Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 09/02/2015, 17:24 PM

Trung Quốc lên án việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón đức Đạt Lai Lạt Ma

Tại Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ ngày 05/02/2015, tổng thống Mỹ Barack Obama kính chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma trong phòng Khách sạn sang trọng, Tổng thống Hoa Kỳ đã dành lời ca ngợi về người đoạt giải Nobel Hòa bình, người đang bị bị chỉ trích bởi Bắc Kinh, Trung Quốc.

 
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chắp tay cung kính tán thán tinh thần Từ bi của đức Đạt Lai Lạt Ma, Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ. 05/02/2015. (Ảnh: Saul Loeb)

Đức Đạt Lai Lạt Ma người đoạt giải “Nobel Hòa bình”, một “Người bạn quý mến” luôn thể hiện “tinh thần Từ bi” đối với mọi người, một vị khách quý đặc biệt của Mỹ, Tổng thống Obama nói.

Đây là lần lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Barack Obama và nhà lãnh đạo Tây Tạng đã xuất hiện cùng nhau trước công chúng, sau ba cuộc họp kín trong vòng năm năm qua và bên ngoài phòng Bầu dục để tránh rủi ro trong quan hệ với Trung Quốc.
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma thâm dự Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ. 05/02/2015. (Ảnh: Saul Loeb (AFP)

Sau cuộc nổi dậy đối kháng với Bành trướng Bắc Kinh bất thành, Trung Quốc bắn hai phát súng cối vào cung điện vào ngày 17/03/1959 (09/02/Ky Hợi), đức Đạt Lai Lạt Ma và đoàn tuỳ tùng của Ngài đã tỵ nạn sang Thành phố Mussoorie - một vùng đồi của dãy Hy Mã Lạp Sơn, phía tây nam New Delhi. Họ đã lưu lại đó khoảng 1 năm trước khi dời đến định cư chính thức ở Dharamsala (Nhà nghỉ, có tên là Trống Nguyện cầu, một Thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ).

Ngay từ đầu đức Đạt Lai Lạt Ma đã phác thảo Bản nghị quyết để thế giới gây sức ép đối với tội phạm tàn sát của Bành trướng Bắc Kinh đối với Tây Tạng, vạch trần những thái độ hung tợn của Trung Quốc. Ngài Tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời của Tây Tạng lưu vong đang được thiết lập và phát biểu rằng: “Bất cứ tôi ở đâu cũng đều được Chính phủ của tôi hộ tống, và dân tộc Tây Tạng sẽ luôn thừa nhận chúng tôi như là Chính phủ của Tây Tạng”. 

Chính quyền Ấn Độ vẫn còn kết hợp chính sách của “Lập trường không liên minh” để duy trì trạng thái hòa bình với Trung Quốc nên họ không thừa nhận Chính quyền Tây Tạng lưu vong, tuy nhiên, họ vẫn hỗ trợ hết mình về cả vật chất lẫn tinh thần. Trong năm đầu tiên của cuộc sống lưu vong, đức Đạt Lai Lạt Ma đã biên soạn một Nghị quyết lên án những hành động bất lương vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng để thông qua Hội đồng Liên Hiệp Quốc. 
 
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ. 05/02/2015. (Ảnh: Saul Loeb (AFP)

Tuy nhiên, điều mà Ngài quan tâm hơn đó là hàng nghìn người tị nạn đã chống đối hết sức mạnh mẽ và vẫn còn sống sót trong cuộc hành trình đến Ấn Độ. Và dĩ nhiên là Ngài cũng nhận ra rằng mình vẫn luôn là Trung tâm của cuộc đấu tranh cho sự tồn tại của văn hóa Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, lưu vong từ năm 1959, là người luôn đấu tranh vì truyền thống văn hóa và Tôn giáo Tây Tạng. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn xem Ngài như một kẻ thù và phản đối gay gắt mỗi khi có quan chức nước ngoài nào đó tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Bắc Kinh cáo buộc Ngài tìm cách tách Tây Tạng khỏi phần còn lại của Trung Quốc và đã gọi Ngài là một “Con Sói trong lốt Cừu”.

Hơn 130 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ năm 2009 để phản đối sự đàn áp về Tôn giáo và Văn hoá từ Bắc Kinh, Theo báo cáo phương tiện truyền thông, hồi tháng 10 năm ngoái. 

Trung Quốc cáo buộc Đức Đạt lai Lạt Ma là ủng hộ việc Tây Tạng tách ra khỏi Trung Quốc. 

Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói trong nhiều thập niên rằng ngài chỉ ủng hộ tự trị chính trị cho Tây Tạng, chứ không đòi độc lập tách khỏi Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi lên tiếng chỉ trích: “Chúng tôi phản đối bất cứ quốc gia nào cho phép Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm và chúng tôi phản đối bất kỳ nước nào dùng hình ảnh của Tây Tạng để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.

Tân Hoa xã bình luận về việc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và đức Đạt Lai Lạt Ma trong Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ rằng: “Mỹ là kẻ phá rối, và kết tội Hoa Kỳ dùng Đạt Lai Lạt Ma như là một công cụ để can thiệp vào vấn đề Tây Tạng từ 60 năm qua.

Hành động của Tổng thống Mỹ Barack Obama như một cái đinh đâm vào trái tim người Trung Quốc, làm tổn hại đến niềm tin chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường áp lực lên các nước, yêu cầu không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma; Trong năm năm qua, Nam Phi đã ba lần từ chối một visa cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, gần đây nhất là trước một cuộc họp của những người đoạt giải Nobel cuối tháng chín năm ngoái Nam Phi và Na Uy từ chối cấp visa cho đức Đạt Lai Lạt Ma. Các nhà Tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh cuối cùng chuyển đến Romer, Ý sau một làn sóng từ những người đoạt giải khác.

Mùa xuân vừa qua, Chính phủ Na Uy tuyên bố sẽ không tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến thăm của Ngài ở Oslo, trong một quyết định gây tranh cãi của Bà Thủ tướng Erna Solberg mô tả như là một “sự hy sinh cần thiết” để cải thiện mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.

Bắc Kinh vẫn tiếp tục đoạn giao với Oslo trong một đóng băng ngoại giao kể từ khi giải Nobel Hòa bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang còn bị giam giữ trong ngục thất. 

Thích Vân Phong
(Theo F.World)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm