Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 12/03/2022, 08:29 AM

Tu học như thế nào để “ sanh trí huệ” mà không “ sanh phiền não”

Ác không thể không đoạn, tâm hại người chắc chắn không thể có, ý hiềm ghét người cũng không thể có; đem ý niệm của chúng ta chuyển đổi 180 độ, thuần là lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội, hộ trì chánh pháp thì chúng ta chắc chắn được sanh Tịnh Độ.

Nếu muốn tiến bộ thì ngày ngày phải cải lỗi

Nếu muốn cải lỗi thì ngày ngày phải biết lỗi

Biết lỗi chính là nhà Phật gọi là khai ngộ

Do đây có thể biết, ác không thể không đoạn, tâm hại người chắc chắn không thể có, ý hiềm ghét người cũng không thể có; đem ý niệm của chúng ta chuyển đổi 180 độ, thuần là lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội, hộ trì chánh pháp thì chúng ta chắc chắn được sanh Tịnh Độ.

Mỗi niệm không còn nghĩ chính mình, mỗi niệm chỉ nghĩ tưởng người khác; ngày trước người hiểu lầm ta, người nhục mạ ta, người hãm hại ta, chúng ta chỉ có cái tâm cảm ân đối với họ, chắc chắn không có chút tâm oán hận. Không những không có chút tâm oán hận, mà khi họ có khó khăn, khi họ cần giúp đỡ, chúng ta nhất định chủ động toàn tâm toàn lực đi giúp đỡ họ.

Cần phải khiến cho tâm hạnh của chúng ta làm đến thuần thiện (nhà Nho nói là "chỉ ư chí thiện”), thì đời sống của chúng ta mới chân thật hạnh phúc mỹ mãn, đời sống của chúng ta tiếp cận chư Phật Bồ Tát, sinh hoạt ngay trong trí tuệ viên mãn, không sanh phiền não.

Ảnh minh họa. Ảnh: Bảo Tâm.

Ảnh minh họa. Ảnh: Bảo Tâm.

Chúng ta đọc "Đàn Kinh", xem thấy Đại Sư Huệ Năng khi lần đầu gặp Hòa thượng Hoằng Nhẫn Ngũ Tổ, Ngài nói với Ngũ Tổ: "Trong tâm đệ tử thường sanh trí tuệ". Tôi tiếp xúc Phật giáo khi tôi 26 tuổi, xem quyển Kinh đầu tiên chính là "Đàn Kinh". Khi xem đến câu này tôi vô cùng cảm khái, quay đầu nghĩ lại, nếu như là tôi, tôi sẽ nói: "Trong tâm đệ tử thường sanh phiền não". Người ta không sanh phiền não, thường sanh trí tuệ, vậy thì còn gì bằng không?

Cho nên, Ngài ở Hoàng Mai tám tháng, Ngủ Tổ liền đem y bát truyền trao cho Ngài. Vì sao không truyền cho người khác? Người khác đại khái cũng giống như ta: "Trong tâm đệ tử thường sanh phiền não", bao gồm Thần Tú ở trong đó, đều vẫn đang sanh phiền não. Thần Tú làm bài kệ mất nửa ngày, sau khi viết ra rồi trong lòng vẫn còn thấp thỏm không an, đó là thường sanh phiền não, không sanh trí tuệ. Không dễ dàng!

Mỗi niệm không vì chính mình, mỗi niệm vì chúng sanh, vì xã hội, vì chánh pháp cửu trụ, con người này mới không sanh phiền não, mới là chân thật sanh trí tuệ.

Người chân thật sanh trí tuệ quyết định ngày ngày sám hối, ngày ngày cải lỗi, ngày ngày tiến bộ, cho nên "cải tiến", cải lỗi thì tiến bộ rồi, không thay đổi thì làm sao có thể tiến bộ? Nếu muốn tiến bộ thì ngày ngày phải cải lỗi.

Nếu muốn cải lỗi thì ngày ngày phải biết lỗi. Biết lỗi chính là nhà Phật gọi là khai ngộ. Bạn chân thật giác ngộ rồi, biết được chính mình có lỗi lầm. Cải lỗi là công phu. Bạn cải lỗi là bạn chân thật đang tu hành.

Nếu biết lỗi mà không chịu cải sửa, tuy là khai ngộ rồi, nhưng không tu hành thì không ích gì, quả báo vẫn tự chịu. Nói ra nhiều lời như vậy, nhưng ý nghĩa vẫn chưa nói được thấu triệt. Tôi không biết các vị đồng tu nghe rồi, có thể thể hội được mấy phần?

Trích “ Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ân sâu nghĩa nặng

Kiến thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm