Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/03/2019, 11:27 AM

Tu huyễn theo kinh Viên giác

Tu huyễn là thấy thân tâm là giả hợp nên như huyễn, như hoa đốm  giữa không trung, như mặt trăng thứ hai. Nhờ tu huyễn mà những che chướng chấp ngã và chấp pháp được gỡ bỏ.

 >>Những triết lý Phật giáo đáng suy ngẫm 

Huyễn là gì?

Mở đầu, kinh Viên Giác nói rằng: “Nhân địa bản khởi tu hành của tất cả chư Như Lai là y vào tánh Giác thanh  tịnh tròn đầy soi khắp này mà vĩnh viễn đoạn dứt vô minh, viên thành Phật đạo”. Đó cũng chính là “Giác địa hay tánh Giác của tất cả chúng  sanh”. Tánh Giác này “bình đẳng suốt ba thời, viên mãn khắp mười phương”, nên gọi là “Đại quang minh tạng”. Trong Đại quang minh tạng này, “Tất cả vốn là Giác”, “cho đến chúng sanh mười phương đều là Viên Giác thanh tịnh” (chương Phổ nhãn).

Qua những câu kinh trên, chúng  ta thấy rằng tất cả chúng sinh đều đang ở trong tánh Viên Giác Đại quang minh tạng, bình đẳng suốt ba thời, viên mãn khắp mười phương này. Chúng ta đang sống trong đó, nhưng cái ngăn che không cho chúng ta thấy biết tánh Viên Giác chính là “vô minh”. Vô minh là sự ngăn che do “vọng thấy, vọng nhận, vọng chấp”.

Trong chương Văn-thù thứ I, Đức Phật nói: “Thế nào là vô minh?”

“Thiện nam tử! Tất cả chúng  sanh từ vô thủy đến nay có đủ thứ điên đảo, giống như người mê lầm lộn bốn phương. Vọng nhận bốn đại làm thân tướng của mình, bóng  ảnh duyên theo sáu trần làm tâm tướng của mình. Ví như người con mắt có bệnh, thấy giữa hư không có hoa đốm và mặt trăng thứ hai”.

Bài liên quan

Vô minh là vọng nhận thân tâm này thật có rồi cho đó là “tôi và của tôi”. Thân là do nghiệp  kết hợp bốn đại đất nước lửa gió mà thành. Thân đó do nhiều nhân duyên hợp lại mà có, nên trong bản chất nó không có hiện hữu nội tại, không có tự tánh, vô tự tánh. Bằng chứng nó không có tự tánh là nó không giữ được bản chất của nó mà phải theo dòng sanh, già, bệnh, chết. Còn tâm chỉ là những  bóng ảnh do duyên theo sáu trần, nó do nhiều nhân duyên hợp lại mà có, nên cũng không có tự tánh, không có hiện hữu nội tại. Một bằng chứng cho sự vô tự tánh của tâm là tâm không thể ở yên, luôn luôn nhấp nhô, sanh diệt như sóng.

Chúng ta là loài người, kinh nghiệm về sáu trần khác với các loài khác. Như chúng ta thấy màu đỏ màu vàng, con chó chỉ thấy màu đen trắng. Nhưng mũi chó thì kinh nghiệm những mùi chúng ta không nhận ra được. Có những  âm thanh chúng ta không nghe được, siêu âm, loài khác lại nghe được. Có sự khác nhau trong kinh nghiệm mỗi loài, vì các giác quan được cấu tạo khác nhau, hệ thần kinh khác nhau diễn dịch những thông tin ra thành những kinh nghiệm khác nhau.

Hơn thế  nữa, cùng  những kinh nghiệm  đó ở mỗi người sẽ được thích, ghét, bám níu, hờ hững… khác nhau. Lọc qua một hệ thống xúc cảm và kỷ niệm khác nhau nơi mỗi người, kinh nghiệm về thế giới này càng trở nên khác nhau nơi mỗi người.

Tu huyễn là trừ diệt những chứng bệnh thô là tham sân si đối với những hoa đốm và mặt trăng thứ hai không hề có này. Rồi đi tới nguồn gốc của mọi thứ bệnh là vọng thấy, vọng nhận, vọng chấp hay là vô minh đã từng tích tập trong nhiều kiếp.

Tu huyễn là trừ diệt những chứng bệnh thô là tham sân si đối với những hoa đốm và mặt trăng thứ hai không hề có này. Rồi đi tới nguồn gốc của mọi thứ bệnh là vọng thấy, vọng nhận, vọng chấp hay là vô minh đã từng tích tập trong nhiều kiếp.

Ở cấp độ thế giới vi mô, chỉ là những nguyên tử với những hạt vận tốc gần tốc độ ánh sáng, có những hạt chỉ sống vài phần triệu của giây, hạt cách rất xa nhân đến độ nguyên tử gần như trống rỗng. Các nguyên tử không có màu sắc, hương vị, không xúc chạm được… Thế mà ở cấp độ vĩ mô, qua hệ thống giác quan và thần kinh của con người, chúng ta thấy ra một thế giới cứng đặc, có màu sắc, hương vị, có xúc chạm, có những đối tượng của ý thức. Chính thế giới nguyên  tử và lượng tử ấy đã được hệ thống thân tâm con người biến hiện (chữ của Duy Thức tông) thành ra các thế giới vĩ mô mà con người đang kinh nghiệm. Đã thế, qua tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ… thế giới vĩ mô này càng méo mó, xung đột, tranh chấp, và dùng chữ của kinh, điên đảo, nơi mỗi con người.

Bài liên quan

Đó là điều kinh gọi là vô minh: thân tâm và thế giới không có hiện hữu nội tại, vô tự tánh  mà vọng thấy, vọng nhận, vọng chấp để thành ra một thế giới khổ đau trong quá trình đi tìm hạnh phúc của con người. Đó là điều kinh gọi là “điên đảo, lầm lộn bốn phương”: một khi mắt đã có bệnh  thì hư không không có hoa đốm lại thấy có hoa đốm, mặt trăng chỉ một lại thấy có mặt trăng thứ hai.

Thế thì tu huyễn là trừ diệt những chứng bệnh thô là tham sân si đối với những hoa đốm và mặt trăng thứ hai không hề có này. Rồi đi tới nguồn gốc của mọi thứ bệnh  là vọng thấy, vọng nhận, vọng chấp hay là vô minh đã từng tích tập trong nhiều kiếp.

Khi các “bợn nhơ hư huyễn” diệt, căn bệnh mắt vọng thấy hoa đốm diệt, mặt trăng thứ hai diệt thì hư không thanh tịnh từ vô thủy hiện ra, mặt trăng vẫn vậy tự bao đời hiện ra, tánh Viên Giác lộ bày. Vì chúng ta xưa nay vẫn sống trong tánh Viên Giác, trong Diệu Tâm Viên Giác Như Lai, chưa từng  cách hở nó một mảy may không gian, chưa từng mất nó một khoảnh khắc thời gian.

“Thiện  nam tử! Hết thảy  mọi thứ huyễn hóa  của tất cả chúng sanh đều sanh trong Diệu Tâm Viên Giác Như Lai, giống như hoa đốm giữa hư không ở trong hư không mà có, hoa huyễn tuy diệt mà tánh hư không chẳng hề hoại diệt. Cái thức tâm huyễn hóa của chúng sanh cũng như hoa đốm kia, theo huyễn mà diệt, tuy các huyễn  diệt hết mà Giác tâm trùm khắp chẳng động” (chương Phổ Hiền).

Xa lìa huyễn

Có thế giới như huyễn của ta bởi vì có thân tâm như huyễn của ta. Thế nên, trong tu hành xa lìa huyễn, xa lìa huyễn của thân tâm được đặt ra trước tiên. Những chương kinh Viên Giác đều nói đến việc xa lìa huyễn. Ở đây chúng  ta chỉ trích ra một số đoạn của chương Phổ Nhãn để thấy việc quán thân tâm là như huyễn như thế nào.

“Trước hết, y theo hạnh Xa-ma-tha (pháp Chỉ) rồi thường liên tục quán sát nhớ nghĩ: thân này của ta do bốn đại hòa hợp. Những thứ lông, tóc, móng, răng, thịt, xương, tủy, não… thuộc về đất. Nước bọt, máu, nước mắt, nước tiểu, đờm  dãi… thuộc về nước. Nhiệt độ trong người thuộc về lửa. Hơi thở, không khí chuyển động thuộc về gió. Bốn đại lìa nhau thì cái thân hư vọng không thật này có được chỗ nào? Bèn biết thân này rốt ráo không có thực thể, hòa hợp mà có tướng, đồng như huyễn hóa”.

Bài liên quan

Thân này không có hiện hữu nội tại, do hòa hợp tạm thời mà thành  nên vô tự tánh, đồng như huyễn hóa. Nhưng chấp vào thân thì cũng đồng thời chấp vào thế giới thấy có ở ngoài thân. Với một tâm trí sáng tỏ, khi quán sát thân, chúng ta sẽ thấy:

“Thân này như đống bọt đọng, không thể cầm nắm. Thân này như bọt nước, không thể còn lâu. Thân này như ngọn lửa, do khát ái sanh. Thân này như cây chuối, bên trong không lõi chắc. Thân này như huyễn, từ điên đảo khởi. Thân này như mộng, do hư vọng mà thấy ra. Thân này như ảnh, do duyên nghiệp mà hiện. Thân này như tiếng vang, thuộc các nhân duyên. Thân này như mây nổi, giây lát biến mất. Thân này như tia chớp, niệm niệm chẳng dừng ở. Thân này không có chủ, như đất vô tri. Thân này không có ngã, như lửa tự cháy. Thân này không có thọ mạng, như gió tan dừng. Thân này không có người, như nước chảy xuôi. Thân này chẳng thật, bốn đại làm nhà. Thân này là không, lìa ta và cái của ta. Thân này vô tác, do sức gió nghiệp chuyển. Thân này là tai họa, đủ thứ bệnh  khổ. Thân này như giếng trên gò khô, bị cái già áp bức. Thân này không định, hẳn sẽ phải chết. Thân này như rắn độc, như kẻ cướp oán thù, như xóm nhà không người, do uẩn, nhập, giới hợp thành”. (Kinh Duy-ma-cật, phẩm Phương tiện).

Còn tâm thì: “Bốn đại giả hợp nên vọng có sáu giác quan. Sáu căn bốn đại trong ngoài hợp thành, vọng có bóng dáng hơi hám tích tụ ở trong, dường như có tướng duyên, giả gọi là tâm. Thiện nam tử! Cái tâm hư vọng ấy nếu không có sáu trần ắt chẳng thể có. Bốn đại phân rã thì không trần nào có được. Những bóng dáng hơi hám duyên với trần ở trong mỗi cái đều tan biến. Rốt cuộc không có cái tâm duyên theo nào có thể thấy”.

Tâm ở đây là thức trong ba thứ căn, trần, thức. Căn thì duyên sanh từ bốn đại và từ nghiệp nên vô tự tánh. Trần cũng duyên sanh từ bốn đại nên vô tự tánh. Thức thì duyên  sanh từ căn và trần, chỉ là bóng dáng hơi hám duyên với trần vô tự tánh qua các căn cũng vô tự tánh. “Rốt cuộc, không có cái thức tâm duyên theo nào có thể thấy”. Chấp tâm có hiện hữu nội tại, từ đó có tâm ta ở trong, có thế giới ở ngoài ta. Đời người chỉ là cuộc chiến không dứt giữa trong và ngoài này.

Tu huyễn là thấy thân tâm là giả hợp nên như huyễn, như hoa đốm  giữa không trung, như mặt trăng thứ hai. Nhờ tu huyễn mà những che chướng chấp ngã và chấp pháp được gỡ bỏ. Những che chướng chấp ngã và chấp pháp tiêu tan tới đâu, thực tại tánh Giác hiện ra đến đó. Khi sự chấp thân chấp tâm, hay sự trụ thân trụ tâm tan biến thì tánh Viên Giác vô trụ hiện ra, vì trong tánh Viên Giác thì “thân tâm tịch diệt, bình đẳng suốt ba thời, viên mãn khắp mười phương, tùy thuận  bất nhị”, như phần mở đầu của kinh Viên Giác nói.

Chương Phổ Nhãn nói tiếp theo đoạn quán sát thân tâm như huyễn ở trên:

“Thiện nam tử! Do thân huyễn của các chúng sanh kia diệt, nên tâm huyễn cũng diệt. Do tâm huyễn diệt nên trần huyễn cũng diệt. Do trần huyễn diệt nên sự việc ‘huyễn diệt’ ấy cũng diệt. Cái ‘huyễn diệt’ diệt mất nhưng tánh Viên Giác chẳng phải huyễn chẳng diệt. Ví như lau gương, bụi dơ hết thì gương sáng hiện.

“Thiện nam  tử! Phải biết  thân tâm là bụi  dơ hư huyễn, tướng dơ diệt mất vĩnh viễn thì thanh tịnh khắp mười phương”.

Đoạn kinh tiếp theo trên nói về huyễn ở mức độ căn bản hơn nữa: huyễn là do lầm lẫn tính sáng chiếu của tánh Viên Giác thành ra bóng ảnh thân tâm và thế giới.

Bài liên quan

“Thiện nam tử! Ví như ngọc báu ma-ni thanh  tịnh ánh chiếu ra thành năm màu, tùy mỗi phương mà hiện. Những người ngu si không biết, thấy ngọc ma-ni thật có năm màu.

“Thiện nam tử! Tánh Viên Giác thanh  tịnh ứng hiện ra nơi thân tâm tùy theo mỗi loại, thế mà người si mê lại cho rằng Viên Giác thanh  tịnh thật có tướng thân tâm cũng như vậy, do đó chẳng thể xa lìa huyễn hóa. Thế nên ta nói thân tâm là cái dơ hư huyễn. Đối trị xa lìa cái dơ hư huyễn gọi là Bồ-tát. Dơ hết thì đối trừ tiêu, bèn không có cái gì gọi là đối trừ cái huyễn”.

“Thiện nam tử! Các Bồ-tát và chúng  sanh đời sau chứng được các huyễn nên các ảnh tượng huyễn hóa diệt mất. Bấy giờ liền đắc thanh tịnh vô phương  khắp cả hư không vô biên”.

Sai lầm căn bản, vô minh căn bản của chúng  sanh chúng ta là không biết tất cả thân tâm thế giới chúng ta đang thấy đây là do ánh sáng chiếu khắp của tánh Viên Giác, mà những  kinh khác gọi là Thường Tịch Quang, kinh Viên Giác gọi là Đại Quang Minh Tạng. Ánh sáng đó là ánh sáng nền tảng  cho mọi xuất hiện. Còn xuất hiện theo hình tướng gì thì đó là do cộng nghiệp và biệt nghiệp  của chúng sanh. Như vàng chỉ có tánh vàng, còn làm ra món đồ gì là nghiệp (hành động) của chúng sanh. Như tấm gương, ánh sáng của nó xưa nay vẫn thế, nhưng có bóng nào, sông núi đất đai người thú cỏ cây, là do cộng nghiệp và biệt nghiệp mà có. Trong ánh sáng của gương, mọi hình bóng  đều không có tự tánh nên không thể ô nhiễm, không thể in chết cứng vào gương, gương vẫn luôn luôn thanh tịnh. Trong gương mọi hình bóng có do nghiệp nhưng đều như huyễn. Và vì bóng luôn luôn ở trong gương, mọi hình bóng dù có thế nào vẫn là thanh tịnh, vì bóng nào cũng là gương.

Tu huyễn là thấy thân tâm là giả hợp nên như huyễn, như hoa đốm giữa không trung, như mặt trăng thứ hai. Nhờ tu huyễn mà những che chướng chấp ngã và chấp pháp được gỡ bỏ.

Tu huyễn là thấy thân tâm là giả hợp nên như huyễn, như hoa đốm giữa không trung, như mặt trăng thứ hai. Nhờ tu huyễn mà những che chướng chấp ngã và chấp pháp được gỡ bỏ.

Khi không  biết điều ấy, không  biết ta đang sống trong ánh sáng của gương, vô minh tiếp tục bằng cách chấp ngã chấp pháp, cho rằng những hình bóng đó là có thật, không phải là vô tự tánh, từ đó có phân biệt ta người, ta và cái chẳng phải ta, ta và thế giới. Từ đó mà có thương, ghét,  giận, kiêu căng, đố kỵ… mọi phiền não càng tô đậm thêm tính cách có thật, tính cách cứng đặc của các bóng.

Khi thấy bóng  là có thật, chúng  ta dễ đi đến một quan niệm sai lầm về tu huyễn: tu hành là diệt trừ hết tất cả các bóng  trong gương, bóng hết thì gương sẽ hiện; diệt trừ tất cả màu sắc và hình tướng phát từ viên ngọc ma-ni, các tướng không còn thì viên ngọc ma-ni hiện. Không phải như vậy. Tu huyễn là diệt trừ sự chấp thực vào các hình tướng chứ không phải phá bỏ các hình tướng. Tu hành là thấy cho được sự vô tự tánh của các hình tướng  chứ không phải là triệt tiêu các hình tướng. Kinh Kim Cương nói: “Thấy các tướng chẳng phải tướng  tức thấy Như Lai”. Thấy các tướng chẳng  phải tướng là thấy các tướng là vô tự tánh, là như huyễn, chứ không  phải “chẳng phải tướng” là phá hoại các tướng. Con người và thế giới, muôn cảnh không có lỗi. Lỗi là ở sự bám chấp của chúng ta, từ sự bám chấp ấy mà “Do vọng chấp cho nên chẳng những  không biết được tánh của hư không, mà còn lầm cho là hoa đốm thật có sanh. Do cái thấy hư vọng ấy mới luân chuyển sanh tử. Thế nên gọi đó là vô minh” (chương Văn-thù).

Như vậy, tu huyễn, trừ huyễn là diệt trừ cái dơ do vọng thấy, vọng nhận, vọng chấp hư huyễn nơi mỗi chúng ta. “Dơ hết thì đối trừ tiêu, bấy giờ liền đắc thanh tịnh khắp cả mọi phương, toàn khắp cả hư không vô biên”.

Chính vì thấy như huyễn, thấy mọi chúng sanh đều sống trong huyễn, trong giấc mộng sanh tử không biết ngày nào tỉnh giấc mà người tu huyễn phát tâm đại bi. Đi kèm với tu huyễn là tâm đại bi.

Thế nên trong kinh Viên Giác, ở mỗi chương khi nói đến Đức Phật đều xưng “Thế Tôn đại bi”, và khi nói đến chúng sanh luôn luôn thấm đẫm một lòng thương xót,  thương xót vì nhọc mệt, lo âu, khổ đau, khổ đau trong một sanh tử không có thật.

Người tu đạo Bồ-tát có hai cái chính: trí huệ  thấy như huyễn và đại bi cứu vớt chúng sanh ra khỏi sanh tử như huyễn. Ở đây chỉ trích một đoạn kinh nói về tâm đại bi và hạnh đại bi của Bồ-tát:

“Thiện nam tử! Bồ-tát chỉ sống bằng tâm đại bi, từ đó khởi phương tiện vào các thế gian khai phát cho những người chưa ngộ, cho đến thị hiện đủ thứ hình tướng và cảnh giới thuận  nghịch, cùng họ đồng sự để giáo hóa khiến cho thành Phật. Tất cả việc làm này đều y vào nguyện lực thanh tịnh từ vô thủy” (chương Di-lặc).

Trụ trong trí huệ thấy như huyễn và nguyện lực đại bi chẳng bỏ chúng sanh, Bồ-tát khởi các phương  tiện như huyễn để độ chúng sanh như huyễn. Đó là con đường Bồ-tát.

Tất cả đều thanh tịnh

Tu huyễn là: Trụ trong tánh Viên Giác, càng thấy rõ tánh chừng nào, các tướng hoa đốm càng diệt mất chừng đó; Ở nơi tướng mà quán huyễn, các tướng huyễn càng diệt chừng nào, thì tánh Viên Giác càng hiển lộ ra chừng ấy; Càng thấy như huyễn thì càng có đại bi.

Tu huyễn là: Trụ trong tánh Viên Giác, càng thấy rõ tánh chừng nào, các tướng hoa đốm càng diệt mất chừng đó; Ở nơi tướng mà quán huyễn, các tướng huyễn càng diệt chừng nào, thì tánh Viên Giác càng hiển lộ ra chừng ấy; Càng thấy như huyễn thì càng có đại bi.

Tu huyễn là để diệt trử những bệnh “vọng thấy, vọng nhận, vọng chấp” nơi con mắt, khi phần thô của bệnh mắt đã hết, người ta “đắc pháp nhãn thanh tịnh”, được con mắt pháp thanh tịnh.

Chương Phổ Nhãn nói về sự thanh tịnh này:

“Tánh Giác tròn đầy sáng tỏ đã hiện ra nên hiển bày tâm thanh  tịnh. Tâm thanh tịnh thì cái thấy trần thanh tịnh. Cái thấy thanh tịnh thì nhãn căn thanh tịnh. Nhãn căn thanh tịnh thì nhãn thức thanh tịnh. Thức thanh tịnh thì cái nghe trần thanh tịnh. Cái nghe thanh tịnh thì nhĩ căn thanh  tịnh. Nhĩ căn thanh tịnh thì nhĩ thức thanh tịnh. Thức thanh tịnh thì cái tri giác trần thanh tịnh. Như thế cho đến mũi, lưỡi, thân, ý đều thanh tịnh”.

“Thiện nam  tử! Căn thanh  tịnh thì sắc trần  thanh tịnh. Sắc thanh tịnh thì thanh trần thanh tịnh. Hương vị xúc pháp cũng đều thanh tịnh như vậy.”

“Sáu trần thanh  tịnh thì địa đại thanh  tịnh. Địa đại thanh tịnh thì thủy đại thanh  tịnh. Hỏa đại phong đại cũng lại thanh tịnh như vậy”.

“Bốn đại thanh tịnh thì mười hai xứ, mười tám giới, hai mươi lăm cõi đều thanh  tịnh. Bởi tất cả thế gian thanh tịnh nên mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, ba mươi bảy phẩm trợ đạo đều thanh  tịnh. Như thế cho đến tám vạn bốn ngàn môn đà-la-ni, tất cả thanh tịnh”.

“Tất cả đều là thật  tướng thanh tịnh thế nên một thân thanh tịnh. Một thân thanh tịnh như thế cho đến nhiều thân thanh tịnh. Nhiều thân thanh tịnh như thế cho đến  mười phương chúng sanh đều là tánh Viên Giác thanh tịnh”.

Vì đã trừ các dơ bẩn  của huyễn nên tất cả đều  là tánh Viên Giác thanh tịnh. Kinh còn nói nhiều đoạn về thanh tịnh, vì thanh tịnh chính là tánh Viên Giác. Ở đây chúng ta chỉ trích ra một đoạn để thấy tâm thanh tịnh của người tu đạo Bồ-tát:

“Thiện nam tử! Vì thành  tựu tánh Giác nên phải biết Bồ-tát không dính với pháp buộc, chẳng cầu pháp thoát, không chán bỏ sanh tử, chẳng yêu đắm Niết-bàn, không kính người giữ giới, chẳng ghét người phá giới, không nể sợ người tu lâu, chẳng coi thường người mới học”.

“Vì sao thế? Vì tất cả là tánh Giác vậy”.

“Ví như ánh sáng con mắt thấy rõ cảnh trước mặt, ánh sáng ấy tròn đầy khắp tất cả, không có chỗ yêu ghét. Vì sao thế? Thể của ánh sáng là không hai, nên không có yêu ghét vậy”.

Các tướng có xuất hiện là do ánh sáng tròn đầy khắp tất cả chỗ của tánh Viên Giác. Trong ánh sáng của tánh Viên Giác các tướng đều thanh  tịnh, bình đẳng, không cao thấp, dơ sạch, không phân biệt, “tất cả đều là thật tướng thanh tịnh”. Khi “tất cả là Giác”, nghĩa là tất cả tướng là ánh sáng, tâm phân biệt huyễn hóa sẽ không còn.

Tóm lại, tu huyễn là: Trụ trong tánh Viên Giác, càng thấy rõ tánh chừng nào, các tướng hoa đốm càng diệt mất chừng đó; Ở nơi tướng mà quán huyễn,  các tướng huyễn càng diệt chừng nào, thì tánh Viên Giác càng hiển lộ ra chừng ấy; Càng thấy như huyễn thì càng có đại bi. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Cha mẹ là Phật

Kiến thức 11:32 23/04/2024

Dương Phủ người huyện Thái Hòa, tỉnh An Huy, do căn lành đã trồng sâu nên tiên sinh sớm thể hội cuộc đời vô thường, sớm còn tối mất, công danh như bọt nước ngoài khơi, liền lập chí xuất gia sống đời tỉnh thức.

Xem thêm