Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ kỳ na giáo thánh điển theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(耆那教聖典) Kỳ na giáo, Phạm:Jaina. Kỳ na giáo Thánh điển, cũng gọi A cấp ma (Phạm: Àgama), Tất đàn đà (Phạm: Siddhànta). Kinh điển căn bản của Kỳ na giáo Ấn độ được kết tập lần đầu tiên vào khoảng 300 năm trước Tây lịch ở thành Hoa thị (Phạm: Pàỉaliputra), được viết bằng tiếng A đạt ma kiệt địa (Phạm: Ardharmàgadhi). Sau khi Giáo tổ Đại hùng (Phạm: Mahàvìra) qua đời được 980 năm, thì cuộc kết tập lần 2 được thực hiện tại Phạt lạp bỉ (Phạm: Valabhì) mới có nội dung như ngày nay. Tất cả có 46 thứ được chia làm 6 loại, đó là: 1. Mười một thứ Ương già (Phạm: Aíga), Hán dịch: Chi,(chi thứ 12 nay đã thất lạc). Nội dung gồm những lời chỉ dạy của Giáo tổ Đại hùng, phép tắc sinh hoạt của người xuất gia, sự tích của các Thánh nhân, 5 giới, những sự thực về quả thiện, quả ác ... 2. Mười hai thứ Ô phàm già (Phạm: Uvaíga): Nội dung bao gồm hành chỉ giải thoát và thứ tự Niết bàn, phương pháp phân biệt các loài chúng sinh, thế giới trung ương (Phạm: Jambudvìpa), Nhật nguyệt thiên thể, các nhân duyên về vua Tần bà sa la (Phạm:Bimbisàra) và vua A xà thế (Phạm: Ajàtazatru),... 3. Mười thứ Bát na (Phạm:Paiịịa): Bao gồm chết, bệnh, lượng thức ăn của người, trạng thái ở trong thai, sự cấu tạo của thân thể, các cõi trời ... 4. Bảy thứ Khư da tô đa (Cheyasutta): Bao hàm các hành vi chính tà, trạng thái của tâm, sự phạm giới, việc sám hối của người xuất gia, tại gia ... 5. Bốn thứ Ma lạp tô đa (Mùlasutta): Bao gồm những trứ tác về giáo lí, tín ngưỡng, lời dạy của chư Tổ và những nghi thức tông giáo cùng với việc tu hành hàng ngày ... 6. Hai thứ kinh (Sutta): Đứng về 4 phương diện để giải thích giáo lí, tri thức thông thường của Kỳ na giáo. Những trứ tác có quan hệ với bộ kinh điển căn bản này của Kỳ na giáo là: Giáo lí tinh yếu, Ngũ nguyên lí tinh yếu của Khang đạt Khang đạt (Phạm:Kundakunda) và Đế nghĩa chứng đắc thư của Ô ma tư phạt thê (Phạm:Umàsvàti). Bộ kinh này(A cấp ma hoặc Tất đàn đa) thuộc giáo nghĩa của phái Bạch y (Phạm: Zvetàmbara), còn đối với kinh điển mà phái Không y (Phạm: Digambara) sử dụng làm chỗ căn cứ thì người đời sau đã thêm vào những tác phẩm mới của phái Phệ đàn đa và tư tưởng của Bà la môn, còn nguyên tác thì đã bị thất lạc vào khoảng thế kỉ III, IV. [X. Suttàgame (Aíga and Upàíga of Jaina) 2 vols. Bombay 1954; W. Schubring: Die Lehre der Jainas, nach den alten Quellen dargestelst, GIAPHA III 7 Berlin 1935].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Kiếp tai 劫災 Kiếp tận 劫盡 ka la sai ma thích tinh xá Ka-la-lã Ka-la-lã 柯羅邏 Ka-la-pa Ka-na Kha-la Ka-na Ðề-bà Ka-pa-la-pa kakushin
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.