Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/06/2022, 09:32 AM

Từ bi vẫn là mẹ

Tình mẹ bao la qua bao năm tháng luôn mãi vun tràn. Đó đã là chân lý bao đời nay không thể nào chối cãi. Khoảnh khắc đứa con của mình được sinh ra cũng là lúc cuộc đời người mẹ bước sang trang mới.

 “Nước biển Đông muôn đời dâng nhè nhẹ

Không đong đầy đâu nhé mẹ, mẹ ơi!”.

(Tình mẹ – Bình Minh)

Tình mẹ bao la qua bao năm tháng luôn mãi vun tràn. Đó đã là chân lý bao đời nay không thể nào chối cãi. Khoảnh khắc đứa con của mình được sinh ra cũng là lúc cuộc đời người mẹ bước sang trang mới. Đó là trang sách của tình thương, sự hy sinh vô điều kiện cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Trong kinh Tăng Chi I, Đức Thế Tôn dạy: “Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Đó là Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa, thoa gội và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện, đại tiện như thế, này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ kheo, cha mẹ đã làm nhiều điều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời” [1]. Là cha hay mẹ, tuy cách thể hiện có khác nhau, song đều chan chứa tình yêu thương với đứa con nhỏ của mình. Ở đây, bài viết xin đề cập và khai thác sâu về tấm lòng của những người mẹ trên cuộc đời. Một tấm lòng vô cùng rộng lớn và quá đỗi từ bi.

Tình mẹ trong Phật giáo

Rồi ngày sinh con ra, là ngày mẹ bước một chân vào cửa tử với những biến chứng thai sản khó lường, có thể ập đến bất cứ lúc nào. “Theo số liệu khoa học, cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Nhưng khi phụ nữ sinh thường, người mẹ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng một lúc”.

Rồi ngày sinh con ra, là ngày mẹ bước một chân vào cửa tử với những biến chứng thai sản khó lường, có thể ập đến bất cứ lúc nào. “Theo số liệu khoa học, cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Nhưng khi phụ nữ sinh thường, người mẹ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng một lúc”.

Lẽ thường của con người sẽ không chịu phần thiệt về mình. Ấy vậy, khi quyết định chào đón một sinh linh đến với mình, cũng là lúc người mẹ ôm vào bao nhiêu thiệt thòi về mọi mặt. Nào là sức khoẻ bị giảm sút vì phải cung cấp dưỡng chất cho đứa con trong bụng. Những tháng ngày mang thai là những tháng ngày ăn không ngon, ngủ không yên vì những cơn ốm nghén, những lúc đau nhức người. Vậy mà mẹ vẫn vui, thậm chí còn luôn cảm thấy ngập tràn hạnh phúc. Mẹ chịu khổ thế nào cũng được, miễn sao con của mẹ trong bụng được khỏe mạnh. Rồi ngày sinh con ra, là ngày mẹ bước một chân vào cửa tử với những biến chứng thai sản khó lường có thể ập đến bất cứ lúc nào. “Theo số liệu khoa học, cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Nhưng khi phụ nữ sinh thường, người mẹ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng một lúc” [2]. Đâu đã hết, sau 9 tháng ròng rã mang con trong bụng thì khi con chào đời chưa kịp vui mừng người mẹ đã phải lao tâm khổ tứ với từng miếng ăn, giấc ngủ của con. Bé con còn bỡ ngỡ nên cứ khóc suốt, người mẹ dù toàn thân đau mỏi rã rời, chưa kịp bình phục sau cơn vượt cạn đã phải ngày đêm chăm nom, chỉ mong sao con được khoẻ mạnh. Hơn thế nữa, người mẹ còn chịu sự thiệt thòi từ định kiến xã hội ở mọi thời đại. Trong thời kỳ phong kiến, người phụ nữ phải chịu sự lăng mạ, sỉ nhục thậm chí mất cả hạnh phúc gia đình khi không thể sinh con trai. Khi xã hội hiện đại, người ta lại yêu cầu phụ nữ phải vừa đảm nhận tốt nghĩa vụ sinh con, làm mẹ lại vừa phải có vị thế xã hội, kiếm được thu nhập cao. Ấy vậy mà vì con, không gì là người phụ nữ không thể chịu đựng. Nhưng chua xót là có những người con càng lớn lên, càng đi xa, lại càng dễ quên hết những sự thiệt thòi mà mẹ mình phải trải qua để mình có được ngày hôm nay.

“Con cò lặn lội bờ sông

Cò ơi! sao lại quên công mẹ già

Hỏi rằng ai đẻ cò ra?

Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi.

Cò ơi cò bạc như vôi,

Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao.

Cò ơi! cò nghĩ thế nào?

Mẹ đi bắt tép thụt vào hố sâu!

Nuôi cò, cò lớn bằng đầu,

Nhớ khi cò bé bú bầu sữa ngon.

Nhớ khi còn bé cỏn con.

Bây giờ cò lớn, có còn nhớ không?

Vì đâu có cánh, có lông

Mà cò đã vội quên công mẹ già.

Hỏi rằng ai đẻ cò ra,

Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi.”

(Ca dao Việt Nam)

Trách là do buồn lòng nhớ con mà trách vậy thôi, còn lòng mẹ ai nỡ bỏ con bao giờ. Tục ngữ cũng có câu: “Mồ côi cha ăn cơm với cá. Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”. Ở đây, không có ý so sánh tình yêu của cha và mẹ ai là lớn hơn. Chỉ có một sự thật không thể chối cãi rằng, người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả tính mạng của mình chỉ mong được nhìn con khôn lớn nên người.

“Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng

Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn

Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ

Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.”

(Kinh Tâm Địa Quán)

Đúng vậy, mẹ hiền còn sống chính là mặt trời chói chang. Vì vai trò của một người mẹ vô cùng quan trọng với sự hình thành và phát triển của một đứa bé. Thậm chí, có vai trò quyết định đối với tính cách và sự thành công của người con sau này.

Chính những quan điểm, suy nghĩ và hành vi dù rất vi tế của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến đứa con trong bụng. Theo lời cố Giáo sư Trần Văn Khê: “Theo lời kể của Má và cậu mợ Năm tôi, lúc Má mang thai tôi, trong nước chưa ai nghĩ đến việc thai giáo. Má tôi đang ở nhà ông Nội tôi, tại chợ Giữa, phía sau nhà là một lò heo, mỗi đêm lúc 03 giờ sáng, Má tôi thường nghe tiếng heo la lúc heo bị thọc huyết làm cho thức dậy và khó ngủ trở lại. Khi nói chuyện đó cho cậu Năm tôi nghe, thì cậu Năm tôi đến gặp ông Nội tôi và thưa rằng: “Kính thưa Bác, chắc Bác cũng đã biết sách sử có nói chuyện mẹ thầy Mạnh Tử ngày xưa phải mấy lượt dời nhà đi để cho con mình luôn được ở gần những nơi có môi trường tốt. Em cháu mỗi đêm bị tiếng heo la hét làm thức giấc, có hại cho sức khoẻ và ảnh hưởng không tốt cho bào thai. Cháu xin Bác cho phép cháu rước em cháu về khu vườn yên tĩnh của gia đình cháu trong thời gian mang thai””. “Cậu chọn lựa những quyển sách có tính cách giáo dục cho Má tôi đọc như: Cổ học tinh hoa, Luận ngữ, Nhị thập tứ hiếu, Gia huấn ca… Mỗi ngày sau giấc nghỉ trưa, cậu Năm đem ống sáo đến thổi những bản nhạc trong truyền thống Ca nhạc Tài tử miền Nam cho Má tôi nghe”. “Nhờ tiếng sáo của cậu Năm tôi trong lúc tôi còn là thai nhi, tiếng đờn tỳ bà của ông Nội tôi, tiếng đờn tranh của cô Ba tôi, tiếng đờn kìm của Ba tôi, từ ngày tôi ra đời đến sau này mà trong lòng tôi thấm nhuần âm nhạc dân tộc Việt Nam. Vừa mới lớn lên tôi đã biết nhảy nhịp theo tiếng đờn của ông Nội tôi. Lúc lên 6 tuổi đã biết đờn kìm, lên 8 tuổi đã biết đờn cò, 12 tuổi biết đờn tranh, 14 tuổi biết đánh trống nhạc” [3].

23-1 (1)

Để củng cố thêm vai trò của người phụ nữ trong việc nuôi dạy con, tác giả Ibuka Masaru, cha đẻ của tập đoàn Sony đã dành hẳn 01 chương trong quyển sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” của mình để nói về việc “Giáo dục trẻ tuổi ấu thơ – chỉ người mẹ mới có thể làm được”. Có những người mẹ sẵn sàng hy sinh sự nghiệp của mình để dành hẳn vài năm cùng con khôn lớn. Những thanh xuân, sắc vóc, sức khoẻ, sự nghiệp đó…liệu có ai trả lại cho mẹ được!

Ở một khía cạnh khác của vấn đề, phải nói rằng từ lý thuyết đến thực tế sẽ có những đoạn đường khúc khuỷu mà chỉ khi trải qua ta mới thấu hiểu. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc từng nói: “Sinh linh này, tấm hình hài này từ đâu mà đến, sẽ ra sao ngày sau? Phải làm gì đây cho nó hạnh phúc nhất, cho tương lai nó tốt đẹp nhất? Mãi nghĩ về nó mà không còn thấy cái tôi của mình nữa. Lòng bi mẫn cũng từ đó mà tràn đầy.” Vậy, đối với những trường hợp người mẹ không chu đáo, quan tâm cho con thì từ bi có còn là mẹ không?!

Như ta đã phân tích từ đầu đến giờ, ngay khi còn là một giọt máu trong bụng, ta đã nợ mẹ cả cuộc đời này. Nhưng có lẽ vì khi ấy ta còn quá nhỏ để thấy, hiểu và thương. Có những trường hợp, người con mãi sống trong dằn vặt, đau khổ vì luôn cảm thấy thiếu tình thương từ chính người mẹ ruột của mình. Tệ hơn nữa, có những trường hợp, người phụ nữ không chăm lo cho gia đình, chỉ biết trưng diện cho bản thân, có chút của cải lại chỉ sợ phải chia bớt. Hoặc vả, một số bộ phận nuôi giữ quan điểm con cái sinh ra phải trả hiếu bằng cách cung cấp mọi nhu cầu của cha mẹ một cách vô độ đến vô lý. Vậy thì, lúc này ta nên quán chiếu tất cả sự việc dưới xoay vần của duyên báo và nhân quả. Gia đình là nghiệp báo của nhau. Nếu chúng ta chịu khó quay về tìm tòi những lời dạy của Đức Từ Tôn để làm điểm tựa thì ta sẽ thấy rằng cuộc đời này vốn chẳng ai thiệt, cũng chẳng ai hơn. Cách báo hiếu tốt nhất là hướng dẫn cha mẹ quay về dưới ánh sáng đạo vàng:

“Phật hỏi các thầy Sa-môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?

Các thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu.

Phật dạy: Chưa gọi là hiếu.

Phật bảo các Thầy Sa-môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền”.

(Kinh Hiếu Tử)

Tất cả những tổn thương chỉ có thể chữa lành bằng yêu thương. Dù cha mẹ có như thế nào thì đó vẫn là hai đấng sinh thành đã cho ta cơ hội được sống, trải nghiệm ở đời này, kiếp này. Dù có muôn vàn khúc mắc, muôn vạn đau thương, tất cả sẽ được chữa lành bởi tình yêu thương chân thật. Vì từ bi vẫn là mẹ, dù mẹ có như thế nào. Chúng ta dùng triết lý nhà Phật để hiểu và thương mẹ của mình, vì mẹ quá khổ. Mẹ mới sân si, mới định kiến và chấp thủ nên mãi khổ.

“Một trong 8 cái khổ của cuộc đời theo lời Đức Phật thì đã có oán tắng hội khổ, là gần người mình không ưa, mình ghét. Mà hễ nó đã là một cái khổ tiêu biểu thì kiểu gì mà chúng ta không dính. Khổ ít thì gặp ngoài đường người khó chịu, khổ nhiều thì gặp ngay trong nhóm bạn, đồng nghiệp hàng ngày đi học, đi làm, còn khổ hơn nữa là gặp đúng ngay chính thành viên trong gia đình, không thoát đi đâu được. Mà với một người đã ghét, đã mang trong lòng bực tức với ai đó rồi thì chúng ta dễ biết lắm, ở họ chúng ta không thấy có sự nhẹ nhàng, họ dường như lúc nào cũng nặng nề vì ôm trong vô hình một cái nghiệp không chịu chuyển hoá. Mà ôm hoài nỗi niềm đó, người mệt đầu tiên là họ, mệt mỏi trong lòng thì kéo theo sinh ra đủ thứ cảm xúc tiêu cực khác, nên dần dà họ trở thành người ‘dễ bị ghét’ bởi cách cư xử và lời nói khó chịu tuôn ra với tất cả mọi người. Ghét một người mà thành ra bị nhiều người tránh xa là chuyện hoàn toàn khó tránh khỏi. Vì khi đó cái nghiệp xấu đang lôi họ đi, tác động lên họ” [4]. Thậm chí, căng thẳng trong gia đình có thể bị đẩy lên cực độ đến mức giữa người con và mẹ không thể giao tiếp thuận hoà, thì thôi, ta cứ hoan hỷ mà ghi khắc công ơn không thể chối cãi của mẹ, rồi nguyện phát tâm hồi hướng công đức trong mỗi giờ công phu đọc kinh cho mẹ mình. Hãy tự nhủ rằng, vì mẹ quá khổ bởi cái nghiệp của mẹ nên chưa thể yêu thương ta như cách mà ta muốn, nhưng mẹ là người luôn mong cho ta được một đời bình an và dành cả tấm lòng bi mẫn cho ta.

“Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.” (Kinh Tâm Địa Quán)

“Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.” (Kinh Tâm Địa Quán)

Kế đến, lại có một mối quan hệ cũng theo chiều mẹ con nhưng có phần nhạy cảm hơn, chính là mẹ chồng và con dâu. Thôi thì, nói đến đây chắc sẽ có muôn vạn kiểu chuyện mà theo hướng tích cực thì ít còn tiêu cực thì nhiều. Nhưng cổ tích đời thường vẫn có và còn rất nhiều câu chuyện về những người mẹ chồng thương con dâu như chính con ruột của mình. Tấm lòng của người mẹ bao dung rộng lớn, ôm ấp đứa con mới lạ, tính nết cũng mới lạ về nhà mình để mà thương lo, chăm sóc. Vậy thì, một cô con dâu lạ nhà, một người mẹ chồng lạ người, mẹ còn lạ luôn việc đứa con trai mà mẹ dành hết tình thương yêu nay lại đi thương nhiều lắm một người mà không phải là mẹ. Nhưng trên hết, mẹ chỉ mong con được hạnh phúc. Rồi mẹ lại lam lũ, vun vén nhà cửa, những bữa ăn ngon cho chồng, cho các con, rồi sau này là cho cả cháu. Những tình thương đó kể sao cho vừa!

Khúc hát yêu thương muôn đời mẹ vẫn hát. Dù trúc trắc đến độ nào, tình mẹ vẫn trào dâng. Sóng vẫn xô và sự thật bao đời vẫn thế, nhờ có những người mẹ mà ta hiểu rằng, lòng mẹ dành cho con luôn đầy ắp chẳng thể nào vơi. Dù có bao nẻo đi lối về, ta còn nhớ hay đã quên, mẹ vẫn ở đấy dang rộng vòng tay chờ đứa con mãi là thơ dại. Còn mẹ, mẹ vẫn mãi là từ bi.

Chú thích:

[1] Hòa thượng Thích Minh Châu (dịch), Kinh Tăng Chi bộ, kinh Anguttara Nikaya, chương II, phẩm Thăng Bằng.

[2] https://nuoidayconthongminh.vn/phu-nu-dau-de-tuong-duong-voi-gay-20-cai-xuong-suon-cung-luc.html.

[3] Tiến sĩ Phạm Thị Thuý, GS.TS Trần Văn Khê, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Thai giáo – Phương pháp khoa học dạy  con từ trong bụng mẹ, phần 1, chương 1, tr.13, 14.

[4] Fanpage chuyện của Soul. https://www.facebook.com/Chuyện-của-Soul-100604688239120.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trái tim bất tử - Kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

Góc nhìn Phật tử 12:10 27/04/2024

Các đệ tử và những người từng được gặp Bồ-tát Thích Quảng Đức đều kể rằng Bồ-tát có ánh mắt hiền từ, đôi khi phảng phất nét buồn trầm lặng.

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Xem thêm