Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Vĩnh Giác Nguyên Hiền theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(永覺元賢, Yōkaku Genken, 1578-1657): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Vĩnh Giác (永覺), vì ông từng sống tại Cổ Sơn (鼓山) nên còn được gọi là Cổ Sơn Nguyên Hiền (鼓山元賢), xuất thân Kiến Dương (建陽), Tỉnh Phúc Kiến (福建省), họ Thái (蔡). Lúc nhỏ ông học Nho Giáo, đến năm 25 tuổi, nhân nghe vị tăng đọc kinh chợt cảm ngộ, bèn theo học với Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經) trong nhiều năm, đến năm 40 tuổi mới được thầy cho phép xuất gia và kế thừa dòng pháp. Không bao lâu sau, Huệ Kinh qua đời, ông theo thọ giới Cụ Túc với Bác Sơn Nguyên Lai (博山元來), rồi chuyển đến tu học trong mấy năm ở các nơi như Hương Lô Phong (香爐峰), Kim Tiên Am (金僊庵), Hà Sơn (荷山), v.v. Vào năm thứ 7 (1634) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông đến trú tại Cổ Sơn, lúc đó ông đã gần 50 tuổi. Ông từng quản lý các đạo tràng Khai Nguyên (開元), Chơn Tịch (眞寂), Bảo Thiện (寳善), v.v., và đến ngày mồng 7 tháng 10 năm thứ 14 niên hiệu Thuận Trị (順治), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi. Trước tác của ông có Động Thượng Cổ Triệt (洞上古轍), Bổ Đăng Lục (補燈錄), Kế Đăng Lục (繼燈錄), Tứ Hội Toàn Lục (四會全錄), Tịnh Từ Yếu Ngữ (淨慈要語), Kiến Châu Hoằng Thích Lục (建州弘釋錄), Chư Tổ Đạo Ảnh Tán (諸祖道影贊), Kim Cang Kinh Lược Sớ (金剛經略疏), Bát Nhã Tâm Kinh Chỉ Chưởng (般若心經指掌), v.v. Pháp từ Vi Lâm Đạo Bái (爲霖道霈) trùng biên bộ Vĩnh Giác Hòa Thượng Quảng Lục (永覺和尚廣錄).

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

vạ va chạm vạ lây vạ miệng vạc vác vạc dầu vái vãi vài
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.