Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ la hầu la theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(羅睺羅) I. La Hầu La. Phạm: Ràhula. Cũng gọi La hộ la, La hỗ la, La hống la, Hạt la hỗ la, La vân. Hán dịch: Phú Chướng (ngăn che), Chướng Nguyệt (che mặt trăng), Chấp Nhật (nắm giữ mặt trời). Vị A La Hán mật hạnh đệ nhất, là 1 trong 10 vị đệ tử lớn của đức Phật. Thân phụ Ngài là Thái tử Tất Đạt Đa (tức là đức Phật khi chưa xuất gia), thân mẫu là Da Du Đà La. Khi sinh Ngài nhằm lúc La Hầu La, A Tu La vương lấy tay che mặt trăng, nên đặt tên là Chướng nguyệt; lại vì ở trong thai mẹ 6 năm, bị thai mẹ che lấp, nên có tên là Chướng nguyệt, Phú chướng. Còn về người sinh ra Ngài thì các kinh nói cũng khác nhau, có thuyết cho là bà Cù Di, có thuyết cho là bà Da Du Đà La. Cứ theo kinh Vị Tằng Hữu Nhân Duyên quyển thượng, thì đức Phật thành đạo sau 6 năm mới trở về thành Ca Tì La Vệ độ cho La Hầu La xuất gia thụ giới, y vào tôn giả Xá Lợi Phất làm Hòa thượng và tôn giả Mục Kiền Liên làm A xà lê. Ngài là vị Sa di đầu tiên trong giáo đoàn của đức Phật. Lúc còn là Sa di, Ngài làm nhiều điều không đúng pháp, được đức Phật răn dạy, phải nghiêm giữ giới luật, tinh tiến tu hành, sau Ngài chứng được quả A la hán. Cứ theo Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La Sở Thuyết Pháp trụ kí, thì Ngài được liệt vào vị trí thứ 11 trong 16 vị A la hán, cùng với 1100 vị A la hán quyến thuộc cùng ở tại châu Tất Lợi Dương Cù (Phạm: Priyaígu), giữ gìn chính pháp, làm lợi ích hữu tình. [X. kinh Tạp a hàm Q.1, 8; kinh Phật bản hạnh tập Q.55; kinh Thập nhị du; luật Tứ phần Q.11; Chú duy ma cật kinh Q.3; Pháp hoa huyền tán Q.1]. II. La Hầu La. Gọi đủ: La hầu la bạt đà la. Tổ phó pháp thứ 16 của Thiền tông Ấn Độ. (xt. La Hầu La Bạt Đà La).

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

la la la la la la la la la bà la bà
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.