Nguyện xuất gia rồi đổi ý, liệu có vấn đề gì không?
Nguyện xuất gia rồi đổi ý, liệu có mang tội? có lẽ là câu hỏi khiến nhiều Phật tử quan tâm. Câu chuyện dưới đây là một trong những câu chuyện điển hình cho câu hỏi trên và sẽ giúp các bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề này.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Hỏi: Tôi có người anh trước đây xuất gia, sau đó hoàn tục và lập gia đình. Dù có vợ con nhưng anh vẫn ăn chay trường, kệ kinh đều đặn. Cách đây vài tháng, sau khi thảo luận với vợ con và được đồng ý, anh đã lên chùa xin thầy phát nguyện xuất gia trở lại, thầy sắp xếp cho anh xuất gia vào ngày vía Phật A Di Dà (17-11 âm lịch vừa qua). Tuy vậy, giờ đây vợ con anh đã đổi ý, không cho anh xuất gia nữa. Hiện tôi rất lo cho anh phải mang tội dối lừa thầy Tổ. Còn anh thì nói không sao đâu, anh sẽ lên chùa sám hối với thầy, xin Phật rút lời phát nguyện lại. Kính mong quý Báo cho tôi biết về tội lỗi, quả báo của việc lừa dối thầy Tổ.
(Bạn Huyền Trang, Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang)
Đáp:
Bạn Huyền Trang thân mến!
Một người nam xuất gia, nếu hoàn tục đúng pháp thì có thể xuất gia trở lại. Tuy nhiên khi muốn tái xuất gia, vị ấy phải được sự hoan hỷ, đồng thuận của vợ con. Bởi nếu chưa thu xếp ổn thỏa việc gia đình thì không thể yên ổn xuất gia, chuyên tâm tu đạo được.
Anh của bạn là Phật tử khá chuẩn mực, sau khi hoàn tục vẫn duy trì ăn chay và kệ kinh tụng niệm đều đặn. Khi muốn xuất gia trở lại, anh ấy cũng theo phép tắc, trình tự rất đàng hoàng, đúng pháp; vợ con cho phép, thầy Tổ hoan hỷ. Nhưng mọi chuyện ở đời đều do nhân duyên, anh của bạn thiếu duyên nên đến phút chót việc xuất gia lại không thành.
Các pháp vô thường, đó mới là điều bình thường. Trước đây vợ con anh vui vẻ đồng thuận, bây giờ suy nghĩ lại bèn đổi ý không cho anh xuất gia nữa cũng là điều dễ hiểu, bình thường. Anh của bạn đã xin thầy xuất gia, thầy đã chấp thuận và định ngày nhập tự, mọi việc đã sẵn sàng rồi nhưng thiếu duyên thì cả hai cũng đành chịu.
Thầy là người hiểu rất rõ về nhân duyên nên dù hoàn cảnh có thế nào cũng hoan hỷ tùy duyên. Anh của bạn cũng không vì việc chưa đủ duyên mà mắc tội lừa dối Tổ thầy. Vấn đề là anh ấy có nhanh chóng đến chùa lễ Phật cùng Hộ pháp xin giải lời nguyện, gặp thầy giải trình hoàn cảnh, thành tâm sám hối và mong thầy hỷ xả cho hay không? Dù thầy không chấp nhất và Phật cũng không trách tội nhưng nếu chậm trễ thì anh ấy sẽ mắc lỗi với thầy, không tròn lời nguyện với Phật.
Kỳ thực thì anh của bạn do hoàn cảnh chướng duyên nếu sám hối kịp thời thì không mắc lỗi dối lừa thầy Tổ và không bị quả báo xấu liên quan đến chuyện này. Tuy vậy, sau việc này, anh của bạn cũng cần cẩn trọng hơn, nhất là những việc hệ trọng như xuất gia đầu Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm