Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 04/03/2024, 20:32 PM

Tu tập cũng như giữ thành

“Một thời, Đức Phật du hành nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

- Như Vương thành ở biên giới có 7 việc đầy đủ và 4 thứ lương thực sung túc dễ tìm không khó; do đó Vương thành không bị ngoại địch đánh phá, ngoại trừ tự phá hoại từ bên trong.

Những gì là bảy việc mà Vương thành ở biên giới có đầy đủ? Đó là: 1- Vương thành xây cất vọng gác, đắp đất cho chắc không thể phá vỡ. 2- Vương thành đào hào vét ao cho thật sâu rộng. 3- Đường giao thông xung quanh Vương thành được dọn dẹp cho bằng phẳng, rộng rãi. 4- Vương thành tập trung bốn binh quân: quân voi, quân ngựa, quân xe, quân bộ. 5- Vương thành dự bị binh khí, cung, tên, mâu, kích. 6- Vương thành lập vị Đại tướng trấn thủ, sáng suốt, thao lược, cơ trí, tháo vát, dũng mãnh, cương nghị, giỏi mưu chước. 7- Vương thành xây đắp tường cao cho thật kiên cố.

- Bốn thứ lương thực dễ tìm không khó là gì? Đó là: 1- Vương thành nước, cỏ, củi, gỗ có sẵn, có dự bị. 2- Vương thành thu nạp nhiều lúa gạo và chứa cất lúa mạch. 3- Vương thành chứa nhiều đậu niêm, đại đậu, tiểu đậu. 4- Vương thành chứa để dầu bơ, mật, mía đường, muối, cá, thịt khô, tất cả đầy đủ.

Như vậy, Vương thành ở biên giới 7 việc đầy đủ, 4 thứ lương thực sung túc, dễ tìm không khó, nên không bị ngoại địch đánh phá, chỉ trừ bên trong tự phá hoại.

Cũng vậy, nếu Thánh đệ tử cũng được 7 thiện pháp và 4 tăng thượng tâm, dễ được không khó, vì thế Thánh đệ tử không bị ma vương lung lạc, cũng không theo pháp ác bất thiện, không bị ô nhiễm bởi phiền não, không còn thọ sanh trở lại.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

- Bảy thiện pháp mà Thánh đệ tử có được là những gì? Đó là Thánh đệ tử có tín kiên cố, tin sâu nơi Như Lai, tín căn đã vững, trọn không tin theo Sa-môn, Phạm chí, ngoại đạo, cũng như Thiên ma, Phạm thiên, và các hạng thế gian khác.

Lại nữa, Thánh đệ tử thường thực hành tàm sỉ, điều đáng xấu hổ thì biết xấu hổ, xấu hổ pháp ác bất thiện, phiền não ô uế, là thứ khiến thọ các ác báo, gây nên gốc rễ sanh tử.

Lại nữa, Thánh đệ tử thường thực hành xấu thẹn, điều đáng xấu thẹn biết xấu thẹn, xấu thẹn pháp ác bất thiện, phiền não ô uế là thứ khiến thọ các ác báo, tạo gốc sanh tử.

Lại nữa, Thánh đệ tử thường thực hành tinh tiến, đoạn trừ các ác bất thiện pháp, tu các thiện pháp, luôn gắng sức bền chí, chuyên nhất kiên cố, làm các điều thiện, không bỏ phương tiện.

Lại nữa, Thánh đệ tử học rộng nghe nhiều, ghi nhớ không quên, tích lũy sự học rộng. Các pháp nào là toàn thiện ở khoảng đầu, toàn thiện ở khoảng giữa, toàn thiện ở khoảng cuối, có nghĩa có văn, thanh tịnh trọn đủ, phạm hạnh hiển hiện, học rộng nghe nhiều các pháp như vậy; học đến cả ngàn lần, chú ý chuyên tâm quán sát, thấy rõ hiểu sâu.

Lại nữa, Thánh đệ tử thường thực hành nơi niệm, thành tựu chánh niệm; những điều đã học tập từ lâu, đã từng nghe từ lâu, nhớ luôn không quên.

Lại nữa, Thánh đệ tử tu hành trí tuệ, quán sát pháp hưng suy. Do có trí như vậy, có thánh tuệ, có sự thấu hiểu, phân biệt rõ ràng, mà diệt tận hoàn toàn sự khổ.

- Những gì là bốn tăng thượng tâm, dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt được? Đó là Thánh đệ tử thành tựu và an trụ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.

Như vậy, Thánh đệ tử được bảy thiện pháp, đạt đến bốn tâm tăng thượng dễ được không khó, không bị ma vương lung lạc, cũng không theo pháp ác bất thiện, không bị nhiễm bởi nhiễm ô, không còn thọ sanh trở lại…”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Bảy pháp, kinh Thành dụ, số 3 [trích, lược])

Kinh Thành dụ, Đức Phật lấy hình ảnh một thành lũy trấn ải biên cương, nếu đầy đủ 7 việc và 4 thứ lương thực sung mãn thì có thể giữ thành vững chắc, không ai có thể tấn công và chiếm thành. Cũng như vậy, người tu mà có đầy đủ 7 thiện pháp và sung mãn 4 tâm tăng thượng thì ma vương không thể lung lạc, không theo pháp ác bất thiện, không bị ô nhiễm bởi phiền não, không còn thọ sanh trở lại.

Đức Phật xác quyết, người tu nhờ 7 pháp đầy đủ và thành tựu 4 tâm tăng thượng, cùng với nỗ lực minh sát về sự sinh diệt, vô thường, vô ngã của vạn pháp sẽ đoạn trừ hết phiền não, thành tựu giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Xem thêm