Thứ tư, 29/05/2019, 17:27 PM

Truyền kỳ về Thiền sư Như Trừng Lân Giác - vị hòa thượng viết bộ kinh “Thập nguyện cứu sinh"

Thiền sư Như Trừng Lân Giác (1696 - 1733), Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế.

Sư tên Trịnh Thập con của Phổ Quang Vương, sinh ngày mùng 5 tháng 5 năm Bính Tý nhằm niên hiệïu Chính Hòa thứ mười bảy (1696). Trên trán Sư có góc hình như chữ nhật.

Lớn lên, vua Lê Hy Tông gả công chúa thứ tư cho Sư. Tuy thân sống trong lầu son gác tía, mà tâm hằng gởi gắm trong cửa Thiền. Sư có tư dinh tại huyện Thọ Xương ở phường Bạch Mai - Hà Nội, khu đất vườn ao sáu mẫu. Ở sau vườn có gò đất cao chừng bảy tám thước.

Một hôm, Sư sai quân gia đào gò đất ấy xuống tận dưới sâu để làm ao thả cá vàng. Quân gia chợt thấy một cọng sen lớn, đến trình với Sư. Sư cho đó là điềm đi xuất gia. Nhân điềm cọng sen này, Sư liền cải gia vi tự (đổi nhà làm chùa), đặt tên là Liên Tông, viện tên Ly Cấu. Từ đây, Sư quyết chí tham thiền.

Một hôm, Sư dâng sớ xin xả tục xuất gia, được nhà vua chấp thuận. Ngày ấy, Sư đi thẳng đến huyện Đông Triều lên chùa Long Động trên núi Yên Tử đảnh lễ Thiền sư Chân Nguyên Chánh Giác xuất gia. Thiền sư Chánh Giác hiện giờ đã 80 tuổi.

Empty

Chánh Giác bảo: - Duyên xưa gặp gỡ, vì sao đến chậm vậy ?

Sư thưa: - Thầy trò hội hiệp thời tiết đến thì gặp.

Chánh Giác bảo: - Trùng hưng Phật Tổ sau này là trông cậy ở ngươi.

Từ đây, Sư ngày đêm nghiên cứu Tam tạng đều được thấu suốt.

Một hôm, Sư đầy đủ oai nghi lên xin ngài Chánh Giác thọ giới cụ túc. Được chấp thuận, thọ giới xong và được truyền tâm pháp rồi, Sư trở về trụ trì tại chùa Liên Tông.

Nơi đây, Sư hoằng hóa rất thạnh, đồ chúng đến tham học rất đông. Do đó lập thành một phái  lấy hiệu là Liên Tông.

Năm 37 tuổi, bỗng một hôm Sư bảo đại chúng rằng:

- Giờ qui tịch ta sắp đến. Ta được pháp nơi Hòa thượng Chân Nguyên, sẽ trao lại cho các ngươi, hãy nghe kệ đây:

          Vốn từ  không gốc

  Từ không mà đến

  Lại từ không mà đi

  Ta vốn không đến đi

  Tử sanh làm gì lụy.

  (Bản tùng vô bản

  Tùng vô vi lai

  Hoàn tùng vô vi khứ

  Ngã bản vô lai khứ

  Tử sanh hà tằng lụy.)

Sư lại bảo: - Thân khổ tứ đại này đâu thể giữ lâu.

Nói xong, Sư ngồi an nhiên thị tịch, thọ 37 tuổi. Năm ấy nhằm niên hiệu Long Đức thứ hai (1733). Đồ chúng xây tháp thờ Sư ở ba nơi.

Bài liên quan

Bình nhật Sư lập chùa Hộ Quốc ở phường An Xá tại bản huyện. Sau lại chọn được Giác Sơn ở Quế Dương tỉnh Bắc Ninh tạo ngôi đại già-lam chùa hiệu Hàm Long. Sau này cho đệ tử Tính Dược trụ trì chùa Liên Tông, Tính Ngạn trụ trì chùa Hàm Long.

Trong bài viết "Truyền thuyết về chùa Liên Phái và bùa trùng tang nổi tiếng tại Hà Nội" nói về Chùa Liên Phái, một trong hai ngôi chùa nổi tiếng có truyền thuyết về cho bùa trùng tang tại miền Bắc có đặt vấn đề lý do của việc trùng tang gây sợ hãi cho nhiều gia đình. Theo đó, trong khi đào đất ở đằng sau phủ để xây bể cá, ông Trịnh Thập (phu quân của con gái vua Lê Hy Tông) đã phát hiện được một ngó sen. Ông cho đây là dấu tích của Đức Phật và tin mình là người có duyên cùng với Đức Phật. Chính vì vậy, ông quyết định xây phủ của mình thành chùa Liên Tông (tức chùa Liên Hoa ngày nay), đồng thời ông đã xuống tóc để đi tu theo đạo Phật và được vua Lê Hy Tông chuẩn tấu cho phép theo con đường quy y cửa Phật. Từ đây, ông chính thức trở thành Lân Giác Thượng sĩ và là vị trụ trì đầu tiên của chùa.

Lúc còn sinh thời Lân Giác Thượng sư chứng kiến rất nhiều những cái chết liên tiếp trong gia đình và dòng họ trong một thời gian ngắn, ngày nay vẫn gọi là hiện tượng “trùng tang”. Chính vì lo sợ những điều chẳng lành, ngài đã viết ra bộ kinh “Thập nguyện cứu sinh” cùng với bộ ván làm bằng gỗ khắc bùa giải giúp cho những vong hồn đã khuất được siêu thoát, tránh hiện tượng trùng tang.

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm