Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ ngũ chủng bất phiên theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(五種不翻) Có 5 trường hợp không phiên dịch mà phải giữ âm tiếng Phạm, khi dịch 1 bản kinh tiếng Phạm ra Hán văn. Đây là 5 nguyên tắc do Đại sư Huyền trang đời Đường đặt ra để làm mẫu mực cho người dịch kinh đời sau noi theo. Đó là: 1. Vì bí mật: Như các Đà la ni (thần chú) trong kinh là lời nói bí mật của chư Phật, sâu xa mầu nhiệm chẳng thể nghĩ bàn nên không dịch nghĩa. 2. Một chữ bao hàm nhiều nghĩa: Như từ Bạc già phạm (Phạm: Bhagavad) có 6 nghĩa: Tự tại, xí thịnh, đoan nghiêm, danh xưng, cát tường, tôn quí... vì thế không thể chọn 1 nghĩa nào để phiên dịch. 3. Vì ở Trung quốc không có: Như cây Diêm phù (Phạm: Jambu) mọc ở Ấn độ, ở Trung quốc không có loại cây này, cho nên phải giữ nguyên âm. 4. Theo thông lệ từ xưa: Như A nậu đa la tam miệu tam bồ đề (Phạm: Anuttarasamyak-saôbodhi), nghĩa là Vô thượng chính đẳng chính giác, nhưng từ đời Đông Hán trở về sau, các nhà dịch kinh đều chỉ phiên âm, vì muốn giữ lại qui thức của người xưa nên không dịch. 5. Vì lòng tôn trọng: Như các từ Bát nhã, Thích ca mâu ni, Bồ đề tát đỏa... không dịch là trí tuệ, năng nhân, đạo tâm chúng sinh... là vì muốn cho mọi người giữ ý niệm tôn trọng, nếu dịch rõ ra sẽ bị coi nhẹ. [X. Đại minh tam tạng pháp số Q.20; bài tựa trong Phiên dịch danh nghĩa tập]. (xt. Dịch Kinh).

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

na na na na a lại da mạn đà la na bà ma li na bà ma lợi na bà ma lợi na da na da
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.