Thứ sáu, 15/04/2022, 13:57 PM

Từ Bi – Chất liệu của sự hạnh phúc

Tiền thân Đức Phật Thích Ca là Bồ tát Hộ Minh. Bởi lòng từ bi, thương xót chúng sanh sống đời ác trược, Ngài nguyện giáng thế để giáo hóa chúng sinh, mang đến ánh sáng chân lý để cứu chúng sinh thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết chứng được đạo quả Niết bàn, an lạc thanh tịnh.

Tháng Giêng chậm rãi trôi qua, nhẹ như cách những cánh mai vàng thả mình theo làn gió sớm. Mới đây thôi, hoa còn vàng ươm nơi chân tháp Tổ mà nay lá non đã xanh biếc một màu. Giữa màu xanh dịu dàng, tươi mát, một đóa mai cuối mùa vẫn hàm tiếu, an yên. Giữa vô vàn khói bụi thế gian, cánh mai nhỏ bé làm lòng tôi tĩnh lặng, đưa tôi về với nụ cười hiền của Hòa thượng Làng Mai. Ngày xưa ấy, ở một đất nước xa xôi, lạnh giá, Hòa thượng mỉm cười mà dạy: “Compassion is a verb”. “Từ bi” là một động từ. Nụ cười hiền đã in dấu trong lòng bao thế hệ người con Phật trên thế giới. Lời chỉ dạy của Ngài một lần nữa nêu bật một trong hai tinh thần cốt lõi của Phật giáo, như cách mà từ ngàn xưa người ta vẫn khắc hai dòng chữ phía sau cánh cổng chùa như một lời nhắc nhở: “Từ bi – Trí tuệ”. Nếu Trí tuệ là ngọn đuốc soi đường thì từ bi là những nhịp cầu vững chắc đưa ta đến bến bờ Giác ngộ – Giải thoát.

8

Vậy, “Từ bi” là gì? “Từ” là cho đi niềm vui. Chúng ta mang đến niềm vui không chỉ cho những người yêu thương ta, những người thuận duyên mà phải đem niềm vui cho những kẻ ghét ta, vô duyên với ta. Hơn nữa, tâm đại từ là không có giới hạn, không có sự phân biệt đẳng cấp và chủng loài. Chúng ta phải mang niềm vui cho mọi thứ xung quanh mà không mong cầu hồi đáp. Đó chính là từ vô lượng tâm theo tinh thần Đạo Phật.

Còn “Bi” là lòng thương xót trước nỗi đau của chúng sinh. Sâu hơn nữa đó là “Đồng thể đại bi”; nghĩa là xem nỗi khổ chúng sanh như nỗi khổ của mình. Chúng ta nên mở rộng lòng đại Bi đến cho mọi người và mọi loài, bất kể hữu duyên hay vô duyên, đó là một giá trị chân chính của Đạo Phật.

Như vậy, có thể nói, “Bi” là nhân, còn “Từ” là quả của “Bi”. Chỉ có khi thương xót trước nỗi đau của chúng sinh, ta mới có thể tình nguyện mang niềm vui đi ban rải. Từ bi đó theo Đạo Phật là luôn ban vui cứu khổ cho mọi người xuất phát từ sự bao dung; rộng lượng; không toan tính và không phân biệt. Từ bi là nguồn cội, là trái tim của Phật giáo. Từ bi là một trong “Tứ vô lượng Tâm”, luôn ẩn hiện trong mọi triết lý Phật giáo. Nhìn lại dòng lịch sử, chúng ta sẽ thấy lòng từ bi vô lượng của Phật giáo được chính Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cụ thể hóa rõ nét đến nhường nào.

Như truyền thống kể lại, tiền thân Đức Phật Thích Ca là Bồ tát Hộ Minh. Bởi lòng từ bi, thương xót chúng sanh sống đời ác trược, Ngài nguyện giáng thế để giáo hóa chúng sinh, mang đến ánh sáng chân lý để cứu chúng sinh thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết chứng được đạo quả Niết bàn, an lạc thanh tịnh. Lúc mới bảy tuổi, Đức Thích Ca, một hôm đi xem lễ “cày ruộng” đã khóc thương cho nỗi đau xót của chúng sanh phải giành giật nhau để sống. Lớn thêm một chút, trong một lần xuất thành, Ngài lại đau nỗi đau sanh – lão – bệnh – tử của chúng sanh dù khi đó cuộc sống của Ngài đang ở trên đỉnh cao phồn hoa, danh lợi. Chính khi nhận thức được nỗi đau của vạn loại chúng sinh, đem tình thương bao trùm đến muôn loài, mong muốn tìm con đường thoát khổ, Ngài đã bỏ lại sau lưng danh lợi, vợ con, lên đường tìm cầu học đạo. Trên con đường gian nan tìm cầu giác ngộ, mỗi hành động nhỏ của Ngài luôn mang theo lòng từ bi vô hạn. Ngài đã bế một con cừu què chân để cho nó theo kịp mẹ. Ngài đã khuyên vua Tần Bà Sa La đừng giết súc vật để tế Thần. Kể cả khi đã chứng quả giải thoát, lòng từ bi thôi thúc Ngài vượt qua sự nghi ngại thuở ban đầu mà tìm nhiều phương cách giáo hóa chúng sanh, giúp chúng sanh thấu hiểu chân lý Đạo Phật tùy theo mọi hạng người, mọi căn cơ. Ngài không chỉ tìm cầu sự giải thoát an lạc cho chính bản thân mà còn hướng về vạn loại chúng sinh. Đây là biểu trưng cao nhất của “Đồng thể đại bi” trong Phật giáo. Sự từ bi như một sợi dây xuyên suốt, kết nối và khởi nguyên cho những cột mốc quan trọng trong cuộc đời vĩ đại của Đức Phật Thích Ca. Từ bi là nguyên nhân thúc đẩy Ngài xuất thế. Hạnh nguyện xuất gia cũng bởi lòng “Từ” mà có. Bốn mươi chín năm truyền đạo, Ngài vẫn thực hành hạnh đại Bi trong từng sát na, từng hơi thở. Cả cuộc đời Ngài là một bài học lớn về sự Từ bi và Trí huệ mãi lưu danh ngàn đời.

Hãy biết, hạnh phúc thật sự không phải là một điểm đến. Hạnh phúc là một con đường, một hành trình và trên con đường đó, từ bi chính là nguồn năng lượng vô cùng, vô tận.

Hãy biết, hạnh phúc thật sự không phải là một điểm đến. Hạnh phúc là một con đường, một hành trình và trên con đường đó, từ bi chính là nguồn năng lượng vô cùng, vô tận.

Quay trở về cuộc sống thực tại, trên cuộc đời này, thứ con người ta truy cầu nhiều nhất, có lẽ chính là “hạnh phúc”. Người mải mê kiếm tiền vì cho rằng khi có đủ tiền chúng ta sẽ hạnh phúc. Người quyết tâm muốn phát triển sự nghiệp bởi nghĩ rằng, khi đứng ở đỉnh cao danh lợi, hạnh phúc sẽ chẳng xa vời. Nhưng những điều ấy liệu có thật sự là hạnh phúc? Những thứ tiền tài, danh vọng vốn chỉ là giả tạm, được được, mất mất vốn hư không. Đã là người con Phật xin hãy sống tỉnh thức. Hãy biết, hạnh phúc thật sự không phải là một điểm đến. Hạnh phúc là một con đường, một hành trình và trên con đường đó, từ bi chính là nguồn năng lượng vô cùng, vô tận. Khi đủ Từ bi, chúng ta sẽ nhìn cuộc đời bằng ánh mắt nhẹ nhàng và bao dung, chúng ta sẽ không còn oán thù hay ganh ghét. Qua lăng kính Từ bi, thế giới sẽ tràn đầy những điều tốt đẹp. Lòng Từ bi sẽ giúp ta hướng về cái thiện bởi khi đã cảm nhận được nỗi đau xót của chúng sinh, làm sao ta có thể tự tay mình gây nên điều đó. Không tạo ác cho người, lòng ta cũng sẽ chẳng cần ăn năn. Tâm ta từ ấy cũng thanh thản, yên bình. Từ ấy mà giữ được tâm lặng yên như rừng không buổi sớm để rồi trí tuệ cũng mở khai. Đến được với trí huệ chân thật của Như Lai là ta đã tìm được bến bờ đích thực. Ở miền đất ấy, ta sẽ mãi vui với niềm hạnh phúc vĩnh hằng, bất biến của sự giác ngộ và giải thoát. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của Từ bi trong Phật giáo.

Những người con Phật chúng ta chào đón tháng thứ hai (âm lịch) với một tâm thế hân hoan chờ những ngày lễ lớn: Ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia (08/02), ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn (15/02), ngày Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát (19/02), Ngày Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát (21/02).

Những người con Phật chúng ta chào đón tháng thứ hai (âm lịch) với một tâm thế hân hoan chờ những ngày lễ lớn: Ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia (08/02), ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn (15/02), ngày Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát (19/02), Ngày Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát (21/02).

Những người con Phật chúng ta chào đón tháng thứ hai (âm lịch) với một tâm thế hân hoan chờ những ngày lễ lớn: Ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia (08/02), ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn (15/02), ngày Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát (19/02), ngày Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát (21/02). Chúng ta tự hào vì mình là những người con của Phật đã, đang và sẽ tiến theo bước chân từ phụ mà tìm về ngôi nhà chánh giác. Chúng ta cũng phải vì thế mà luôn nuôi dưỡng cho bản thân một lòng Từ bi vô lượng. Nhưng đừng coi từ bi chỉ là một triết lý suông, đừng để sự từ bi dừng lại trên sách vở. Bởi “Từ bi là một động từ”. Hãy mang sự từ bi vào đời sống hằng ngày ngay từ những việc làm nhỏ nhất như lời Đức Phật đã dạy trong kinh Hạnh Phúc: “Bất cứ lúc nào, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, miễn là còn thức, ta nguyện duy trì trong ta chánh niệm từ bi”.

Dẫu biết thế giới hiện tại đầy rẫy bất công, con người ta chạy theo những điều giả tạm mà quên đi phần nào những đức tính tốt đẹp. Xin hãy nhớ, muốn thay đổi thế giới, trước hết hãy bắt đầu thay đổi từ chính bản thân. Trong mỗi chúng ta, ai cũng có tâm Phật nhưng chỉ đang bị che mờ bởi mây xám vô minh. Hãy để ánh sáng từ bi, trí huệ của đạo pháp xua tan phiền não vô minh. Hãy thực hành những việc lành nhỏ nhất như giúp đỡ người già, trẻ em mồ côi; đồng cảm với những người yếu thế trong xã hội hay dũng cảm lên tiếng chống lại những điều xấu xa. Nếu bạn có thể trăn trở khi bắt gặp những động vật bị đưa vào lò mổ hay bật khóc vì những mảnh đời bất hạnh trong mùa đại dịch COVID-19 thì đó là lòng từ bi đang trỗi dậy trong chúng ta. Và khi kịp giúp đỡ những mảnh đời như thế, tôi tin, các bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc vô bờ.

Sự từ bi như một sợi dây xuyên suốt, kết nối và khởi nguyên cho những cột mốc quan trọng trong cuộc đời vĩ đại của Đức Phật Thích Ca. Từ bi là nguyên nhân thúc đẩy Ngài xuất thế.

Sự từ bi như một sợi dây xuyên suốt, kết nối và khởi nguyên cho những cột mốc quan trọng trong cuộc đời vĩ đại của Đức Phật Thích Ca. Từ bi là nguyên nhân thúc đẩy Ngài xuất thế.

Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại. Hạt giống được nuôi dưỡng đúng cách sẽ vươn lên thành một tàn cây cổ thụ. Lòng Từ được cụ thể bằng những việc làm nhân văn, cao đẹp sẽ lan tỏa đến khắp chúng sanh. Người khác khổ đau cũng như chính bản thân ta lâm vào lò lửa. Nếu ai cũng đủ từ bi để suy nghĩ đến điều này, có lẽ, thế giới đã không còn chiến tranh, thù hận hay giết chóc.

“Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn. Như một bà mẹ đang đem thân mạng mình che chở cho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đem lòng từ bi mà đối xử với tất cả mọi loài. Ta hãy đem lòng từ bi không giới hạn của ta mà bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, lòng từ bi không bị bất cứ một cái gì làm cho ta bị ngăn cách, tâm ta không còn vương vấn một chút hờn oán hoặc căm thù”, trích kinh Hạnh Phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm