Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/06/2024, 12:15 PM

Từ câu chuyện Trưởng giả có bốn bà vợ, nghĩ về “người nghiệp không rời nhau”

Một Trưởng giả có tất cả bốn bà vợ. Người thứ nhất rất trung thành với ông, thế mà suốt ngày ông không nghĩ tới. Người vợ thứ hai được ông lưu ý chút ít. Người vợ thứ ba được ông nhắc nhở liền miệng. Người vợ thứ tư thì ông ở đâu bà có mặt ở nơi đó, không rời một gang tấc.

Một hôm ông đau nặng sắp chết, hỏi cả bốn người vợ:

- Tôi sắp chết, trong bốn bà có ai nguyện chết theo tôi không? 

Vợ thứ tư lên tiếng trước:

- Bình thường ông ở đâu thì có mặt tôi ở đó, bây giờ ông chết tôi xin đưa ông tới cửa.

Vợ thứ ba lên tiếng tiếp: 

- Bình thường tôi được ông lưu ý nhắc nhở liền miệng, bây giờ ông chết tôi xin đưa ông tới cổng.

Vợ thứ hai nói:

- Bình thường tôi cũng được ông nhắc nhở, bây giờ ông chết tôi xin đưa ông tới mộ.

Vợ thứ nhất nói:

- Bình thường tuy ông không nghĩ tới, nhưng bây giờ ông chết, tôi nguyện chết theo ông.

Nghiệp lực của chúng sinh đã bao lần tụ tán

00

Quý vị thấy ông Trưởng giả quá bất công và bội bạc, người thương mình, trung thành với mình thì lơ là không nghĩ đến, người thương ít thì luôn luôn theo dõi không rời... ông Trưởng giả bất công bội bạc này Phật dụ cho mỗi người chúng ta.

Người vợ thứ tư Phật dụ cho tiền bạc, chúng ta ở nhà, hay đi đâu đều có tiền trong túi không thể thiếu nó. Nhưng khi chúng ta chết thì nó nằm trong tủ hoặc ở nơi rương thuộc phạm vi trong nhà, vì vậy mà nói đưa tới cửa.

Người vợ thứ ba dụ cho của cải sự nghiệp nhà cửa, nó nằm ở trong phạm vi vòng rào nhà, nên nói đưa tới cổng.

Người vợ thứ hai dụ cho công danh chức tước khi đưa quan tài người chết tới huyệt thì đọc điếu văn kể công trạng rồi mới hạ huyệt chôn cất, nên nói đưa tới mộ.

Người vợ thứ nhất dụ cho nghiệp lành hay nghiệp dữ theo mình như hình với bóng, có mình ở đâu thì có nó ở đó không rời nhau, nên mới tình nguyện chết theo.

Tác động của thân khẩu ý lặp tới lặp lui nhiều lần gọi là nghiệp.

Người dạy học hằng ngày thì gọi là nghề giáo hay nghiệp giáo.

Người cùng làm một việc thì gọi là bạn đồng nghiệp.

Có người là có nghiệp.

Người nghiệp không rời nhau.

Trích trong: Tu phải là hiền.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học Phật bắt đầu từ đâu?

Kiến thức 18:00 12/11/2024

Tôi nói: “Hiện tại tôi biết đạo Phật tốt, thù thắng không gì bằng!”. Tôi hỏi: “Có biện pháp gì để tôi rất nhanh có thể thâm nhập Phật pháp hay không?”

Vượt thoát ý niệm sinh tử luân hồi

Kiến thức 14:00 12/11/2024

Tu hành là thấu rõ và giải quyết được sinh tử, quyết định làm chủ con đường tái sinh theo ý mình, không bị nghiệp chướng dẫn dắt.

Hãy học pháp tiệm giảm

Kiến thức 10:30 12/11/2024

Pháp tiệm giảm là phương thức tiếp cận và làm suy giảm phiền não từng phần, đây là pháp tu phổ biến dành cho hạng sơ cơ như hầu hết chúng ta.

Buông xả không chấp là pháp tu trí tuệ

Kiến thức 08:05 12/11/2024

Mỗi hành giả tự mình quan sát, biết rõ những thứ đã và đang gây ra phiền não khổ đau cho mình, biết chọn tu buông xả từ những thứ dễ xả dần đến những thứ khó; từ những sự việc cảm xúc đến những tập khí chướng ngại vi tế hơn.

Xem thêm