Nơi trú của nghiệp lực
“Chết không phải là hết. Dù 5 giác quan đã hư hoại nhưng nghiệp lực vẫn còn trong Ngã thức và Tàng thức, chúng đi theo ta vào kiếp sống mới...”
Khi thấy một điếu thuốc, cơ thể người nghiện dâng lên cảm giác thèm thuồng, các phản ứng trong cơ thể trổi dậy thúc giục họ đưa tay cầm lấy điếu thuốc. Các nhà khoa học xem đó là phản xạ có điều kiện. Tuy nhiên, có một nhân tố quan trọng hơn mà ta không biết đó là sự lôi kéo nằm sâu trong tâm thức, nó còn được gọi là nghiệp lực.
Một sự vật thường tác động vào ta theo 3 mức độ: Mức thứ nhất, chúng xâm nhập qua 5 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân), tạo ra cảm giác dễ chịu sung sướng. Ở mức thứ hai, chúng tác động vào não bộ (phần thức) tạo nên trí nhớ và thức ham muốn. Ví dụ, như trong một số trường hợp người tuy sắp chết nhưng vẫn thấy thèm một thứ gì đó, mặc dù lúc đó cơ thể không hề có nhu cầu. Ở mức thứ ba, chúng tác động vào ngã thức tạo nên sự phân biệt và chấp chặt về hình ảnh của vật đó và nó cũng xuất hiện thường xuyên ở tàng thức. Khi đó hình ảnh đó sẽ được mang từ kiếp này sang kiếp khác.
Chết không phải là hết. Mặc dù lúc đó năm giác quan đã hư hoại nhưng nghiệp lực vẫn còn sâu trong Ngã thức và Tàng thức, chúng sẽ đi theo ta vào kiếp sống mới. Điều đó giải thích tại sao ta có thể yêu hay ghét một người ngay lần đầu tiên gặp gỡ. Tu hành là để làm sạch Ngã thức và Tàng thức qua đó mới có thể thoát khỏi nghiệp lực.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Mẹ là chính một kỳ quan
Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...
Tu tập đúng mang lại sự cân bằng và hài hòa cho gia đình
Góc nhìn Phật tử 11:20 13/11/2024Sự tu tập đòi hỏi một trái tim sâu sắc và ý thức nhạy bén để hiểu rõ về cân bằng giữa gia đình và phụng sự. Sự cân bằng này sẽ giúp người chồng và người vợ cảm nhận được sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phục vụ xã hội và hạnh phúc gia đình.
Nhàn hạ đích thực
Góc nhìn Phật tử 20:08 12/11/2024Trong một buổi chiều mùa thu yên ả, khi ánh mặt trời dịu dàng rải xuống từng tia nắng ấm, tôi ngồi dưới bóng cây bồ đề trong sân chùa, lặng lẽ quan sát những chiếc lá rụng lác đác trên mặt đất.
Sự tỉnh thức mang lại sự tự do tuyệt đối
Góc nhìn Phật tử 11:50 12/11/2024Sự tỉnh thức, một trạng thái tinh thần mà mỗi con người đều có khả năng trải nghiệm và đạt tới. Đó là một con đường mở ra thế giới vô tận của ý thức sâu bên trong chúng ta, một cuộc hành trình đưa ta đến sự tự do tối thượng và khám phá sức mạnh thực sự của bản thân.
Xem thêm