọn những tăng, ni với những tiêu chuẩn như sau: Về Phật học, có trình độ Tốt nghiệp Trung cấp Phật học trở lên; về thế học, tốt nghiệp Phổ thông Trung học (tú tài) trở lên; về mặt đạo, đã thọ giới Tỳ kheo ít nhất là 5 năm (hoặc có hạ lạp từ 5 năm) trở lên, có tăng phong phẩm hạnh và đơn phát nguyện trụ trì.

2. Trong trường hợp cần thiết phải bổ nhiệm nhân sự tăng hay ni từ tỉnh, thành phố này đến trụ trì cơ sở tự viện thuộc tỉnh, thành phố khác phải có sự trao đổi nhất trí giữa Ban Thường trực Hội đồng Trị sự với Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, các cơ quan chức năng chính quyền tỉnh, thành phố liên hệ (nơi đi và nơi đến); Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh nơi đến ký quyết định bổ nhiệm trụ trì.

Trường hợp tăng hay ni là giáo phẩm của Giáo hội thuyên chuyển vùng sinh hoạt tôn giáo hoặc bổ nhiệm công tác, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự sẽ tham khảo ý kiến Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.

Đối với việc bổ nhiệm trụ trì hoặc giới thiệu đương sự chuyển vùng sinh hoạt tôn giáo được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định của Chính phủ.

3. Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh có quyền ra quyết định bãi miễn và thu hồi quyết định bổ nhiệm trụ trì đối với cơ sở tự viện, khi vị trụ trì cơ sở đó gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm Giới luật, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Pháp luật Nhà nước. Việc cư trú của đương sự bị bãi miễn và thu hồi quyết định trụ trì được giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp không có nhân sự là tăng hay ni để bổ nhiệm trụ trì, Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện nơi đó triệu tập phiên họp, lập các thủ tục theo luật định, đăng ký với cơ quan Nhà nước cùng cấp để thực hiện việc quản lý điều hành cơ sở tự viện, theo hai trường hợp:

a) Nếu cơ sở tự viện có đông tín đồ thì công cử một Ban Hộ tự gồm 05 thành viên: Một Trưởng ban, một Phó ban, một Thư ký, một Thủ quỹ và một Kiểm soát cho đến khi GHPGVN cấp tỉnh bổ nhiệm tăng hay ni làm trụ trì.

Chức năng của Ban Hộ tự là đại diện cho tín đồ Phật giáo, đảm nhận vai trò quản lý, điều hành sinh hoạt tín ngưỡng tại cơ sở tự viện theo đúng đường lối, chủ trương, Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chịu trách nhiệm về các sinh hoạt tại cơ sở tự viện trước Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và pháp luật Nhà nước.

b) Nếu xét thấy không cần lập Ban Hộ tự, thì thành lập Ban Trụ trì lâm thời do Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện quản lý và hỗ trợ về mặt tín ngưỡng cho đến khi GHPGVN cấp tỉnh bổ nhiệm Trụ trì.

5. Những cơ sở Tự viện đã có trụ trì được giải quyết theo các trường hợp:

a) Không lập Ban Hộ tự.

b) Nếu trước đây đã thành lập Ban Hộ tự do chưa có Trụ trì, sau khi bổ nhiệm trụ trì thì Ban Hộ tự kết thúc chức năng và nhiệm vụ đã được phân công; hoặc có thể chuyển thành Ban Hộ trì Tam bảo, do Trụ trì quyết định tùy theo nhu cầu.

c) Đối với các chùa Phật giáo Nam tông (Nam tông Khmer và Nam tông Kinh), theo truyền thống của Hệ phái thì Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh ban hành quyết định công nhận Ban Quản trị chùa.

6. Đối với các Tổ đình hay cơ sở lớn của các Tổ chức, Hệ phái thì có thể bổ nhiệm 01 Ban Quản trị gồm Viện chủ, Trụ trì, Phó Trụ trì v.v...

7. Tăng, Ni thuyên chuyển hoạt động tôn giáo từ địa phương này đến địa phương khác, thực hiện theo Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, phải được chính quyền cấp huyện châp thuận việc đăng ký hoạt động tôn giáo đương sự mới thực hiện việc đăng ký cư trú. Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện phải báo cáo bằng văn bản với Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh để thống nhất trong quản lý.

ĐIỀU 44: Bất động sản của cơ sở tự viện là tài sản của Giáo hội theo quy định tại điều 63 chương XI Hiến chương GHPGVN và được Pháp luật bảo hộ.


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm