Truyện ngắn: Mả hủi
Mùa bốc mả năm nay, khu mả làng tôi nhộn nhịp thợ xây, thợ đá… đêm nào đèn điện cũng sáng trưng. Trong làng, hầu như ngày nào cũng có tiếng lợn kêu vì bị chọc tiết.
Duy có một ngôi mộ lẻ loi, nằm ngay cạnh đường cái, thực ra chỉ là một đống đất phủ đầy gạch đá, cỏ dại, gai góc um tùm, dân làng vẫn gọi là mả hủi. Nghe nói ở đó có ma nên bọn trẻ chúng tôi sợ lắm, ngày bé mỗi khi dắt bò đi qua, chúng tôi phải dùng hai tay, hết sức ấn chặt đuôi vào đít con bò, kẻo nó ỉa rơi cạnh mả hủi thì ma vật chết.
Tương truyền ngày xửa ngày xưa, có người ăn xin bị bệnh hủi, chết chôn ở đấy nên có tên như vậy. Nhưng ông nội tôi biết rõ tung tích của ngôi mả ấy. Trước khi mất vài tháng, ông kể lại cho tôi nghe, và dặn tôi không được nói cho ai biết, chỉ đến khi nào giải được câu sấm này, thì mới được kể ra.
Ông tôi sai lấy giấy bút, viết lên sáu chữ:
“墳 焚 盡 八 世 歸”
(Phần phần tận, bát thế quy)
Là câu của cụ tổ nhà tôi truyền lại, nói về cái mả hủi ấy, ông nội tôi bảo thế. Câu ấy có nghĩa là mả cháy hết, tám đời về. Tôi biết vậy, song cũng không hiểu ra làm sao.
Mùa đông năm nay, cây cỏ trên ngôi mả hủi bỗng nhiên chết khô. Một anh thợ trong đám bốc mả đi qua, tiện tay cho một mồi lửa, tính sưởi cho ấm. Ai ngờ lửa bốc dữ quá, khoảng một giờ sau thì cháy sạch, thành một đống tro tàn.
Sáng hôm sau nom thấy cảnh ấy, tôi giật mình nhớ lại câu nói của ông nội tôi trước kia. Thế là ba chữ đầu “phần phần tận” (mả cháy hết) trong câu sấm đã được giải. Vậy còn ba chữ kia? Tôi vẫn chưa hiểu ra làm sao.
Mãi đến hôm nọ, bỗng có một đoàn người từ trong Thanh ra, già trẻ đủ cả, có cả ông thầy mặc đồ lễ, bày biện hương hoa, đèn nến, thủ lợn, mâm xôi trước ngôi mả.
Mọi thủ tục cũng y như những đám bốc mả ở quê tôi đang diễn ra. Đám người đánh chiêng gõ mõ, cúng tế một hồi rồi hì hục đào, đào mãi cũng chỉ thấy đất đá. Dân làng tôi thấy lạ, bèn kéo nhau ra xem, đứng vòng trong vòng ngoài.
Họ cứ đào được chừng ba tấc, thì lại cắm xuống một chiếc đũa, đặt quả trứng lên. Quả trứng rơi lại đào tiếp. Cứ thế dễ đến bảy tám lần, cái hố đào sâu xuống bên dưới mặt đường khoảng nửa mét thì quả trứng bỗng nằm yên trên chiếc đũa. Ông mặc đồ chủ tế reo lên: “Đến nơi rồi”. Đám người đi theo cũng reo lên, rồi nhất tề sụp xuống, lạy như tế sao. Dân làng tôi ai cũng ngơ ngác.
Lạy xong, họ bốc một nắm đất đúng chỗ ấy, bỏ vào một chiếc tiểu đã chuẩn bị sẵn. Chiếc tiểu được đặt vào trong quách, đậy lại cẩn thận. Xong xuôi, ông chủ tế cũng không quên làm lễ tạ, rưới nước thơm để hoàn thổ rồi mới thu xếp ra đi.
Tôi bắt đầu lờ mờ hiểu ra, bèn tìm một người cùng tuổi trong đoàn của họ để hỏi chuyện:
- Các ông ở trong Thanh ra à?
Ông ấy gật đầu, trả lời:
- Vâng. Chúng tôi ra bốc mộ cụ Tổ tám đời để đem về quê, đưa vào lăng để thờ phụng.
Thì ra thế. Đúng là “bát thế quy” (tám đời sau về quê). Nhưng sao họ biết đây là cụ tổ 8 đời của họ? Hỏi thì ông ta bảo nhờ một nhà ngoại cảm giỏi nhất xứ Thanh chỉ cho.
Nhà ngoại cảm ấy giỏi thật đấy. Vì tôi biết người nằm dưới ngôi mộ không phải ăn mày, cũng không phải người hủi, ông nội tôi kể như thế. Bây giờ tôi đã được phép tiết lộ, vì câu sấm kia đã được giải.
Đó là một người lính từ cuối thời Lê Trịnh, trong đám kiêu binh Nhưng, Kiệu ngày trước (Nhưng, Kiệu là tên của hai cơ trong lính kiêu binh), phải giả câm để chạy trốn từ Kinh thành về quê, song đến đây thì bị dân phát hiện, đập chết và vùi xác xuống đây.
Nhà văn Phạm Lưu Vũ tên khai sinh: Phạm Khắc Lưu, sinh năm 1957 tại Nam Định. Nghề nghiệp: Kỹ sư xây dựng. Ông từng "lăn lộn" nhiều năm ở các tỉnh ĐBSCL như Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bạc Liêu... Viết nhiều truyện ngắn, tạp văn, thơ đăng trên báo Người Hà Nội, Văn nghệ, Lao động, và nhiều website khác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Biến thiện pháp thành thói quen
Phật pháp và cuộc sống 08:30 07/01/2025Cuộc sống hàng ngày chính là mảnh đất màu mỡ để chúng ta gieo trồng thiện pháp. Thay vì chỉ chờ đợi những cơ hội lớn lao, hãy biết tận dụng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống thường nhật để thực hành những việc thiện.
Tịnh xá Ngọc Sơn tổ chức “Bữa ăn chuyển nghiệp”
Phật pháp và cuộc sống 23:21 06/01/2025“Hy vọng những suất ăn này sẽ chuyển hoá nghiệp của bệnh nhân để mạnh khoẻ, hết bệnh tật sớm được trở về với mái ấm gia đình, người thân, cộng đồng xã hội”, Đại đức Giác Sanh nói.
Nghiệp chướng không phải là số phận
Phật pháp và cuộc sống 14:54 06/01/2025Quan niệm về nghiệp chướng đôi khi bị chỉ trích vì nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân, dễ dẫn đến thái độ thiếu thiện cảm với người khác và tạo xu hướng đổ lỗi không hợp lý. Chẳng hạn, người nghèo có thể bị quy trách nhiệm cho hoàn cảnh của họ, như thể họ phải chịu hậu quả từ những hành động trong quá khứ.
Sự im lặng
Phật pháp và cuộc sống 13:42 06/01/2025Trong cuộc sống của chúng ta, sự im lặng thường có hai mặt, tích cực và tiêu cực.
Xem thêm