Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 14/11/2016, 16:48 PM

Trúc Lâm Tà Lùng - ngôi chùa ở biên cương Tổ quốc

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 6 ngôi chùa, trong đó có 4 ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa các cấp. Đặc biệt, hai ngôi chùa được xây mới là Trúc Lâm Bản Giốc và Trúc Lâm Tà Lùng đã trở thành những địa chỉ tâm linh nơi phên dậu biên cương của Tổ quốc.

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
 
Phục Hòa vốn là một huyện lâu đời ở tỉnh Cao Bằng, vào ngày 10/10/Giáp Ngọ (1/12/2014), BTS GHPGVN tỉnh đã khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng trên quần thể diện tích hơn 5.300 m2, kinh phí xây dựng được huy động bằng nguồn vốn xã hội hoá. 

Sáng ngày 16/10/Ất Mùi (27/11/2015), BTS GHPGVN tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Kỷ niệm 10 năm thành lập Phật giáo tỉnh đồng thời khánh thành giai đoạn 1 chùa Trúc Lâm Tà Lùng.
Cổng Tam quan được xây bằng gạch đặc, khung cột bằng bê tông cốt thép. Mái lợp ngói di. Cổng được xây 2 tầng, tầng 1 làm cổng ra vào, tầng 2 đặt chuông, khánh. Các câu đối được viết bằng chữ quốc ngữ.

Cổng được xây có 01 lối đi chính và 02 lối đi nhỏ hơn tạo thành 03 lối đi ra vào nhằm phục vụ thuận tiện giao thông trong những ngày lễ hội và sinh hoạt văn hóa.
 
Tam Bảo và nhà Tổ được thiết kế theo lối cổ truyền  kiểu nội công, ngoại quốc, phía trước là Tiền đường được chia thành 7 gian với lối kiến trúc giả gỗ kiểu truyền thống, Hậu cung gồm 3 gian. 
 
Nhà Tổ được thiết kế 7 gian, bao gồm gian giữa thờ Tổ, hai gian bên thờ đức Thánh Trần và thờ Mẫu. Hai gian đầu hồi là phòng Tăng. Với vì kèo có hình thức chồng rường giá chiêng được chạm khắc hoa văn.
Ngoài ra công trình còn xây dựng nhà Tăng, nhà Khách, cổng phụ, tháp Tổ, nhà ăn và nhà bếp.

Các hạng mục công trình xây dựng mang vẻ đẹp của kiến trúc Phật giáo, thể hiện qua ngôn ngữ kiến trúc truyền thống
Tam bảo chùa với các bậc cấp bằng đá xanh. Cửa đi và cửa sổ được làm bằng gỗ lim. Cửa đi bức bàn, thượng song hạ bản kiểu truyền thống.
Tên chùa trước cổng Tam quan được viết bằng chữ quốc ngữ
Mái đao Tam bảo chùa
Cổng phụ phía sau nhà Tổ được xây đơn giản nhưng vẫn dâng đao 04 góc tạo sự đồng điệu về kiến trúc. Tường được xây bằng gạch đặc quét sơn mầu vàng thư, các hoa văn họa tiết quét sơn mầu ghi nhạt đem lại sự thống nhất về kiến trúc cho toàn bộ cụm công trình.
 
Hệ thống hoành phi câu đối trong Tam Bảo được viết bằng chữ quốc ngữ
 
Khoảng sân rộng trước Tam Bảo
 

Anh Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm