Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/05/2016, 10:09 AM

Trung Quốc: Nam Phổ Đà thiền tự y Luật như Pháp An cư Kiết hạ

Ngày 16/04/Bính Thân, Nam Phổ Đà thiền tự, Tp.Hạ Môn, phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc cẩn tuân quy chế Phật giáo, y Luật như Pháp An cư Kiết hạ. 

Thời gian An cư, nội tự giảm thiểu ngoại vụ, toàn thể tăng chúng dứt các duyên bên ngoài, nhập Thiền đường, niệm Phật, đả tọa Tham thiền, tinh tiến tu trì, Giáo thụ tiếp tục giảng dạy và tăng sinh tiếp tục học tập bình thường theo niên khóa, như lý Văn, Tư, Tu. Ngày an cư, Phật học viện Mân Nam, Ni chúng tác pháp an cư tại Trúc Lâm tự, cùng cử hành Nghi thức tác pháp đối thú An cư.

Truyền thống an cư kiết hạ là quy chế trọng yếu của Tăng già Phật giáo. Một trong những đặc trưng làm nên đạo Phật là duyên khởi tính. Pháp an cư kiết hạ ra đời là nhằm hướng đến tự thân mỗi hành giả xuất gia có điều kiện, môi trường tu tập lý tưởng nhất để thành tựu tâm giải thoát và tuệ giải thoát. 
 
Do duyên khởi tính mà sau khi Phật thành đạo, trong 12 năm đầu đoàn thể Tăng già chỉ hành trì giới luật căn bản được thâu tóm qua nội dung như Tứ phần luật ghi: “Khéo phòng hộ lời nói/ Tâm tịnh ý lắng trong/ Thân không làm điều ác/ Ba nghiệp đạo thanh tịnh/ Thực hành đúng như thế/ Là đạo đấng Đại tiên”. Tuy nhiên, sau đó do số lượng đoàn thể Tăng già phát triển nhanh, phát sinh ra những vấn đề hệ lụy. 

Theo Tứ phần luật 37 (An cư kiền độ) thì đã có sự than phiền của quần chúng về việc nhóm Tỳ kheo 6 người luôn du hành khắp nơi, bất luận là mùa nào, giẫm chết côn trùng. Ngay cả những loài vật còn trú ẩn vào mùa mưa, huống hồ là dòng họ Thích, sao không có đời sống ẩn tu 3 tháng. Do nhân duyên như vậy, Phật chế pháp an cư kiết hạ cho Tăng đoàn và duy trì cho đến ngày nay.
 
Điểm đáng nói, pháp an cư mà Phật thiết lập không phải vì có hiện tượng quần chúng phản ánh đối với một số Tỳ kheo đi lại làm thương tổn đối với một số côn trùng mà chính là mục đích hướng thượng, quyết định tối hậu trong việc giải thoát tự thân, duy trì mạng mạch Phật pháp trường tồn.

Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4), giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”. Hay nói cách khác, khái niệm an cư cần được hiểu “an” là an tịnh nội tâm, “cư” là kỳ hạn cư trú tu tập, chuyển hóa tâm thức trong suốt thời gian nhất định nào đó. Vì vậy, mùa An cư kiết hạ của chư tăng ni thực chất chính là thời kỳ thuận lợi nhất trong việc thực thi đời sống hướng thượng, quyết định sự chuyển hóa tâm thức, là cơ sở thành tựu phạm hạnh, khai sáng trí tuệ cho mỗi hành giả.

Hơn nữa, bản chất của Tăng-già là hòa hợp, thanh tịnh. Do đó, từ thời Đức Phật cho đến nay, cứ đến mùa sen nở, các đạo tràng an cư kiết hạ chính là nơi chư tăng ni và phật tử vân tập tu tập trong 3 tháng, không phân biệt xuất xứ, nguồn gốc; bình đẳng về tính giải thoát, giải thoát tri kiến. Là nhân duyên thiện lành, để mọi người có điều kiện chung sống với nhau, nuôi dưỡng đạo tâm, thực hành Tam vô lậu học trong tinh thần Lục hòa.

Đó là một hội chúng sống chung với tinh thần thân hòa đồng trú, hòa thuận, thương yêu, cùng nhau học pháp, hành pháp thăng tiến đạo hạnh, đoàn kết không chia rẽ. Hai là, hội chúng đó cùng nhau tu tập với tinh thần khẩu hòa vô tranh, giữ gìn lời nói ôn hòa, nói lời ái ngữ. Luận bàn Phật pháp trong sự tương kính, chia sẻ và bao dung, đối với các vấn đề siêu hình và không cần thiết thì im lặng như Chánh pháp. Ba là hội chúng đó luôn khởi tâm với ý nghĩ thiện lành, vui vẻ trong sáng, thanh tịnh, không cố ý tạo bất hòa, đố kỵ, ganh ghét; với một thái độ tôn trọng nhau và hòa giải trong tinh thần ý hòa đồng duyệt. Bốn là hội chúng đó thực thi nếp sống giới hòa đồng tu trong một tập thể lấy giới luật làm chuẩn, tự giác giữ mình trong kỷ luật và quy tắc, không xét việc người, tự soi mình, kính trên hòa dưới, tạo ra sự an bình trong môi trường tu tập đạo hạnh trang nghiêm và quy củ thiền môn. Năm là, hội chúng đó an trú trong tập thể, luôn sách tấn, cùng nhau học hỏi trong sự bình đẳng tu tập tâm, không phân cao thấp, hay khen chê, chỉ trích, dìu dắt cùng tu, cùng lợi lạc trong tinh thần kiến hòa đồng giải. Cuối cùng là tập thể đó chung sống với nhau theo tinh thần lợi hòa đồng quân, nghĩa là cùng nhau thực thi nếp sống tam thường bất túc, mọi sự cúng dường đều được phân chia bình đẳng theo luật định.

Nam Phổ Đà Thiền Tự nằm cạnh núi, gần biển, ảnh hưởng khí hậu dương tính nhiệt đới, mùa mưa nắng rõ ràng, thấp nhiệt nghiêm trọng, xung quanh đô thị hóa hằng ngày náo nhiệt, do nhu cầu hoằng pháp, người xuất gia phải làm bổn phận tiếp cận quần chúng kết duyên hóa đạo, thân tâm mõi mệt, do đó nhân mùa an cư kiết hạ được dịp tịnh dưỡng thân tâm, vun bồi Tam vô lậu  học “Giới, Định, Tuệ”, lấy hoằng pháp độ sinh làm sự nghiệp tu hành. Ngưỡng nguyện Tam bảo, Long thiên Hộ pháp giaa trì. Nam Phổ Đà Thiền Tự quyết định theo truyền thống y luật như pháp kiết hạ an cư. Thời gian An cư, Kiết giới tràng, Y chỉ, Tác pháp, phân phòng, thụ nhật, Yết ma sự, như pháp thành tựu. 

Vân Tuyền (Nguồn: Nam Phổ Đà online)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm