Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 04/09/2022, 12:26 PM

Tu nhân gì để được sinh thiên?

Ngoài Thập thiện nghiệp và Tứ vô lượng tâm, trong Kinh tạng Đức Phật còn dạy nhiều nhân hạnh khác nữa để được sinh cõi trời.

Chúng ta thường biết một cách tổng quan, nhân hạnh để tạo nên phước báo sinh thiên là tu Thập thiện nghiệp và Tứ vô lượng tâm. Trong đó, mười nghiệp thiện (không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không nói thô ác, không nói chia rẽ, không nói dua nịnh, không tham lam, không sân hận, không si mê) là nhân hạnh của những cõi trời Dục giới và Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) là nhân hạnh của những cõi trời Sắc giới. Tuy vậy, trong Kinh tạng Đức Phật còn dạy nhiều nhân hạnh khác nữa để được sinh cõi trời.

Ngoài Thập thiện nghiệp và Tứ vô lượng tâm còn nhiều nhân hạnh khác nữa để hình thành nên phước báo sinh về các cõi trời.

Ngoài Thập thiện nghiệp và Tứ vô lượng tâm còn nhiều nhân hạnh khác nữa để hình thành nên phước báo sinh về các cõi trời.

Thập thiện và lợi ích khi hành thập thiện

Kinh Tương ưng bộ (chương 11, phẩm 2, phần Chư thiên) ghi: “Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Trùng Các giảng đường. Rồi Mahàli, người Licchavi đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết Thiên chủ Sakka không?

- Này Mahàli, Ta biết Sakka và các pháp tác thành Sakka. Chính do chấp trì các pháp ấy Sakka được địa vị Thiên chủ. Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới túc. Thế nào là bảy cấm giới túc?

- Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng với cha mẹ. Cho đến trọn đời, tôi kính trọng các bậc gia trưởng. Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa. Cho đến trọn đời, tôi không nói hai lưỡi. Cho đến trọn đời, với tâm xa lìa cấu uế và xan tham, tôi sống với tâm bố thí; hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các nhu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí. Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật. Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ; nếu tôi phẫn nộ, sẽ mau chóng dẹp trừ.

- Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Thiên chủ”.

Như vậy, bảy cấm giới túc là nhân hạnh để Sakka được làm vua của cõi trời Đao-lợi (trời Ba mươi ba).

Kinh Tăng chi bộ (chương 11, phần Tùy niệm), Đức Phật dạy tín, giới, văn, thí, tuệ là những nhân hạnh được sinh về cõi trời: “Này Mahànàma, ông hãy tùy niệm Thiên: Có chư thiên cõi trời Bốn thiên vương, có chư thiên cõi trời Ba mươi ba, có chư thiên cõi trời Dạ-ma, có chư thiên cõi trời Ðâu-suất, có chư thiên cõi trời Hóa lạc, có chư thiên cõi trời Tha hóa tự tại, có chư thiên cõi trời Phạm chúng, có chư thiên cao hơn nữa.

- Ðầy đủ với lòng tin như vậy, chư thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũng có đầy đủ nơi ta.

- Ðầy đủ với giới như vậy, chư thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia, giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta.

- Ðầy đủ với nghe pháp (văn) như vậy, chư thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, đựợc sanh tại chỗ kia. Nghe pháp vậy cũng đầy đủ nơi ta.

- Ðầy đủ với thí như vậy, chư thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia, thí như vậy cũng có đầy đủ nơi ta.

- Ðầy đủ với tuệ như vậy, chư thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng có đầy đủ nơi ta.

- Trong khi vị ấy tùy niệm tín, giới, nghe pháp, thí và tuệ của tự mình và chư thiên ấy, trong khi ấy, tâm không bị tham ám ảnh, tâm không bị sân ám ảnh, không bị si ám ảnh; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ duyên chư Thiên... nhập được pháp lưu, tu tập chư thiên tùy niệm”.

Như vậy, tín, giới, văn, thí, tuệ là những phẩm hạnh để tác thành phước báo của chư thiên các cõi.

Đặc biệt, tu tập thiền định chứng đắc từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền là nhân hạnh chính yếu để sinh về các cõi trời Sắc giới. Căn bản của bốn thiền này là phát triển năm thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm) để đoạn trừ năm triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ).

Ngoài ra, tu tập Tứ không định là nhân hạnh sinh về cõi trời Vô sắc giới.

Tóm lại, ngoài Thập thiện nghiệp và Tứ vô lượng tâm còn nhiều nhân hạnh khác nữa để hình thành nên phước báo sinh về các cõi trời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm